Một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật công nhận và bảo hộ đó chính là quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho các loại tài sản thuộc sở hữu của mình. Tuy nhiên có rất nhiều người chưa hiểu rõ về quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là gì?

 

1. Quyền định đoạt tài sản là gì?

Quyền định đoạt tài sản là quyền của chủ sở hữu tài sản để quyết định việc sử dụng chuyển nhượng, bán, cho thuê hoặc tặng tài sản mà không bị ai can thiệp hay ngăn cản. Quyền này được coi là một trong những quyền cơ bản của chủ sở hữu tài sản.

Quyền định đoạt tài sản cho phép chủ sở hữu tài sản thực hiện các hành động quản lý tài sản một cách độc lập và tự do và không bị phụ thuộc vào ý kiến hay sự cho phép của bất kỳ ai khác. Tuy nhiên việc sử dụng quyền này phải tuân thủ các quy định của pháp luật, tránh vi phạm quyền của người khác hoặc gây thiệt hại cho môi trường cộng đồng.

Các quyền định đoạt tài sản thường được ghi nhận và bảo vệ trong các văn bản pháp lý như hiến pháp, luật sở hữu tài sản và luật thương mại của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam quyền định đoạt tài sản được ghi nhận trong bộ luật dân sự 2015 và các văn bản luật liên quan.

 

 2. Những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền định đoạt tài sản

Quyền định đoạt tài sản là một trong những quyền cơ bản của chủ sở hữu tài sản và nó được quy định tại nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam bao gồm :

- Hiến pháp năm 2013, Điều 53 hiến pháp quy định "mọi người đều có quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu tài sản được đảm bảo không ai được xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác. Ngoại trừ trường hợp có quyền và lợi ích công cộng theo quy định của pháp luật"

- Luật sở hữu tài sản năm 2020 Điều 22 luật quy định "chủ sở hữu tài sản có quyền sử dụng quản lý và sửa chữa tài sản có quyền chuyển nhượng cho thuê, thế chấp, tặng hoặc bán tài sản của mình theo quy định của pháp luật"

- Bộ luật dân sự năm 2015 quy định tại điều 192 "quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản"

- Cũng tại Bộ Luật 2015 quy định về điều kiện thực hiện quyền định đoạt tài sản: "phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện, không trái quy định pháp luật. Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự đó"

- Điều 194 Bộ Luật 2015 quy định về quyền định đoạt của chủ sở hữu "chủ sở hữu có quyền bán trao đổi tặng cho vay để thừa kế từ bỏ quyền sở hữu tiêu dùng tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định luật khác phù hợp với quy định của pháp luật"

- Điều 195 bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu "người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật"

- Điều 196 bộ luật dân sự quy định về hạn chế quyền định đoạt: "Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp luật quy định khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử văn hóa. Theo quy định luật di sản thì nhà nước có quyền ưu tiên mua. Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định, theo quy định của pháp luật khi bán tài sản chủ sở hữu phải giành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó."

 

3. Một số đặc điểm của việc định đoạt tài sản

- Phân phối tài sản: mục đích chính của việc định đoạt tài sản là phân phối tài sản cho các bên liên quan như di sản để lại hoặc chia tài sản khi ly hôn, tách khỏi công ty

- Tính pháp lý: quá trình định đoạt tài sản được thực hiện dưới sự giám sát của pháp luật và cần tuân thủ các quy định và quy trình pháp lý

- Đa dạng tài sản: tài sản có thể bao gồm bất động sản, tài sản vật chất, tiền mặt, cổ phần, tài sản trí tuệ và nhiều loại tài sản khác

- Phân phối: khi một số bên không hài lòng với phân phối tài sản hoặc cho rằng nó bất công nó có thể chống lại kết quả định đoạt tài sản

- Thời gian và chi phí: việc định đoạt tài sản thường là quá trình kéo dài và có thể đòi hỏi chi phí lớn, đặc biệt khi có tranh chấp giữa các bên liên quan trong nhiều trường hợp việc định đoạt tài sản có thể là một quá trình phức tạp và đòi hỏi kiến thức pháp lý, kế toán chuyên môn. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ luật sư hoặc chuyên gia pháp lý có thể giúp đỡ trong việc giải quyết các tranh chấp và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan.

 

4. Vai trò của việc định đoạt tài sản

Định đoạt tài sản có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến phân phối tài sản của một cá nhân tổ chức vào doanh nghiệp cho các bên liên quan sau khi người sở hữu tài sản đã qua đời hoặc bị tịch thu.

- Phân phối tài sản công bằng: vai trò chính của định đoạt tài sản là phân phối tài sản cho các bên liên quan một cách công bằng theo đúng ý muốn hoặc quy định của người sở hữu tài sản.

- Đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan: qua việc định đoạt tài sản, các bên liên quan sẽ được đảm bảo quyền lợi của mình bao gồm quyền nhận được tài sản hoặc tiền bồi thường tương đương

- Phát hiện và giải quyết các tranh chấp: liên quan đến tài sản quá trình định đoạt  tài sản cũng giúp phát hiện và giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản giúp các bên liên quan giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả

- Tạo điều kiện cho sự phát triển về kinh tế: việc định đoạt tài sản góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế bằng cách đảm bảo quyền sở hữu và phân bố tài sản một cách công bằng hiệu quả

- Giảm thiểu các tranh chấp liên quan đến tài sản: nếu việc định luật tài sản được thực hiện đúng quy trình và pháp lý thì sẽ giảm thiểu các tranh chấp và xung đột liên quan đến tài sản trong tương lai.

 

 5. Năm một số câu hỏi củng cố

Câu 1: Quyền quyết định đối với tài sản như mua, bán, tặng, cho được gọi là?

A. Quyền định đoạt

B. Quyền khai thác

C. Quyền chiếm hữu

D. Quyền tranh chấp

Đáp án A

Câu 2: "Nhà nước...... quyền sở hữu hợp pháp của công dân'. Trong dấu ..... là cụm từ nào?

A. Công dân và chịu trách nhiệm

B. Bảo hộ và chịu trách nhiệm

C. Công nhận và đảm bảo

D. Công nhận và bảo hộ

Đáp án D

Câu 3: Quyền trực tiếp nắm giữ quản lý tài sản được gọi là?

A.  Quyền chiếm hữu

B. Quyền sử dụng

C. Quyền định đoạt

D. Quyền tranh chấp

Đáp án A

Câu 4: Ông A cho con trai thừa kế một mảnh đất đứng tên mình, ông A đã thực hiện quyền nào trong quyền sở hữu tài sản của công dân?

A. Quyền sử dụng

B. Quyền định đoạt

C. Quyền chiếm hữu

D. Quyền tranh chấp

Đáp án B

Câu 5: Quyền trực tiếp nắm giữ quản lý tài sản được gọi là?

A. Quyền chiếm hữu

B. Quyền sử dụng

C. Quyền định đoạt

D. Quyền tranh chấp

Đáp án A

Câu 6: Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản được gọi là?

A. Quyền sử dụng

B. Quyền định đoạt

C. Quyền chiếm hữu

D. Quyền tranh chấp

Đáp án A

Câu 7: Ông B là chủ tịch tập đoàn quản trị, ông trực tiếp nắm giữ số cổ phần và trực tiếp điều hành công ty. Ông B được thực hiện quyền sở hữu tài sản nào?

A. Quyền chiếm hữu

B. Quyền sử dụng

C. Quyền định đoạt

D. Cả A,B,C

Đáp án D

Câu 8: Quyền định đoạt tài sản như mua bán gọi là?

A. Quyền quyết định

B. Quyền khai thác

C. Quyền chiếm hữu

D. Quyền tranh chấp

Đáp án A

Trên đây là một số thông tin về quyền quyết định đối với tài sản luật Minh Khuê xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng bài viết trên là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi.