Mục lục bài viết
1. Tổng quan về tỉnh Đồng Nai.
Đồng Nai được biết đến là một tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ của nước Việt Nam. Là tỉnh thuộc trong vùng kinh tế trọng điểm của phí nam. Tỉnh Đồng Nai giáp với các vùng sau:
- Phía Đông giáp với Bình Thuận
- Phía Bắc giáp với địa phận tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Tây Bắc giáp với tỉnh Bình Dương và Bình Phước
- Phía Nam giáp với tỉnh Bà rịa- Vũng Tàu
- Phía Tây giáp với Thành Phố Hồ Chí Minh
Đồng Nai là tỉnh có hệ thống giao thông vô cùng thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch của quốc gia đi qua như là quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51 hay là tuyến đường sắt Bắc Nam . Bên cạnh đó thì Đồng Nai còn là tỉnh giáp với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn đây được coi là một điểm thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả các nước đồng thời thì Đồng Nai có vai trò quan trọng trong việc gắn kết các tỉnh Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên với nhau,
Khi nói đến địa hình của Đồng Nai thì ta biết ngay rằng đó là địa hình đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác. Đất đai ở nơi đây thì phong phú và phì nhiêu có 10 nhóm đất chính,tỉnh có quy mô đất nông nghiệp thuộc dạng lớn nhất vùng Đông Nam Bộ. Khí hậu cũng là yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế nơi đây, Đồng Nai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với khí hậu ôn hòa ít chịu ảnh hưởng của thiên tai và đất đai màu mỡ đã khiến cho Đồng Nai trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày với những cây ăn quả nổi tiếng và cảnh quan thiên nhiên đẹp tạo điều kiện cho phát triển du lich
Cơ sở hạ tầng nơi đây cũng khá phát triển mạnh, hệ thống giao thông đã được nâng cấp nhất là đối với hệ thống giao thông đường bộ và hệ thống đường quốc lộ với tổng chiều dài là 244,5km đã và đang được nâng cấp mở rộng thành tiêu chuẩn đưởng cấp độ I và cấp độ II. Hệ thống đường sắt quốc gia đi qua tỉnh với tổng chiều dài là 87.5km. Tuyến đường này là mạch máu giao thông quan trọng nối Đồng Nai với Miền bắc và TP.HCM.
Chính vì những điều kiện thuận lợi như vậy cho nên Đồng Nai được coi là một trong những tỉnh thành có những yếu tố thuận lợi để phát triển thành lập công ty.
2. Thành lập công ty tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2.1. Chuẩn bị thành lập công ty
Chắc hẳn khi các bạn muốn thành lập một công ty thì các bạn luôn tò mò về việc cần chuẩn bị những yếu tố nào khi thành lập công ty. Và chuẩn bị nó như thế nào cho đúng với pháp luật là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Để giải đáp những thắc mắc đó thì chúng tôi đưa ra một số việc cần chuẩn bị khi thành lập công ty đó là:
Đầu tiên đó là về vấn đề lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Hiện nay nếu bạn muốn thành lập công ty thì bạn có thể lựa chọn một trong các hình thức đó là công ty Cổ phần( công ty CP), Công ty Hợp danh ( Công ty HD) hoặc là công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty TNHH). Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp lại có những đặc điểm riêng biệt hoàn toàn khác nhau đó là
Đối với công ty hợp danh thì để thành lập công ty hợp danh thì bạn cần có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới 01 tên chung, công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty. Công ty hợp danh thì có tư cách pháp nhân
Đối với công ty cổ phần thì khi thành lập công ty cổ phần thì bạn cần đáp ứng những điều kiện như là có ít nhất 03 cổ đông, không quy định về số cổ đông tối đa, cổ đông chính là các thành viên cua công ty. Vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần khác nhau và các phần đó được gọi là cổ phần. Cổ đông trong công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vồn góp của mình về các nghĩa vụ của công ty. Để huy động vồn thì công ty cổ phần sẽ thực hiện phát hành cổ phần các loại.
Hay là đối với các cá nhân tổ chức muốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn thì có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên hoặc là công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên thì số lượng thành viên tối thiểu phải là 02 và không quá 50 thành viên tối đa. Như cái tên của nó thì công ty TNHH chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể huy động vốn bằng cách đó là thông qua hoạt động vay vốn hoặc là phát hành trái phiếu( Lưu ý công ty trách nhiệm hữu hạn không được phát hành cổ phiếu). Công ty TNHH có tư cách pháp nhân.
Như vậy khi muốn thành lập công ty thì các cá nhân tổ chức có thể lựa chọn một trong 03 loại hình công ty trên để thành lập.
Điều quan trọng tiếp theo cần có khi thành lập công ty đó là về vấn đề vốn. Một công ty thì không thể được thành lập và không thể đi vào hoạt động nếu không có một nguồn vốn nhất định vào đó, hay còn gọi là vốn điều lệ . Vậy thế nào là vốn điều lệ thì căn cứ theo luật doanh nghiệp 2020 thì vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần. Vốn điều lệ sẽ được ghi vào trong điều lệ của công ty và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay thì vốn điều lệ do công ty tự đăng ký và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai. Thực tế cho thấy doanh nghiệp không cần phải chứng minh vốn điều lệ tại bước đăng ký doanh nghiệp. Trừ những ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định.
Đặt tên công ty, đặt tên công ty nghe có vẻ là vô cùng đơn giản nhưng thực chất khi nhìn dưới góc độ pháp luật thì nó lại vô cùng khó khăn. Theo điều 37 luật doanh nghiệp 2020 thì tên công ty được đặt theo nguyên tắc sau: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.
Tên công ty thì cần đáp ứng các điều kiện như sau: Tên công ty không được trùng với tên công ty đã thực hiện đăng ký trước đây trừ trường hợp mà doanh nghiệp đã bị giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của pháp luật tuyên bố doanh nghiệp đó bị phá sản. Không đặt tên công ty gây nhầm lẫn với công ty khác đã đăng ký. Không sử dụng cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp.... Để làm toàn bộ tên riêng hoặc một phần tên riêng của mình trừ trường hợp mà nhận được sự đồng ý của các cơ quan tổ chức này. Không sử dụng những từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử văn hóa đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Để tránh tình trạng trùng lặp tên với các công ty đã đăng ký thì một việc làm được cho là cần thiết khi thực hiện đặt tên đó là thực hiện thủ tục tra cứu trước khi đặt tên. Để thực hiện tra cứu tên công ty thì các bạn vào trang chủ của cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
https://dangkykinhdoanh.gov.vn
Cuối cùng là về lựa chọn trụ sở chính và địa điểm kinh doanh. Hiện nay thì rất nhiều người đang và đã nhầm tưởng hai thuật ngữ này với nhau. Trụ sở chính là nơi để công ty đăng ký trên giấy phép kinh doanh, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp với khách hàng mà không phải nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Còn địa điểm kinh doanh thì là nơi làm việc nơi diễn ra hoạt động kinh doanh cụ thể.
2.2. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Đồng Nai.
Để thực hiện đăng ký thành lập công ty tại địa bàn tỉnh Đồng Nai thì các cá nhân tổ chức cần chuẩn bị cho mình những giấy tờ theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại luật doanh nghiệp 2020 quy định vô cùng cụ thể về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp .
Đầu tiên là giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung như là tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại, số fax, thư điện tử, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, các loại cổ phần, thông tin đăng ký thuế, số lượng lao động dự kiến, họ tên và địa chỉ liên lạc quốc tịch thông tin pháp lý của cá nhân hoặc là người đại diện.
Thứ hai là điều lệ công ty, điều lệ công ty bao gồm điều lệ đăng ký doanh nghiệp và điều lệ được sửa đổi . Tại điều 24 luật doanh nghiệp 2020 quy định thì nội dung chủ yếu của điều lệ bao gồm tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tên địa chỉ chi nhánh văn phòng đại diện nếu có, Ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty hợp danh, của cổ đông đối với công ty cổ phần.....Trong trường hợp điều lệ công ty sửa đổi và bổ sung thì bao gồm họ tên và chữ ký của chủ tịch hội đồng thành viên với công ty hợp danh, chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên.
Thứ ba đó là danh sách thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách thành viên công ty bao gồm các nội dung như sau: họ tên, chữ ký quóc tịch địa chỉ liên lạc của thành viên là cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh và của cổ đông sáng lập là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân đối với công ty cổ phẩn; tên mà số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức và của cổ đông sáng lập là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đối với công ty cổ phần; Họ tên chữ ký, quốc tịch địa chỉ liên lạc của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền; phần vốn góp và giá trị vốn góp, tỉ lệ sở hữu vốn góp.
Cuối cùng là một số giấy tờ bản sao khác tùy thuộc vào loại hình công ty khác nhau mà cần những bản sao giấy tờ khác có thể là bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân đối với thành viên là cá nhân, giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của luật đầu tư, đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
2.3. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp tại Đồng Nai
Để thực hiện đăng ký thành lập công ty thì chúng ta sẽ thực hiện thông qua các bước cơ bản như sau:
Bước 1 : chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ theo quy định hiện hành của pháp luật, luật doanh nghiệp 2020 quy định rất rõ những giấy tờ cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ xong thì bạn tiến hành nộp hồ sơ , hiện nay thì nộp hồ sơ được thực hiện thông qua các hình thức như là nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, hoặc là nộp qua đường bưu điện hoặc cũng có thể đăng ký nộp trực tuyến thông qua cổng thông tin điện tử. Đối với trường hợp mà thực hiện đăng ký thông qua cổng thông tin điện tử thì hồ sơ các dữ liệu sẽ được thể hiện dưới văn bản điện tử, hồ sơ nộp điện tử cũng phải đầy đủ những giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Đối tượng đi nộp hồ sơ là chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đại diện theo quy định của luật doanh nghiệp đến nộp trực tiếp, nếu trong trường hợp mà người khác nộp thay thì phải có giấy ủy quyền cho người đi nộp. Đối với người được ủy quyền thì khi đi nộp phải mang theo giấy ủy quyền và giấy tờ cá nhân như chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu.
Bước 3: Xét tính hợp lệ của hồ sơ
Sau khi nhận được hồ sơ thì các cơ quan chức năng sẽ tiến hành xét tính hợp lệ của hồ sơ, theo đó nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp. Trong trường hợp mà từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do từ chối.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: làm con dấu pháp nhân và đăng ký mẫu dấu
sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức đến cơ quan chức năng thực hiện làm con dấu pháp nhân, sau đó cần làm mẫu đăng ký mẫu dấu và nộp về sở kế hoạch đầu tư thành phố.
Bước 5: Đăng bố cáo
Trong thời gian 30 ngày từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải được đăng trên cổng thông tin doanh nghiệp của sở kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp phải đóng một khoản phí cho việc đăng bố cáo.
3. Dịch vụ thành lập công ty tại Đồng Nai của Công ty Luật Minh Khuê.
Thành lập công ty là một trong những vấn đề pháp lý quan trọng, để thực hiện thành lập công ty thì đòi hỏi các cá nhân tổ chức phải có những kiến thức pháp luật nhất định để thực hiện, Tuy nhiên không phải cá nhân nào cũng có đầy đủ hiểu biết pháp luật để thực hiện thủ tục thành lập công ty một cách nhanh chóng và đúng pháp luật. Chỉnh bởi vì lý do đó mà dịch vụ thành lập công ty tại Đồng Nai khá phát triển
Công ty Luật Minh Khuê là một trong những cơ sở pháp lý có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn thành lập doanh nghiệp, với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp thì luật Minh Khuê tin rằng bạn sẽ có những dịch vụ hài lòng với chúng tôi
Luật Minh Khuê hiện nay có dịch vụ tư vấn online qua số điện thoại 19006162 tại đây thì bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn bởi một đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp lý nhiệt tình và tận tâm họ sẽ đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất cho bạn và giải đáp mọi khúc mắc của quý khách hàng. Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể đặt lịch tư vấn trực tiếp tại văn phòng, được tư vấn hướng dẫn bởi đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm.
Khi lựa chọn Minh Khuê thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và hạn chế được các rủi ro pháp lý không cần thiết . Minh Khuê sẽ luôn đảm bảo rằng họ sẽ chịu trách nhiệm về những hành vi mà họ gây ra. Chi phí tư vấn luôn được báo giá trước, không có tình trạng thu thêm phí.
Thành lập công ty là một trong những hoạt động vô cùng phổ biến. Chúng tôi hi vọng thông qua bài viết trên có thể giúp các bạn có những cái nhìn rõ hơn về việc thành lập công ty và giúp ích cho mọi người trong việc thực hiện thành lập công ty. Hoặc liên hệ trực tiếp với Bà Hoàng Lê Khánh Linh qua số điện thoại: 0984.686.732 để được hỗ trợ tư vấn và báo phí dịch vụ.