Mục lục bài viết
1. Giới thiệu tác giả
Cuốn sách "Nhà ở xã hội - Kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại Việt Nam" được biên soạn bởi TS.KTS. Ngô Lê Minh.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Nhà ở xã hội - Kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại Việt Nam
Tác giả: TS.KTS. Ngô Lê Minh
Nhà xuất bản Xây dựng
3. Tổng quan nội dung sách
Theo quy định của Luật nhà ở năm 2014 thì một trong những đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội đó là người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp, người có thu nhập thấp. Có thể thấy rằng, công nhân ở Việt Nam thuộc diện đối tượng hưởng chính sách về nhà ở.
Về mặt thực tiễn, trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp được hình thành và phát triển đã và đang đóng góp nhất định vào sự tăng trưởng kinh tế chung. Trong xu thế đó, người lao động tại các vùng quê có xu hướng di chuyển về các khu đô thị, tỉnh thành có khu công nghiệp, khu chế xuất để tìm kiếm cơ hội việc làm nhằm có thu nhập để trang trải và cải thiện mức sống cho gia đình. Kéo theo đó, vấn đề về nhà ở đối với công nhân cũng được đặt ra khi chi phí thuê nhà ở cùng các chi phí cho nhu cầu thiết yếu đã gần như chiếm trọn thu nhập ít ỏi của nhóm đối tượng này. Trong quy hoạch tổng thể phát triển đô thị đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ và lãnh đạo các thành phố lớn đặc biệt chú trọng phát triển nhiều loại hình nhà ở trong đó có nhà ở xã hội cho công nhân. Xã hội hóa nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp - khu chế xuất nhằm giúp cho hàng ngàn gia đình công nhân và người lao động được an cư, yên tâm lao động, nâng cao mức sống, góp phần ổn định xã hội.
Chính vì vậy, nghiên cứu phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại Việt Nam là vấn đề rất thực tiễn và được nhiều bạn đọc quan tâm. Đáp ứng như cầu thực tiễn đó, TS.KTS. Ngô Lê Minh đã biên soạn cuốn sách "Nhà ở xã hội - Kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại Việt Nam".
Cuốn sách này là công trình nghiên cứu công phu của tác giả về lĩnh vực Nhà ở xã hội tại Việt Nam sau khi cuốn sách về Nhà ở cao tầng xuất bản năm 2014 đã được bạn đọc nhiệt tình đón nhận.
Cuốn sách "Nhà ở xã hội - Kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại Việt Nam" được tác giả biên soạn với cấu trúc gồm 5 chương. Nội dung tổng quan như sau:
Chương 1. Trình bày ý nghĩa và những đặc điểm chung, sơ lược bối cảnh lịch sử và các giai đoạn phát triển của nhà ở xã hội, thông quan tổng quan nghiên cứu và xu hướng phát triển mới cho nhà ở xã hội, đánh giá tình hình chính sách và xây dựng nhà ở xã hội tại Việt Nam.
Chương 2. Tìm hiểu về kinh nghiệm xây dựng nhà ở xã hội của các nước trên thế giới, từ châu Mỹ, tới châu Âu, châu Á, và đặc biệt tại Trung QUốc một nước có kiến trúc phong phú, đa dạng, gần gũi với Việt Nam. Những bài học kinh nghiệm về xây dựng nhà ở xã hội tại Việt Nam với sự tham gia của cộng đồng và sự hỗ trợ của các nhà đầu tư, từ đó tác giả chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong xây dựng mô hình nhà ở xã hội tại VIệt Nam.
Chương 3. Giới thiệu với bạn đọc các tiêu chí xác định, tiêu chuẩn thiết kế, quy phạm liên quan đến nhà ở xã hội tại Việt Nam, cụ thể gồm có văn bản pháp lý, các tiêu chuẩn và các yếu tố văn hoám phong tục, tập quán, nguyện vọng... của người lao động tác động đến việc xác định quỹ đất và xây dựng mô hình nhà ở xã hội.
Chương 4. Giới thiệu tình hình xây dựng Nhà ở xã hội cho công nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra các mô hình nhà ở xã hội cho công nhân các khu công nghiệp - khu chế xuất tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cụ thể về các vấn đề quy hoạch, kiến trúc, quản lý và cơ chế vận hành. ĐỒng thời, sách cũng giới thiệu các mô hình đầu tư quản lý và vận hành nhà ở xã hội, phân tích đánh gái sự khác biệt giữa các mô hình để bạn đọc có cái nhìn tổng quan về các mô hình mà tác giả đề xuất.
Chương 5. Tác giả đưa ra những hướng dẫn thiết ké quy hoạch và kiến trúc nhà ở trong các khu ở công nhân các khu công nghiệp - khu chế xuất đảm bảo thích ứng khí hậu môi trường tại Việt Nam. Sản phẩm thiết kế mẫu ở phần cuối chương là những thiết kế điển hình nhà ở xã hội cho công nhân, giúp các đồng nghiệp và sinh viên kiến trúc có thể tham khảo khi thiết kế loại hình nhà ở đặc thù này.
4. Đánh giá bạn đọc
Hiểu được đặc điểm và nhu cầu của công nhân là cơ sở khoa học để tổ chức nhà ở cho công nhân. Nội dung cuốn sách không chỉ phục vụ hữu ích cho kiến trúc sư, nhà quy hoạch và thiết kế đô thị mà còn cho các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành kiến trúc - quy hoạch đô thị cũng như các nhà quản lý đô thị và các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực nhà ở xã hội tại các khu công nghiệp - khu chế xuất Việt Nam.
5. Kết luận
Trên đây là tổng quan nội dung cuốn sách "Nhà ở xã hội - Kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại Việt Nam". Hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc lựa chọn sách hiệu quả. Chúng tôi thường xuyên cập nhật và giới thiệu những cuốn sách hay và hữu ích trong chuyên mục "Sách luật", rất mong sẽ nhận được sự quan tâm và theo dõi của bạn đọc nhiều hơn nữa.
Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách "Nhà ở xã hội - Kinh nghiệm phát triển nhà ở xã hội cho công nhân tại Việt Nam".
So sánh Nhà ở xã hội, nhà ở công cộng và nhà ở giá rẻ
Tiêu chí | Nhà ở xã hội | Nhà ở công cộng | Nhà ở giá rẻ |
Giá cả | Rẻ hơn so với giá nhà ở thương mại, được trợ giá từ Chính phủ hoặc các tổ chức phi lợi nhuận để giảm giá thành | Chủ yếu cho thuê hoặc ở miễn phí | Rẻ, phù hợp túi tiền đại đa số người có nhu cầu ở |
Đối tượng sở hữu | Nhà nước, tổ chức phi lợi nhuận, kết hợp giữa nhà nước và tổ chức phi lợi nhuận | Nhà nước | - Nhà nước - Tổ chức phi lợi nhuân - Kết hợp giữa nhà nước và tổ chức phi lợi nhuận - Tư nhân |
Hình thức sử dụng | - Cho thuê - Cho ở miễn phí - Bán | - Cho thuê - Cấp miễn phí | - Bán - Cho thuê |
Đặc điểm | - Bán cho các đối tượng không đủ khả năng mua nhà - Điều tiết, giải quyết các vấn đề xã hội của đô thị | - Làm nhà ở cho người vô gia cư - Cấp miễn phí cho các đối tượng chính sách - Điều tiết, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đô thị | - Được xây dựng nhắm vào số đông người có nhu cầu và phù hợp với tháp thu nhập của người dân để bán - Thu lợi nhuận |
Tuy nhiên, trên thực tế, không có ranh giới rõ ràng cho sự khác biệt giữa các khái niệm này, đặc biệt là khi đối chiếu quốc gia này với quốc gia khác. Ví dụ, tại Singapore, khái niệm "nhà ở công cộng" bao hàm nhà ở được bán cho toàn người lao động hưởng lương và đống quỹ phát triển, có thể tương đương với khái niệm "nhà ở phù hợp khả năng chi trả" tại Mỹ và nhiều quốc gia khác.
Ở Việt Nam, Nhà ở xã hội là nhà ở được sự hỗ trợ của Chính phủ (thông qua hỗ trợ đất đai, tài chính) để có sản phẩm gái rẻ cho người lao động mua, thuê và thuê mua, tách biệt với nhà ở thương mại (hoàn toàn vận hành theo cơ chế thị trường).
Ý nghĩa của nhà ở xã hội
Thứ nhất, về ặt ý nghĩa nhà ở xã hội trước tiên bảo đảm sự an cư cho người dân. Nhà ở xã hội là một vấn đề dân sinh quan trọng, góp phần cải thiện điều kiện sống của cư dân đô thị có nhu cầu thấp và trung bình thấp, góp phần thúc đẩy sự hòa hợp và ổn định trong xã hội, tạo sự công bằng dân chủ trong đời sống người dân đô thị. Điều kiện quan trọng nhất là kiểm soát sử dụng hiệu quả nhất vốn đầu tư vào hệ thống nhà ở xã hội. Từ ý nghĩa này, tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
Thứ hai, việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án Nhà ở xã hội sẽ tác động tích cực đến các ngành sản xuất công nghiệp liên quan, góp phần định hướng phát triển ngành công nghiệp. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia, việc đầu tư ngân sách xây dựng mới nhà ở xã hội thúc đẩy đầu tư địa phương, kéo sản lượng théo và xi măng tiêu thụ lên rất nhiều. Đồng thời, các đô thị có điều kiện giải phóng các khu nhà xuống cấp cũ nát và chuyển sang cho các dự án cơ sở hạ tầng mới hiện đại.
Thứ ba, kích thích tiêu dùng. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhà ở xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường hàng hóa tiêu dùng. Người dân tại các khu đô thị mới, hay các khu ở ngoại thành được hưởng chính sách tái thiết nông thôn, giải pháp cải thiện môi trường sống và điều kienj hưởng trực tiếp hàng hóa chất lượng tốt hơn. Đặc biệt là mở rộng thị trường tiêu thụ tới những người thu nhập thấp.
Thứ tư, quy mô, số lượng nhà ở xã hội tùy thuộc nhu cầu thuê và thuê mua của các đối tượng sinh sống trên địa bàn, phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Ở Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: phê duyệt và công bố kế hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển nhà ở xã hội, xác định cụ thể loại nhà ở, nhu cầu về diện tích nhà ở, cơ cấu căn hộ dành để cho thuê, cho thuê mua, cân đối cụ thể với các nguồn vốn đầu tư và cơ chế khuyến khích để kê gọi đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội.
Đối tượng và điều kiện được hưởng sự hỗ trợ về nhà ở xã hội
Đối tượng được hưởng sự hỗ trợ cề nhà ở xã hội được quy định tại Điều 49 Luật nhà ở năm 2014, điều kiện được hưởng chính sách về nhà ở xã hội được quy định tại Điều 51 Luật nhà ở năm 2014 và được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP.