1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách "Bình luận Luật thi hành án hình sự năm 2019" do Thượng tướng Lê Quý Vương; Trung tướng Nguyễn Văn Sơn và Thạc sỹ Luật học Nguyễn Công Hồng đồng chủ biên.

 

2. Giới thiếu hình ảnh sách

Sách Bình luận Luật thi hành án hình sự năm 2019 -Thượng tướng Lê Quý Vương

Bình luận Luật thi hành án hình sự

Thượng tướng Lê Quý Vương; Trung tướng Nguyễn Văn Sơn và Thạc sỹ Luật học Nguyễn Công Hồng đồng chủ biên

Nhà xuất bản Lao Động

 

3. Tổng quan nội dung sách

Luật Thi hành án hình sự năm 2010 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày ngày 17/6/2010 tại Kỳ họp thứ 7, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Qua hơn 08 năm thi hành Luật Thi hành án hình sự năm 2010, công tác thi hành án hình sự đã được tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật và thực hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong giáo dục, cải tạo người phạm tội.

Bên cạnh kết quả đạt được, Luật Thi hành án hình sự năm 2010 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, một số quy định đã không còn phù hợp với tình hình thực tiễn; đặc biệt, từ năm 2013 đến nay, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp mới và nhiều bộ luật, luật có nội dung liên quan đến thi hành án hình sự nên các quy định của Luật Thi hành án hình sự hiện hành không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan. Trong tình hình hiện nay, việc sửa đổi Luật Thi hành án hình sự năm 2010 là yêu cầu cấp thiết.

Tại kỳ họp thứ 7 năm 2019, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Để giúp độc giả hiểu hơn về dự án Luật quan trọng này, nhóm Tác giả đã biên soạn cuốn “Bình luận Luật Thi hành án hình sự năm 2019”.

Trong cuốn sách này, các tác giả đã bình luận chi tiết, đầy đủ, khoa học, chuyên mâu theo từng điều, khoản, điểm của Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Ngoài giới thiệu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, cuốn sách được biên soạn, bình luận theo từng chương, mục, điều khoản, điểm, đoạn của Luật Thi hành án anh sự năm 2019, gồm:

Chương 1. Những quy định chung

Chương 2. Hệ thống tổ chức thi hành án hình sư, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án hình sự

Chương 3. Thi hành án phạt tù

Chương 4. Thi hành án tử hình

Chương 5. Thi hành án treo, án phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ

Chương 6. Thi hành án phạt cấm cư trú, quản chế

Chương 7. Thi hành án phạt trục xuất

Chương 8. Thi hành án phạt tước một số quyền công dân

Chương 9. Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

Chương 10. Thi hành biện pháp tư pháp

Chương 11. Thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Chương 12. Kiểm soát thi hành án hình sự

Chương 13. Bảo đảm điều kiện cho hoạt động thi hành án hình sự

Chương 14. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án hình sự

Chương 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước trong quản lý công tác thi hành án hình sự

Chương 16. Điều khoản thi hành

Dưới đây là trích dẫn nội dung tác giả bình luận trong cuốn sách để bạn đọc tham khảo:

Điều 45. Tái hòa nhập cộng đồng

1. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện. Nội dung chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng bao gồm:

a) Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý;

b) Định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm;

c) Hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.

2. Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhập cộng đồng bao gồm:

a) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp;

b) Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;

c) Nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác.

3. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tạo điều kiện, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng bằng các biện pháp sau đây:

a) Thông tin, truyền thông, giáo dục về tái hòa nhập cộng đồng;

b) Dạy nghề, giải quyết việc làm;

c) Trợ giúp về tâm lý và hỗ trợ các thủ tục pháp lý;

d) Các biện pháp hỗ trợ khác.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

BÌNH LUẬN ĐIỀU 45

Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị tái hòa nhập công đồng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù, được đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện. Nội dung chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng bao gồm: (i) Tư vấn tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý; (ii) Định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm; (iii) hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam.

Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tái hòa nhạp cộng đồng bao gồm: (i) Kinh phí do nhà  nước cấp; (ii) Quỹ hòa nhập cộng đồng của trại giam và các quỹ khác theo quy định của pháp luật; (iii) Nguồn đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 48. Chế độ ăn, ở đối với phạm nhân

1. Phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, muối, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, chất đốt. Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án, Chính phủ quy định cụ thể định mức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách và biến động giá cả thị trường. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để phạm nhân có thể ăn hết tiêu chuẩn.

2. Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định tại khoản 1 Điều này, phạm nhân được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không được quá 03 lần định lượng trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân.

3. Phạm nhân được bảo đảm ăn, uống hợp vệ sinh. Việc nấu ăn cho phạm nhân do phạm nhân đảm nhiệm dưới sự giám sát, kiểm tra của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.

Bếp ăn cho phạm nhân được cấp các dụng cụ cần thiết cho việc nấu ăn, đun nước uống và chia đồ ăn cho phạm nhân theo khẩu phần tiêu chuẩn.

4. Phạm nhân được ở theo buồng giam tập thể, trừ phạm nhân đang bị giam riêng theo quy định tại các điểm d, đ, e, g khoản 2 và khoản 3 Điều 30 của Luật này. Chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân là 02 m2. Đối với phạm nhân có con nhỏ ở cùng thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu là 03 m2.

BÌNH LUẬN ĐIỀU 48

Luật thi hành án hình sự năm 2019 đã quy định cụ thể và đầy đủ hơn chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân tại các điều: Điều 48. Chế độ ăn, ở đối với phạm nhân; Điều 49. Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân; Điều 50. Chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của phạm nhân; Điều 51. Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi; Điều 52. Chế độ gặp, nhận quà của phạm nhân; Điều 53. Thủ tục thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự; Điều 54. Chế độ liên lạc của phạm nhân; Điều 55. Chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân; Điều 56. Thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chế.

Theo Điều 48 của Luật này, phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt,c á, đường, muối, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, chất đốt. Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm những không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 05 lần tiêu chuản ăn ngày thường. Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án. Chính phủ quy định cụ thể định mức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế ngân sách và biến động giá cả thị trường. Giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam, Thủ rưởng cơ quan thi hành án hình sự công án cấp huyện có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để phạm nhân có thể ăn hết tiêu chuẩn.

Ngoài tiêu chuẩn ăn được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gaoh, rau xanh, thịt, cá, đường, muối, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt, chất đốt (Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm....

 

4. Đánh giá bạn đọc

Với mô tuýp chung của các cuốn sách bình luận khoa học, cuốn "Sách bình luận Luật thi hành án hình sự" do Trung tướng Lê Quý Vương và tập thể tác giả biên soạn đã trình bày và bình luận chi tiết từng điều luật, có so sánh với quy định trong Luật cữ giúp bạn đọc hiểu rõ tinh thần điều luật, thuận tiện trong tra cứu và áp dụng. Góp phần phổ biến quy định mới về thi hành án hình sự và thống nhất nhận thức, nâng cao hiệu quả thi hành Luật thi hành án hình sự 2019 trên thực tế.

Cuốn sách "Bình luận luật thi hành án hình sự" không chỉ có giá trị tham khảo về mặt khoa học pháp lý mà còn có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc, nhất là đối với người trực tiếp làm công tác thi hành án hình sự, người hành nghề tư vấn pháp lý và các giảng viên, học viên trong giảng dạy và học tập.

"Bình luận Luật thi hành án hình sự" do Trung tướng Lê Quý Vương và tập thể tác giả biên soạn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc nói chung, bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về luật thi hành án hình sự nói riêng. Cuốn sách được nhiều bạn đọc đánh giá hữu ích và hài lòng khi sở hữu nó. Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!

Thông tin thêm:

  • Sách Bình luận Luật thi hành án hình sự năm 2019 (Thượng tướng Lê Quý Vương) có giá bìa là 450.000 đồng.
  • Sách Bình luận Luật thi hành án hình sự năm 2019 (Thượng tướng Lê Quý Vương) xuất bản năm 2020.