Mục lục bài viết
1. Tài sản và quyền đối với tài sản
Khái niệm tài sản: Tài sản - với tư cách là khách thể của quan hệ sở hữu - đã được Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định như sau: "Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.
Bộ luật cơ bản kế thừa các quy định về thực hiện quyền sở hữu trong BLDS 2015. Cụ thể theo quy định tại Điều 158:
“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.”
- Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
- Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
- Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
Như vậy, là người có quyền sở hữu tài sản, bạn có quyền định đoạt với tài sản đó. Định đoạt có thể là chuyển nhượng lại quyền sở hữu, thừa kế hoặc tặng cho lại cho người khác.
2. Khái niệm tặng cho tài sản
Tặng cho tài sản được thực hiện thông qua hợp đồng tặng cho tài sản. Khoa học pháp lý xếp tặng cho tài sản là một loại hợp đồng thông dụng, có đặc điểm riêng biệt so với những loại hợp đồng thông dụng khác.
Trong các hợp đồng thông dụng, tặng cho tài sản là một hợp đồng có những đặc điểm riêng biệt... Tặng cho tài sản làm phát sinh quan hệ hợp đồng khi bên được tặng, cho nhận tài sản. Hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế, sau khi các bên đã thoả thuận về việc tặng cho mà chưa chuyển giao tài sản, không làm phát sinh quyền của các bên. Vì vậy, hợp đồng được coi là kí kết khi các bên chuyển giao tài sản. Thời điểm chuyển tài sản cũng đồng thời là thời điểm chấm dứt hợp đồng (đối với động sản). Điều 457 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”
* Đặc điểm pháp lý của hợp đồng tặng cho tài sản
- Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù. Đặc điểm này được thể hiện ở việc một bên chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại bên tặng cho bất kì lợi ích nào.
- Hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng thực tế. Khi bên được tặng cho nhận tài sản thì quyền của các bên mới phát sinh. Do vậy. mọi thỏa thuận chưa có hiệu lực khi chưa giao tài sản.
3. Đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản
Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là động sản hoặc bất động sản theo Điều 458 và 459 BLDS 2015
3.1. Tặng cho động sản
Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
3.2. Tặng cho bất động sản
Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản
Lưu ý:
- Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là quyền tài sản (quyền yêu cầu của người khác). Trường hợp này được điều chỉnh bởi các quy định về chuyển quyền yêu cầu. Sau khi tặng cho, người được tặng cho rở thành người có quyền đối với bên có nghĩa vụ.
- Đối tượng tặng cho là quyền sử dụng đất thì khi tặng cho phải tuân theo quy định Luật đất đai 2013.
4. Khái niệm về mua bán tài sản
Mua bán tài sản là việc người chủ sở hữu tài sản gọi là bên bán, nhượng lại quyền sở hữu đó cho một người khác gọi là bên mua và nhận lại một khoản tài chính tương đương với giá trị của tài sản đó.
Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Hợp đồng mua bán (HĐMB) tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
HĐMB nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của BLDS Luật nhà ở và luật khác có liên quan.
* Đặc điểm pháp lý của hợp đồng mua bán tài sản
- Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ: Bên bán và bên mua đều có quyền và nghĩa vụ đối nhau. Trong hợp đồng này, bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận vật và trả tiền mua vật; ngược lại, bên mua có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao vật và nhận tiền bán vật.
- Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù: Khoản tiền mà bên mua tài sản phải trả cho bên bán tài sản là khoản đền bù về việc mua bán tài sản. Đặc điểm có đền bù trong HĐMB tài sản là yếu tố phân biệt giữa hợp đồng này với hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù
- Mục đích chuyển giao quyền sở hữu: Đây là căn cứ kế tục quyền sở hữu tài sản. Đặc điểm này là yếu tố phân biệt giữa HĐMB tài sản với hợp đồng cho mượn tài sản, hợp đồng cho thuê tài sản.
5. Đối tượng của hợp đồng mua bán
Tài sản được quy định tại BLDS 2015 đều có thể là đối tượng của HĐMB. Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản cũng phải thỏa mãn những quy định của pháp luật về chế độ pháp lí của đối tượng trong giao dịch dân sự. Đối tượng của hợp đồng mua bán phải được phép giao dịch. Nếu đối tượng của HĐMB là vật thì vật phải được xác định rõ.
Đối tượng của HĐMB là quyền tài sản thì phải có những chứng từ hoặc bằng chứng khác để chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán. Quyền tài sản là đối tượng của HĐMB phổ biến là chuyển giao quyền đòi nợ, mua bán quyền sử dụng đất đai, mua bán quyền sở hữu các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao được. Cho dù đối tượng của HĐMB là vật cụ thể hay một quyền tài sản thì phải được xác định rõ.
Đối tượng của HĐMB có thể là vật hình thành trong tương lại. Trường hợp này người bán phải có căn cứ chứng minh là vật đó đang hoặc chuẩn bị được hình thành.
Ví dụ: mua bán hoa màu chưa được thu hoạch, mua bán chung cư đang xây dựng,..
Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.
Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.
6. Sự khác biệt giữa hợp đồng tặng cho tài sản và hợp đồng mua bán tài sản
Theo nghĩa thông dụng, “mua bán là đổi tiền lấy vật” là một phương thức trao đổi tài sản thông qua giá trị tiền tệ. Theo nghĩa pháp lý, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản và chuyển quyền sở hữu tài sản đó cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Thông thường, hợp đồng mua bán tài sản được thực hiện ngay sau khi các bên thỏa thuận xong về đôì tượng và giá cả; đồng thời, bên mua trả tiền xong thì bên bán chuyển giao vật cho bên mua, nhưng cũng có thế các bên lại có sự thỏa thuận khác như nhận tiền trưổc, giao vật sau và ngược lại nhận tiền sau, giao vật trước. Hoặc đối tượng của hợp đồng mua bán là một số lượng lớn thì các bên có thể chuyển giao vật làm nhiều lần và mỗi lần theo một số lượng, khối lượng nhất định.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hưống xã hội chủ nghĩa, đối tượng mua bán ngày càng phát triển, đối tượng mua bán không chỉ là vật cụ thể, mà còn là quyền tài sản như quyền đòi nợ, quyến sở hữu trí tuệ (có thể chuyển giao được); pháp luật dân sự, kinh tế kể đến cả quyền sử dụng đất. Ngoài ra, đối tượng của hợp đồng mua bán có thể là tài sản hình thành trong tương lai như mua hoa lợi, lợi tức hay nhà chung cư đang xây dựng. Trong đó, hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại. - Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản. Định nghĩa và quy định Hoa lợi, lợi tức được quy định tại Điều 109 Bộ luật dân sự 2015. Như vậy, tất cả các loại tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản đều có thể là đốì tượng của hợp đồng tặng cho tài sản. Nhưng tài sản hình thành trong tương lai lại không thể trở thành đối tượng của hợp đồng tặng cho vối đặc điểm hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế, nếu tặng cho một tài sản chưa có và đang hình thành thì chỉ là hứa tặng.
Do đó, phải chuyển quyền sở hữu đốì với tài sản cho bên được tặng cho. Còn bên cho mượn chuyển giao tài sản cho bên mượn, đồng thời, yêu cầu bên mượn phải trả lại tài sản trong một thời gian nhất định, phải giữ gìn và bảo quản tài sản; nếu tài sản mượn bị mất mát, hư hỏng thì bên mượn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp hợp đồng mượn tài sản không quy định thời gian trả lại tài sản thì bên cho mượn có thể yêu cầu bên mượn trả tài sản bất kỳ lúc nào nhưng phải báo trước theo quy định của pháp luật.
Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản khác với đối tượng của hợp đồng tặng cho là tài sản cho mượn phải là vật đặc định không tiêu hao. Vì sau khi sử dụng tài sản mượn, bên mượn phải trả lại đúng tài sản đã mượn cho bên cho mượn. Song đối tượng của hợp đồng tặng cho cũng có thể là vật đặc định không tiêu hao và các loại tài sản khác, nên đốì tượng của hợp đồng tặng cho tài sản rộng lớn hơn đối tượng của hợp đồng mượn tài sản. Đồng thời, vì hợp đồng tặng cho tài sản và hợp đồng mượn tài sản đều là hợp đồng thực tế, nên tài sản hình thành trong tương lai không thể trở thành đôì tượng của hai loại hợp đồng này.
LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm & Biên tập)
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.