Luật sư tư vấn về chủ đề "tòa án xét xử"
tòa án xét xử | Luật Minh Khuê - Trang tin tư vấn pháp luật, tổng đài luật sư tư vấn, bài viết giải đáp pháp luật về chủ đề tòa án xét xử.
Hiện nay, ngoài các thiết chế tài phán khác, từ thoả thuận trong điều ước chuyên môn, có thể hình thành thiết chế Toà án quốc tế, chẳng hạn như sự ra đời của Toà án Luật biển, thành lập ngày 1/8/1996, trụ sở chính thức đặt tại thành phố Hămbuốc - GHLB Đức.
Nhiệm vụ của tòa án nhân dân không chỉ được hiểu đơn giản là công vụ do các tòa án nhân dân thực hiện hàng ngày mà được hiểu ở tầm mức cao hơn, tức là “sứ mệnh” mà tòa án nhân dân phải hướng tới, đạt được và đem đến cho xã hội thông qua việc thực hiện chức năng tư pháp đã được Hiến pháp quy định.
Thưa luật sư, xin hỏi: Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì tòa án đang giải quyết vụ việc hình sự có thể ban hành những quyết định nào dựa trên quy định của luật tố tụng hình sự ạ ? Xin phân tích từng quyết định và căn cứ ra quyết định đó ? Cảm ơn! (Ngô.K.H, tỉnh Quảng Nam)
Xét xử công khai là nguyên tắc hoạt động của toà án nhằm bảo đảm sự giám sát của nhân dân, của công luận đối với hoạt động xét xử của toà án, bảo đảm chức năng giáo dục của xét xử và tăng cường trách nhiệm của cơ quan xét xử trước pháp luật.
Xét xử là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lí của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lí của vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất; mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc.
Tranh tụng là các hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng (bên buộc tội và bên bị buộc tội) có quyển bình đẳng với nhau trong việc thu thập, đưa ra chứng cứ để bảo vệ các quan điểm và lợi ích của mình, phản bác lại các quan điểm và lợi ích của phía đối lập.
Tòa án là cơ quan trung tâm của quyền tư pháp có chức năng giải quyết các vi phạm pháp luật. Vậy, theo quy định của pháp luật thì Tòa án được tổ chức và có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gì ? bài viết phân tích cụ thể:
Thời hạn chuẩn bị xét xử là khoảng thời gian kể từ sau khi toà án nhận hồ sơ vụ án cho đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Bài viết phân tích quy định về thời hạn chuẩn bị xết xử và làm rõ các công việc của quá trình chuẩn bị xét xử vụ án dân sự hiện nay:
Thẩm quyền xét xử của tòa án là quyển xem xét và quyết định trong hoạt động xét xử của Toà án theo quy định của pháp luật. Bài viết phân tích, làm sáng tỏ một số quy định pháp lý về thẩm quyền xét xử của tòa án. Cụ thể:
Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân, theo đó việc xét xử của Tòa án do tập thể hội đồng xét xử thực hiện và khi quyết định phải có ý kiến của đa số.
Hai cấp xét xử là: cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và những vụ án khác theo quy định của pháp luật.
Hội đồng xét xử là hội đồng gồm các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân do Tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa các vụ án và ra bản án hoặc quyết định đối với các vụ án.
Luật tổ chức tòa án nhân dân là văn bản luật chứa đựng có hệ thống các quy phạm pháp luật quy định và điều chỉnh về tổ chức, hoạt động của Toà án nhân dân. Bài viết phấn tích một số vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, hoạt động của tòa án, cụ thể:
Luật tòa án là pháp luật của nước nơi có trụ sở của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Hiện nay, chúng ta áp dụng luật tố chức tòa án nhân dân năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành khác về tổ chức, hoạt động của tòa án, cụ thể:
Xin chào Luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Gia đình tôi có thế chấp 01 căn nhà để vay ngân hàng nhưng do làm ăn thua lỗ nên khoản nợ đó đã quá hạn 13 tháng không có khả năng thanh toán. Hiện nay Ngân hàng yêu cầu chúng tôi bàn giao nhà để niêm phong. Xin hỏi Ngân hàng không cần đợi Tòa án xử lý như vậy có đúng quy trình hay không?
Xin cám ơn.
Trong bài “Suy nghĩ từ câu nói “xử kiểu gì cũng được” (Thời báo Kinh tế Sài gòn số 32 ngày 1 tháng 8 năm 2002), một số suy luận đã được nêu ra về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các toà án ở ta nhiều lúc “xử kiểu gì cũng được”. Những nguyên nhân này nằm trong hệ thống pháp luật như: kỹ thuật soạn thảo văn bản pháp luật hạn chế; nhiều quy định của pháp luật xung đột với nhau; những khoảng trống trong hệ thống pháp luật.
Công ty Luật Minh Khuê cung cấp mẫu quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ áp dụng trong việc tòa án xét xử các vụ việc dân sự căn cứ vào Điều 85 và Điều 86 của Bộ luật tố tụng dân sự. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1900.6162 để được tư vấn, hỗ trợ
TAND một huyện ở TP.HCM đang thụ lý một vụ tranh chấp thừa kế. Trong vụ này có ông Y. là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sau khi niêm yết lịch xét xử, tòa mới được công an thông báo là ông Y. bị bệnh tâm thần. Gia đình ông và hàng xóm cũng xác nhận điều này.
Và Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động xét xử của Tòa án: “Thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, đổi mới thủ tục giám đốc thẩm để đảm bảo việc xét xử vừa đúng đắn, vừa nhanh chóng.”Ngay từ khi nước ta vừa giành được độc lập, ngày 24/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức Tòa án và các ngạch thẩm phán, trong đó đã ghi nhận nguyên tắc “Tòa án thực hiện hai cấp xét xử”. Đến nay, nguyên tắc này vẫ