1. Giới thiệu tác giả

Nghiệp vụ dành cho công chứng viên và cán bộ tư pháp hộ tịch - Hướng dẫn cấp bản sao chứng từ gốc, chứng thực bả sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch

Tác giả: Tăng Bình – Ái Phương hệ thống

Nhà xuất bản Hồng Đức

 

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Nghiệp vụ dành cho công chứng viên và cán bộ tư pháp hộ tịch - Hướng dẫn cấp bản sao chứng từ gốc, chứng thực bả sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch

Tác giả: Tăng Bình – Ái Phương hệ thống

Nhà xuất bản Hồng Đức

 

3. Tổng quan nội dung sách

Công chức Tư pháp – Hộ tịch là chức danh chuyên môn có trách nhiệm tham mưu, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ, các cán bộ cần có kiến thức chuyên sâu về pháp luật để tham mưu, tư vấn pháp luật liên quan đến quyền nhân thân và các kỹ năng đối thoại, xử lý các tình huống trong công tác hòa giả

Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ dành cho cán bộ Tư pháp – hộ tịch và công chứng viên, các Tác giả Tăng Bình và Ái Phương đã biên soạn cuốn sách: "Nghiệp vụ dành cho công chứng viên và cán bộ tư pháp hộ tịch - Hướng dẫn cấp bản sao chứng từ gốc, chứng thực bả sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch (Thông tư số: 01/2020/TT-BTP ngày 03-03-2020)" 

Nội dung cuốn sách gồm các phần như sau:

Phần thứ nhất. Nghiệp vụ tự kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật;

I. Tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã ban hành

1. Đối tượng, nguyên tắc, trách nhiệm tự kiểm tra văn bản QPPL, nội dung kiểm tra, các hình thức xử lý văn bản trái pháp luật

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người ban hành hành văn bản được kiểm tra

3. Những hành vi vi phạm pháp luật, xử lý trách nhiệm, công tác báo cáo

4. Quy trình tự kiểm tra văn bản QPPL

II. Rà soát, tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do hội đồng nhân dân, ủy ban dân xã ban hành

1. Một số vấn đề chung về rà soát văn bản QPPL

2. Rà soát văn bản QPPL

3. Tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn

Phần thứ hai. Kỹ năng soạn thảo một số văn bản hành chính thông dụng;

I. Khái quát về văn bản hành chính và vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch trong công tác soạn thảo văn bản

II. Một số yêu cầu về soạn thảo văn bản hành chính

III. Về bố cục của một số văn bản thông dụng

IV. Hướng dẫn soạn thảo, ký ban hành văn bản hành chính

V. Quản lý văn bản

VI. Lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan

VII. Quản lý, sử dụng con dấu và thiết bị lưu khóa bí mật trong công tác văn thư

Phần thứ ba. Nghiệp vụ và kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật;

I. Nghiệp vụ phổ biến pháp luật trực tiếp

II. Nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật

III. Nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua câu lạc bộ pháp luật

Phần thứ tư. Nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở;

Phần thứ năm. Nghiệp vụ đăng ký, thay đổi và quản lý hộ tịch;

Phần thứ sáu. Những quy định pháp lý liên quan đến giao dịch về tài sản, đất đai, nhà ở;

Phần thứ bảy. Những quy định pháp lý về hợp đồng ủy quyền

Phần thứ tám. Một số quy định pháp lý về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật và thanh toán, phân chia di sản;

Phần thứ chín. Nghiệp vụ cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;

Phần thứ mười. Nghiệp vụ công chứng hợp đồng, giao dịch.

Luật Minh Khuê trích dẫn dưới đây một số quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản theo hướng dẫn tại Thông tư 01/2020/TT-BTP để bạn đọc tham khảo:

Điều 10. Bản sao từ bản chính

Bản sao từ bản chính để chứng thực phải gồm đầy đủ số trang có thông tin của bản chính.

Ví dụ: chứng thực bản sao từ bản chính sổ hộ khẩu thì phải chụp đầy đủ trang bìa và các trang của sổ đã ghi thông tin về các thành viên có tên trong sổ; chứng thực hộ chiếu thì phải chụp cả trang bìa và toàn bộ các trang của hộ chiếu có ghi thông tin.

Điều 11. Trách nhiệm của người thực hiện chứng thực, người tiếp nhận hồ sơ khi chứng thực bản sao từ bản chính

1. Người thực hiện chứng thực (đối với trường hợp người thực hiện chứng thực tiếp nhận hồ sơ), người tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và bảo đảm chỉ thực hiện chứng thực bản sao sau khi đã đối chiếu đúng với bản chính.

2. Nếu phát hiện bản chính thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 22 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì cơ quan thực hiện chứng thực từ chối tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp người yêu cầu chứng thực sử dụng bản chính bị tẩy xóa, thêm bớt, làm sai lệch nội dung, sử dụng giấy tờ giả hoặc bản sao có nội dung không đúng với bản chính thì người tiếp nhận, giải quyết hồ sơ lập biên bản vi phạm, giữ lại hồ sơ để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.

Điều 12. Chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài

Khi chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài, nếu người tiếp nhận hồ sơ, người thực hiện chứng thực không hiểu rõ nội dung của giấy tờ, văn bản thì đề nghị người yêu cầu chứng thực nộp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt của giấy tờ, văn bản. Bản dịch ra tiếng Việt không phải công chứng hoặc chứng thực chữ ký người dịch, nhưng người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.

Điều 13. Cách thức chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản

1. Lời chứng phải ghi ngay phía dưới chữ ký được chứng thực hoặc trang liền sau của trang giấy tờ, văn bản có chữ ký được chứng thực. Trường hợp lời chứng được ghi tại tờ liền sau của trang có chữ ký thì phải đóng dấu giáp lai giữa giấy tờ, văn bản chứng thực chữ ký và trang ghi lời chứng.

2. Trường hợp giấy tờ, văn bản có nhiều người ký thì phải chứng thực chữ ký của tất cả những người đã ký trong giấy tờ, văn bản đó.

Điều 14. Chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP

1. Việc ủy quyền theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền.

2. Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này, việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;

b) Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;

c) Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;

d) Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.

3. Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Điều 15. Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân

1. Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.

2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.

 

4. Đánh giá bạn đọc

Nội dung cuốn sách là tập hợp các văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn về nghiệp vụ dành cho công chứng viên và cán bộ tư pháp hộ tịch và hướng dẫn cấp bản sao chứng từ gốc, chứng thực bả sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch mới nhất nhưng đã được các tác giả tách nhỏ vấn đề và trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu phục vụ nhu cầu tra cứu và áp dụng trên thực tế đối với bạn đọc, đặc biệt có giá trị đối với công chứng viên và cán bộ tư pháp hộ tịch.

Nội dung cuốn sách trình bày các quy định pháp luật, không có phần phân tích, bình giải chuyên sâu. Cuốn sách trình bày toàn văn các văn bản pháp luật quy định công chứng, chứng thực, xác định hiệu lực pháp lý văn bản.... nói chung tất cả những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động hành nghề của công chứng viên và công tác của công chức tư pháp hộ tịch, giúp người đọc thuận tiện tra cứu và áp dụng, tiết kiệm nhiều thời gian.

Bạn đọc là người đang tham gia vào các giao dịch này cũng có thể lựa chọn cuốn sách "Nghiệp vụ dành cho công chứng viên và cán bộ tư pháp hộ tịch - Hướng dẫn cấp bản sao chứng từ gốc, chứng thực bả sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch" để tìm hiểu các quy định pháp lý, chủ động nắm bắt để hạn chế rủi ro khi tiến hành trên thực tế.

Cũng cần nói thêm rằng, cuốn sách được các tác giả hệ thống vào năm 2020, cũng đã trình bày những quy định pháp luật hướng dẫn về nghiệp vụ đối với công chứng viên và công chức tư pháp hộ tịch mới nhất song theo thời gian, cùng với sự vận động của thực tiễn, những quy định này sẽ được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Do đo, khi sử dụng cuốn sách để tra cứu bạn đọc lưu ý kiểm tra lại hiệu lực của quy định được dẫn chiếu một lần nữa để đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng quy định.

Cuốn sách "Nghiệp vụ dành cho công chứng viên và cán bộ tư pháp hộ tịch - Hướng dẫn cấp bản sao chứng từ gốc, chứng thực bả sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch" có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc, phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm hiểu pháp luật về đất đai, nhà ở đối với mọi đối tượng quan tâm tới lĩnh vực pháp lý này.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! 

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật Miễn Phí Online 24/241900.6162 của Luật Minh Khuê, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!

Thông tin thêm: 

  • Sách Nghiệp vụ dành cho công chứng viên và cán bộ tư pháp hộ tịch - Hướng dẫn cấp bản sao chứng từ gốc, chứng thực bả sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch có giá bìa là 395.000 đồng.
  • Sách Nghiệp vụ dành cho công chứng viên và cán bộ tư pháp hộ tịch - Hướng dẫn cấp bản sao chứng từ gốc, chứng thực bả sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch xuất bản năm 2020.