1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách chuyên khảo "Trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự" (tái bản lần thứ nhất có sửa chữa bổ sung" được biên soạn bởi PGS.TS. Trịnh Tiến Việt.

 

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Cuốn sách chuyên khảo Trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự (tái bản lần thứ nhất có sửa chữa bổ sung)

Tác giả: PGS.TS. Trịnh Tiến Việt

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật

3. Tổng quan nội dung sách

Trong tiến trình đổi mới đất nước, cùng với việc đổi mới về Linh tế, văn hóa, giáo dục, cải cách hành chính, thì cải cách tư pháp cũng là một đòi hỏi khách quan, cấp thiết và mang tính quy luật để có thể thích ứng với những đổi mới về văn hóa, kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị, cũng như phòng, chống tội phạ Vì vậy, vấn đề này đã chính thức được đặt ra tại các đại hội của Đảng, đồng thời đã được ghi nhận trong một số văn bản của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cụ thể hóa điều này, đòi hỏi hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật hình sự nói riêng phải ngày càng hoàn thiện và thực sự là công cụ hữu hiệu của Nhà nước ta để bảo vệ một cách tối đa, đầy đủ nhất các quyền của con người và của công dân, các lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức. Do đó, trước yêu cầu mới của đất nước và trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, hòa nhập với xu thế toàn cầu hóa, đòi hỏi chúng ta phải có các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm hữu hiệu và hiệu quả mà một trong c pháp rất quan trọng là từng bước hoàn thiện hệ thốn luật hình sự.

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm đã thể hiện bước phát triển quan trọng trong chính - hình sự của Nhà nước, có nhiều điểm mới tiến bộ tron duy lập pháp hình sự, thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, các lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như nâng cao tính minh bạch, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa Bộ luật Hình sự với một số đạo luật khác.

Nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến giúp Nhân dân nâng cao nhận thức và hiểu đúng về trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự, đồng thời, phục vụ các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án trong thực tiễn áp dụng quy địnhcủa Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 được chính xác, có căn cứ và đúng pháp luật về vấn đề nhiệm hình sự, góp phần thực hiện hiệu quả “Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030” ban hành theo Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản cuốn sách "Trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự" do PGS.TS.Trịnh Tiến Việt, Phó chủ nhiệm Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn. 

Cuốn sách được biên soạn gồm 3 chương chính:

Chương I: Trách nhiệm hình sự

I. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hình sự và mối liên hệ giữa tội phạm và trách nhiệm hình sự

II. Các hình thức biểu hiện đặc trưng của trách nhiệm hình sự

III. Cơ sở của trách nhiệm hình sự

IV. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

V. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

VI. Miễn trách nhiệm hình sự

VII. Trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác

VIII. Hình phạt

IX Miễn hình phạt

X. Biện pháp tư pháp

Chương II: Loại trừ trách nhiệm hình sự

I. Khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm của loại trừ trách nhiệm hình sự

II. Hệ thống những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

Chương III: Xu hướng phát triển và những kiến nghị hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự.

Tác giả biên soạn và ấn hành cuốn sách này lần đầu vào năm 2019. Trong lần tái bản này, tác giả tiếp tục cập nhật, sửa đổi, bổ sung thêm các tri thức mới nhất về trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự, qua đó, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn và nhu cầu hoàn thiện thể chế, trong đó hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trước yêu cầu tiến tục cải cách tư pháp sau năm 2020 và Chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn sách phân tích những vấn đề về nội dung của trách nhiệm hình sự với các hình thức đặc trưng cơ bản , cũng như việc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với cá nhân trong Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 trên cơ sở tổng kết những tri thức khoa học luật hình sự, thực tiễn áp dụng và kinh nghiệm lập pháp hình sự một số nước trên thế giới để lý giải, qua đó đưa ra xu hướng phát triển của pháp luật hình sự nước ta về hai chế định này và những kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các quy định tương ứng đó trước yêu cầu mới của đất nước theo hướng tuân thủ các nguyên tắc nhân đạo, phân hóa trách nhiệm hình sự và yêu cầu kiểm soát, phòng ngừa tội phạm.

Cuốn sách này là tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu, phân tích chính sách, sinh viên, học viên trong cơ sở đào tạo pháp luật để có được những kiến thức cơ bản về trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự từ đó hình thành các kỹ năng về nghiên cứu, phân tích chính sách có liên quan đến trách nhiệm hình sự.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách chuyên khảo "Trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự". của PGS.TS. Trịnh Tiến Việt.

Luật Minh Khuê trích dẫn dưới đây 07 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 để bạn đọc tham khảo:

Chương IV Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định 07 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, bao gồm:

Thứ nhất, sự kiện bất ngờ (Điều 20)

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21)

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ ba, phòng vệ chính đáng (Điều 22)

- Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Thứ tư, tình thế cấp thiết (Điều 23)

- Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

- Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ năm, gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24)

- Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

- Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ sáu, rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ (Điều 25)

- Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.

- Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Thứ bảy, thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên (Điều 26)

- Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.  Có một điểm khác biệt ở trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự ở đây, là người thực hiện hành vi gây thiệt hại này sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên, đối với người ra mệnh lệnh nói trên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

- Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Phạm tội “Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược” trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên.

+ Phạm tội “Chống loài người” trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên.

+ Phạm tội “Tội phạm chiến tranh” trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên.

Như vậy, trong 07 trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự của BLHS năm 2015 thì có 04 trường hợp được kế thừa của BLHS năm 1999 là sự kiện bất ngờ, tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiêt và có 03 trường hợp mới được ghi nhận là gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội, rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ, thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc cấp trên. Việc quy định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự mới, thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.