Mục lục bài viết
1. Giới thiệu tác giả
Cuốn sách "Thuật ngữ pháp lý tố tụng hình sự" được biên soạn bởi tập thể tác giả gồm:
1. PGS.TS.GVCC.Phan Trung Hiền làm chủ biên
2. ThS. Mạc Giang Châu
3. ThS. Nguyễn Chí Hiếu
4. ThS. Trần Hồng Ca
5. ThS. Cao Thanh Thủy
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Thuật ngữ pháp lý tố tụng hình sự
Tác giả: PGS.TS.GVCC. Phan Trung Hiền (chủ biên)
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật
3. Tổng quan nội dung sách
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018 quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ , quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cuẩ người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và áp dụng pháp luật, cung cấp cho bạn đọc những thông tin kiến thức cơ bản về pháp luật tố tụng hình sự. Tập thể tác giả do PGS.TS. GVCC. Phan Trung Hiền làm chủ biên đã biên soạn cuốn sách "Thuật ngữ pháp lý tố tụng hình sự". Nội dung cuôn sách đã được các tác giả trình bày, phân tích và giải thích rõ 190 thuật ngữ pháp lý được sử dụng trong tố tụng hình sự.
Cụ thể danh sách thuật ngữ pháp lý được làm rõ trong cuốn sách gồm:
1. Áp giải | 64. Hỏi cung bị can | 126. Phong tỏa tài khoản |
2. Bản án | 65. Hội đồng giám đốc thẩm | 127. Quyền bào chữa |
3. Bản cáo trạng | 66. Hội đồng tái thẩm | 128. Quyền được nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp |
4. Bản kết luận điều tra | 67. Hội đồng xét xử | 129. Quyền khiếu nại |
5. Bản tự khai | 68. Hủy bản án | 130. Quyền nhờ người bào chữa |
6. Bảo lĩnh | 69. Kê biên tài sản | 131. Quyền tố cáo |
7. Bảo quản vật chứng | 70. Kết luận định giá tài sản | 132. Quyền tự bào chữa |
8. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam | 71. Kết luận giám định | 133. Quyết định đình chỉ điều tra |
9. Bắt người | 72. Kết quả thực hiện hợp tác quốc tế | 134. Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm |
10. Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp | 73. Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp | 135. Quyết định đình chỉ vụ án |
11, Bắt người bị yêu cầu dẫn độ | 74. Kết tội | 136. Quyết định đưa vụ án ra xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm) |
12. Bắt người đang bị truy nã | 75. Khám nghiệm hiện trường | 137. Quyết định phục hồi điều tra |
13. Bắt người phạm tội quả tang | 76. Khám nghiệm tử thi | 138. Quyết định phục hồi vụ án |
14. Bị can | 77. Khám xét | 139. Quyết định tạm đình chỉ điều tra |
15. Bị cáo | 78. Kháng cáo | 140. Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố |
16. Bị đơn dân sự | 79. Kháng nghị giám đốc thẩm | 141. Quyết định tạm đình chỉ vụ án |
17. Bị hại | 80. Kháng nghị phúc thẩm | 142. Quyết định truy tố (theo thủ tục rút gọn) |
18. Biên bản | 81. Kháng nghị tái thẩm | 143. Rút kháng cáo, kháng nghị |
19. Biên bản điều tra | 82. Khởi tố bị can | 144. Rút quyết định truy tố (rút bản cáo trạng) |
20. Biên bản nghị án | 83. Kiểm sát | 145. Rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự (đối với vụ án khởi tố theo yêu cầu bị hại) |
21. Biên bản phiên tòa | 84. Kiểm tra chứng cưs | 146. Suy đoán vô tội |
22. Biện pháp cưỡng chế | 85. Kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố | 147. Sử dụng chứng cứ |
23. Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt | 86. Kiến nghị khởi tố | 148. Sửa bản án |
24. Biện pháp ngăn chặn | 87. Lấy lời khai | 149. Sửa chữa bổ sung bản án |
25. Buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án | 88. Lời khai | 150. Tách vụ án |
26. Cấm đi khỏi nơi cư trú | 89. Lời trình bày | 151. Tái thẩm |
27. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự | 90. Luận tội | 152. Tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm |
28. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự | 91. Nghe điện thoại bí mật | 153. Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân thương mại liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại |
29. Chỉ định người bào chữa | 92. Nghị án | 154. Tạm giam |
30. Chuẩn bị xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm) | 93. Nguồn chứng cứ | 155. Tạm giữ |
31. Chuyển vụ án | 94. Nguyên đơn dân sự | 156. Tạm hoãn xuất cảnh |
32. Chứng cứ | 157. Tạm ngừng phiên tòa | |
33. Chứng minh | 95. Người bào chữa | 158. Thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị |
34. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra | 96. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự | 159. Thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng |
35. Cơ quan tiến hành tố tụng | 97. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị, khởi tố | 160. Thay đổi người tham gia tố tụng |
36. Dẫn độ | 98. Người bị bắt | 161. Thu thập bí mật dữ liệu điện tử |
37. Dẫn giải | 99. Người bị buộc tội | 162. Thu thập chứng cứ |
38. Dấu hiệu tội phạm | 100. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp | 163. Thủ tục rút gọn |
39. Dữ liệu điện tử | 101. Người bị kết án | 164. Thực hành quyền công tố |
40. Đánh giá chứng cứ | 102. Người bị oan | 165. Thực nghiệm điều tra |
41. Đăng ký bào chữa | 103. Người bị tạm giữ | 166. Tiếp nhận nguồn tin về tội phạm |
42. Đặt tiền để bảo đảm | 104. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố | 167. Tin báo về tội phạm |
43. Đầu thú | 105. Người chứng kiến | 168. Tố giác về tội phạm |
44. Điều tra bổ sung | 106. Người có quyền kháng cáo | 169. Tranh luận |
45. Điều tra lại | 107. Người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tố tụng tư pháp | 170. Trung tụng |
46. Định giá tài sản | 108. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng | 171. Truy nã |
47. Đình nã | 109. Người đại diện | 172. Truy tố |
48. Đối chất | 110. Người định giá tài sản | 173. Trung cầu giám định |
49. Đương sự |
111. Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra |
174. Tuyên án |
50. Ghi âm bí mật | 112. Người giám định | 175. Từ chối dẫn độ |
51. Ghi hình bí mật | 113. Người làm chứng | 176. Tự thú |
52. Giai đoạn điều tra | 114. Người phiên dịch, người dịch thuật | 177. Ủy thác điều tra |
53. Giai đoạn khởi tố | 115. Người tham gia tố tụng | 178. Văn bản tố tụng |
54. Giai đoạn thi hành án | 116. Người tiến hành tố tụng | 179. Vật chứng |
55. Giai đoạn truy tố | 117. Người tố cáo | 180. Xác định sự thật vụ án |
56. Giai đoạn xét xử | 118. Người tố giác, chủ thể báo tin, chủ thể kiến nghị khởi tố | 181. Xem xét dấu vết trên thân thể |
57. Giải quyết nguồn tin về tội phạm | 119. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án | 182. Xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao |
58. Giám định | 120. Nhận biết giọng nói | 183. Xét hỏi |
59. Giám đốc thẩm | 121. Nhận dạng | 184. Xét xử phúc thẩm |
60. Giấy triệu tập | 122. Nhập vụ án | 185. Xét xử sơ thẩm |
61. Giới hạn xét xử | 123. Phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm | 186. Xử lý vật chứng |
62. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp | 124. Phạm vi xét xử phúc thẩm | 187. Yêu cầu điều tra bổ sung |
3. HOãn phiên tòa (sơ thẩm, phúc thẩm) | 125. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự (sơ thẩm, phúc thẩm) | 188. Yêu cầu định giá tài sản |
189. Yêu cầu giám định | ||
190. Yêu cầu khỏi tố vụ án hình sự (đối với vụ án bị khởi tố theo yêu cầu của bị hại) |
4. Đánh giá bạn đọc
So với từ điển pháp lý thì cuốn sách "Thuật ngữ pháp lý tố tụng hình sự" trình bày và giải thích chuyên sâu hơn các thuật ngữ pháp lý trong tố tụng hình sự. Giúp người đọc khi tiếp cận với mỗi thuật ngữ không chỉ hiểu về nghĩa mà còn hiểu cả về các vấn đề pháp lý liên quan hay tính chất, đặc điểm, ý nghĩa của thuật ngữ pháp lý đó.
Tựa đề cuốn sách thì khiến chúng ta tưởng rằng chỉ đơn thuần luận giải nghĩa của thuật ngữ pháp lý như cuốn từ điển nhưng nội dung mà các tác giả biên soạn và truyền đạt lại như một cuốn cẩm nang tóm gọn các vấn đề pháp lý căn bản xoay quanh 190 thuật ngữ pháp lý cơ bản, quan trọng trong tố tụng hình sự.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích trong công tác đối với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng hình sự.
Đối với sinh viên, học viên đang tham gia đào tạo ngành luật, đặc biệt là chuyên ngành tố tụng hình sự mà nói thì cuốn sách này thật sự sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian để đọc các quy định pháp luật mà chắt lọc được những vấn đề căn bản cần lưu ý về các thuật ngữ pháp lý này. Cuốn sách cũng rất hữu ích đối với những bạn đọc quan tâm có nhu cầu tìm hiểu về pháp luật tố tụng hình sự. Nắm được ngữ nghĩa, bản chất, nội dung và ý nghĩa của 190 thuật ngữ pháp lý căn bản này cũng đã giúp bạn hiểu biết rất nhiều về pháp luật tố tụng hình sự.
5. Kết luận
Trên đây là chia sẻ tổng quan của chúng tôi về nội dung cuốn sách "Thuật ngữ pháp lý tố tụng hình sự" do PGS.TS.GVCC. Phan Trung Hiền chủ biên.
Cuốn sách được biên soạn công phu, tỉ mỉ, cách thức trình bày khoa học, đơn giản rất thuận tiện cho việc tra cứu của người đọc.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với việc lựa chọn sách của bạn đọc. Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật và giới thiệu những cuốn sách hay và hữu ích trong chuyên mục "Sách luật". Rất mong sẽ nhận được sự quan tâm, theo dõi của bạn đọc hơn nữa. Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách "Thuật ngữ pháp lý tố tụng hình sự".
Ví dụ: đối với thuật ngữa "Áp giải" khi trình bày trong cuốn sách các tác giả trước hết giải thích về mặt ngữ nghĩa (định nghĩa), tiếp đến trình bày tính chất của biện pháp áp giải; thẩm quyền và gia đoạn tố tụng áp dụng biện pháp áp giải; chủ thể bị áp dụng biện pháp áp giải; đối tượng bị tác động bởi biện pháp áp giải và mục địch, ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp áp giải.
Đối tượng bị tác động bởi biện pháp áp giải: Quyền tự do thân thể và quyền tự do đi lại của chủ thể bị áp dụng
Mục đích, ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp áp giải: Mục đích trực tiếp của việc áp dụng biện pháp cưỡng chế áp giải là để buộc người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội được triệu tập có mặt đúng thời gian và địa điểm theo quyết định áp giải để tiến hành hoạt động tố tụng hình sự như thực nghiệm điều tra, lấy lời khai, hỏi cung, đối chất,... Việc thực hiện biện pháp này là khách qquan và cần thiets, góp phần hỗ trợ tích vự, giúp các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ tố tụng của mình, bảo đảm hiệu quả của hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Như vậy, mỗi một thuật ngữ đều được giải thích rất chi tiết trên cơ sở các quy định pháp luật liên quan, trình bày khoa học, rõ ràng.