Mục lục bài viết
1. Những hiểu biết cơ bản về thẻ ngân hàng và tài khoản ngân hàng
Thẻ ngân hàng hay còn gọi là thẻ ATM, đây là một loại thẻ nhựa được ngân hàng cấp cho người dùng khi phát hành thẻ. Kích thước nhỏ gọn cùng nhiều tính năng chính vì thế bạn có thể mang theo người đai bất kỳ nơi đâu, và thanh toán bất kỳ hóa đơn nào tại trung tâm thuơng mại hoặc cửa hàng ăn uống, shop quần áo ...
Tài khoản ngân hàng là một loại tài sản tại ngân hàng cho phép bạn gửi tiền vào để thực hiện giao dịch tại ngân hàng và hoặc sổ tiết kiệm. Tài khoản ngân hàng không chỉ có mỗi chức năng là tài khoản thanh toán, mà còn có một lọi tài khoản nữa là tài khoản tiết kiệm. Khi bạn dùng tài khoản thanh toán hay tài khoản tiết kiệm để giữ tiền, thì ngân hàng vẫn trả cho bạn mức lãi suất theo quy định.
Phân biệt tài khoản ngân hàng và thẻ ngân hàng:
- Về bản chất, số tài khoản ngân hàng là một dãy số mà ngân hàng cung cấp phát qua tờ giấy ghi hoặc email của khách hàng khi mở tài khoản. Đối với số thẻ ngân hàng là dãy số từ 16 đến 19 chữ số được in trên thẻ ATM được dùng để thực hiện các giao dịch.
- Về cấu trúc: Hiện tại, mỗi tài khoản đều có quy tắc thiết lập số tài khoản riêng thông thường là từ 9 đến 14 số. Ví dụ: số tài khoản Vietcombank gồm 13 chữ số , 03 số đầu là mã của chi nhánh ngân hàng; số tài khoản Techcombank gồm 14 chữ số, 03 số đầu đại diện cho chi nhánh ngân hàng.Đối với thẻ ngân hàng, số thẻ của ngân hàng có hai loại bao gồm 12 số và 19 số. Mỗi khách hàng sẽ có một dãy số riêng. Ví dụ: cấu trúc của số thẻ ATM Vietcombank bao gồm 04 chữ số đầu là mã pin của ngân hàng do ngân hàng nhà nước ấn định, 02 chữ số tiếp theo là mã của ngân hàng Vietcombank hoặc chi nhánh phát hành, 04 chữ số sau là mã số CIF của riêng khách hàng đó. Các chữ số còn lại được lấy ngẫu nhiên để phân biệt giữa các khách hàng.
- Về chức năng: Tài khoản ngân hàng thực hiện các giao dịch như rút tiền, chuyển nhận tiền, thanh toán hóa đơn, ... Đối với thẻ ngân hàng có chức năng là giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong vấn đề về quản lý, số thẻ ngân hàng được dùng để chuyển tiền, tuy nhiên chỉ những ngân hàng trong hệ thống NAPAS mới được chuyển qua số thẻ.
Như vậy, thẻ ngân hàng và tài khoản ngân hàng là hai thuật ngữ khác hoàn toàn nhau và có những chức năng riêng biệt. Theo đso, khi tài khoản ngân hàng bị khóa hay thẻ ngân hàng ATM bị khóa sẽ dẫn đến những hệ quả khác nhau và cách giải quyết mở thẻ hay tài khoản sẽ khác nhau.
>> Xem thêm: Bao nhiêu tuổi được mở tài khoản ngân hàng? Điều kiện mở thẻ ATM là gì?
2. Thẻ ngân hàng, tài khoản ngân hàng bị khóa trong trường hợp nào?
Các trường hợp thẻ ngân hàng bị khóa:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thẻ ngân hàng bị khóa, có những trường hợp là do người sử dụng thẻ, nhưng có những trường hợp là do lỗi kỹ thuật. Một số trường hợp phổ biến mà thẻ ngân hàng ATM bị khóa, cụ thể dưới đây:
- Thẻ ngân hàng bị quá hạn: Thông tường tại các ngân hàng quy định thời hạn thẻ ngân hàng nội địa được sử dụng từ 05 năm đến 07 năm. Do đó, nếu khi mở thẻ ngân hàng cần chú ý đến thời hạn của thẻ và thay thế thẻ mới trước khi thẻ ngân hàng bị khóa;
- Thẻ ngân hàng không được sử dụng trong thời gian dài: Trong khoảng thời gian dài từ một năm trở lên thì thẻ ngân hàng ATM nội địa có nguy cơ bị khóa chức năng sử dụng;
- Nhập mã PIN sai quá 03 lần: Để bảo vệ thông tin và tài khaonr của khách hàng, thẻ ngân hàng được thiết kế với những giao dịch thực hiện tại cây ATM, mà khi nhập sai mã pin từ 03 đến 05 lần thì thẻ sẽ bị tự động khóa;
- Thẻ ngân hàng bị lỗi: một số thẻ ngân hàng nội địa bị hư hỏng băng từ, móp méo không giao dịch được cung được hệ thống ghi nhân và tiến hành khóa thẻ;
- Sử dụng thẻ ngân hàng khác hệ thống, không liên kết: Khi sử dụng thẻ ngân hàng nội địa ở các cây ATM khác hệ thống không có liên kết thì cũng có nguy cơ bị khóa thẻ;
- Một số nguyên nhân khác: Thỉnh thoảng vẫn có trường hợp xảy ra khi các loại thẻ ngân hàng do lỗi của hệ thống ngân hàng hoặc lỗi từ cây ATM khi sử dụng để thực hiện giao dịch. Hoặc ngân hàng nghi ngời thẻ bị trộm cắp thông tin khi phát hiện ra những giao dịch bất thường thì hệ thông sẽ tự động khóa thẻ cho quý khách hàng;
- Ngoài ra khi bị mất thẻ, quý khách hàng cũng nê khóa thẻ và chủ động báo cho ngân hàng để khóa thẻ để tránh bị xâm hại đến lợi ích cá nhân.
Các trường hợp tài khoản ngân hàng bị khóa:
tài khaonr ngân hàng thực hiện chức năng chính là giao dịch về chuyển tiền, rút tền hay những gaio dịch khác. Theo đó, không phải tự nhiên ngân hàng tự động khóa tài khoản ngân hàng của quý khách hàng. Một số trường hợp khóa tài khoản ngân hàng phổ biến cụ thể như sau:
- Tài khoản ngân hàng hết hạn sử dụng: Cũng giống như thẻ ngân hàng, tài khoản ngân hàng cũng có một thời gian sử dụng nhất định. Khi hết thời hạn sử dụng tài khoản ngân hàng, ngân hàng sẽ tự động khóa thông tin của khách hàng. theo đó, trong quy trình sử dụng người sử dụng nên kiểm tra thời hạn thông tin tài khoản ngân hàng của mình;
- Nợ thẻ tín dụng quá lâu: Trong trường hợp thông tin tài khoản của khách hàng nợ thẻ tín dụng thanh toán qúa lâu không thnah toán giao dịch thì ngân hàng cũng sẽ thực hiện khóa thông tin tài khoản của bạn;
- Tài khoản ngân hàng lâu ngày không sử dụng: Khi khách hàng đăng ký tài khoản mà lâu ngày không có thực hiện bất kỳ giao dịch nào qua tài khoản ngân hàng, thanh toán hay chuyển tiền, rút tiền, đơn cử tối đa một năm thông tin tài khoản của bạn không thanh toán giao dịch, ngân hàng cũng sẽ đơn phương khóa thông tin tài khoản của khách hàng. Thế nên khi mở thẻ người có nhu cầu mở cần xem xét và nếu mở rồi thì nên dùng thẻ để thanh toán giaodichj thường xuyên;
- Do yêu cầu của khách hàng: Trong một số trường hợp, người mua trực tiếp nhu cầu khóa thông tin tài khoản của mình. Đó hoàn toàn có thể là khách hàng bị mất thông tin tài khoản và nhu yếu khóa để bảo vệ bảo đảm an toàn, thực hiện khóa tài khoản ngân hàng khi không còn dùng thông tin tài khoản này nữa;
- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến việc tài khaonr ngân hàng bị khóa.
Như vậy có nhiều trường hợp khác nhau khiến cho tài khoản ngân hàng hay thẻ ngân hàng của khách hàng sử dụng bị khóa, dó đó để kiểm tra tài khoản của mình hay thẻ ngân hàng có khị khóa hay không và nguyên nhân cụ thể là gì, người sử dụng nên gọi điện theo số Tổng đài của ngân hàng đó hoặc đến trực tiếp văn phòng giao dịch của ngân hàng trên toàn quốc, để nhận được sự giải đáp và khắc phục.
>> Xem thêm: Bị tạm khóa, đóng, phong tỏa tài khoản ngân hàng khi nào?
3. Thẻ ngân hàng, tài khoản ngân hàng bị khóa có rút tiền được không?
Như đã trình bày ở trên, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thẻ ngân hàng hay tài khoản ngân hàng bị khóa.
Nếu thẻ ngân hàng ATM bị khóa: Trong trường hợp này thẻ ngân hàng ATM của người sử dụng bị khóa, nhưng không đồng nghĩa với việc là tài khoản ngân hàng bị khóa. Khi thẻ ngân hàng bị khóa, người sử dụng sẽ không thể thực hiện được giao dịch qua cây ATM được nưa, không đó có thao tác rút tiền. Tuy nhiên đối với trường hợp này, số tài khoản ngân hàng vẫn còn, số tiền trong tài khoản không bị ảnh hưởng măc dù thẻ ngân hàng đã bị khóa, Thì người sử dụng vẫn hoàn toàn có thể triển khai những thanh toán giao dịch chuyển tiền, rút tiền được ... Nhưng nếu muốn rút tiền để sự dụng thì khách hàng có thể thực hiện mở khảo thẻ hoặc áp dụng những phương pháp khác.
Nếu tài khoản ngân hàng bị khóa: Trường hợp tài khoản ngân hàng bị khóa, tức là ngân hàng đã vô hiệu hóa số thông tin tài khoản dùng để nhận tiền. Vì thế bạn không thể nhận tiền hay thực thi bất kỳ kể thanh toán giao dịch nào tương quan đến thẻ ngân hàng này.
Theo đó, khi tài khoản ngân hàng bị khóa, người sử dụng không thể rút tiền; còn trong trường hợp thẻ ngân hàng ATM bị khóa, người sử dụng không thể rút tiền trực tiếp qua thẻ, nhưng vẫn có thể rút qua một số phương pháp. Các cách để rút tiền khi thẻ bị khóa bao gồm:
- Đến quầy giao dịch để rút tiền, hoặc
- Rút tiền thông qua ngân hàng điện tử.
Đối với cách thức đến quày giao dịch để rút tiền, với cách rút tiền này, bất kỳ khách hàng nào nào và ngân hàng nào có thể áp dụng thực hiện. Để rút tiền, khách hàng cần thực hiện các bước sau đây:
- Đến ngân hàng gần nhất, sau đó lấy số chờ tới lượt giao dịch;
- Khi đến lượt mình, khách hàng có thể yêu cầu nhân viên thực hiện giao dịch rút tiền từ thẻ của mình thông qua thẻ chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, cái mà khách hàng đã dùng để đăng ký sử dụng thẻ;
- Khi được tiếp nhận, khách hàng sẽ phải điền một só tờ giấy rút tiền về các thông tin cá nhân: tên, số tài khoản, số chứng minh nhân dân, số tiền muốn rút, ...;
- Khi đã điền đầy đủ thông tin thì nộp giấy kèm theo giấy tờ tùy thân đã đăng ký;
- Nhận tiền và trả phí theo quy định của ngân hàng.
Đối với cách rút tiền thông qua ngân hàng điện tử. Hiện nay, hầu hết ngân hàng để có cung cấp các app điện tử để khách hàng thuận lợi thực hiện các giao dịch mà không cần đến thẻ ngân hàng (thẻ cứng ATM). Khách hàng có thể quét mã QR tại cây ATM thông qua ngân hàng điện tử để rút tiền. Do đó, khi cần rút tiền khách hàng có thể chuyển khoản qua một thẻ ATM khác để rút tiền. Đây là một số cách phổ biến nhất mà khách hàng có thể sử dụng khi thẻ ngân hàng bị khóa.
Như vậy, khi thẻ ngân hàng bị khóa thì tài khoản ngân hàng vẫn tiếp tục hoạt động bình thường, còn khi tài khoàn ngân hàng bị khóa thì thẻ ngân hàng cũng trở thành vô hiệu. Cụ thể, trường hợp tài khỏan ngân hàng bị khóa, vô hiệu tức là tài khoản của khách hàng không còn hoạt động nữa, Lúc này kể cả nhận tiền, chuyển tiền hay bất kỳ giao dịch nào khác đều không được. Đối với trường hợp thẻ ngân hàng bị vô hiệu hóa, bị khóa thì khách hàng vẫn nhận được tiền chuyển vào tài khoản của mình. tuy nhiên, người sử dụng không thể dùng thẻ ngân hàng của mình để thanh toán hoặc rút tiền tại cây ATM. Trong trường hợp bị khóa thẻ ngân hàng hay tài khoản ngân hàng, người sử dụng có thể liên hệ tại các văn phòng giao dịch cua ngân hàng tại khu vực sinh sống, làm việc để giải quyết và làm lại thẻ ngân hàng.
4. Cách mở khóa thẻ ngân hàng và tài khoản ngân hàng
Khi xác định được là thẻ ngân hàng của mình đã bị khóa không thể thực hiện được bất cứ giao dịch nào thì để mở lại thẻ, người sử dụng thẻ phải liên hệ trực tiếp với ngân hàng. Theo chính sách cũng như quy định tại các ngân hàng khi muốn mở lại thẻ ngân hàng, khách hàng cần mang theo giấy tờ tùy thân, thông thường là chứng minh thư nhân dân của người đăng ký sử dụng đến trụ sở ngân hàng gần nhất để yêu cầu mở lại thẻ. Theo đó, để tiếp tục sử dụng thẻ ngân hàng, khách hàng cần phải tới phòng giao dịch ngân hàng đã đăng ký mở thẻ để tiến hành các bước kích hoạt thẻ lại, cụ thể như sau:
- Mang theo giấy tờ tùy thân đã được đăng ký khi mở thẻ, có thể là chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu tới văn phòng/ chi nhánh giao dịch ngân hàng gần nhất;
- Ở quầy giao dịch, khách hàng thông báo với nhân viên yêu cầu kích hoạt lại thẻ bị khóa;
- Nhân viên sẽ yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân để xác minh tài khoản ngân hàng của khách hàng;
- Sau khi xác nhận thành công, nhân viên sẽ hướng dẫn các bước tiếp theo để hoàn tất kích hoạt lại thẻ.
Ngoài ra còn có một số ngân hàng cung cấp các cách đơn giản hơn để mở lại thẻ khi bị khóa như gọi điện đến Tổng đài, gửi tin nhắn, dùng internet banking,... Khi sử dụng những dịch vụ này sẽ thuận tợi và tiết kiệm thời gian hơn cho quý khách hàng.
Đối với tài khoản ngân hàng bị khóa thì khách hàng sẽ không thể thữ hiện bất kể một loại giao dịch nào trong thông tin tài khoản này nữa. Khi tài khoản ngân hàng bị khó bạn bắt buộc phải xác định lý do, nguyên nhân dẫn đến việc ngân hàng thực hiện khóa tài khoản của khách hàng. Để tiếp tục sử dụng tài khoản ngân hàng, khách hàng cần ra trụ sở của ngân hàng, có thể là văn phòng hya chi nhánh giao dịch gần nhất và thực hiện các bước tương tự như cách mở thẻ ngân hàng ghi trên để mở lại tài khoản ngân hàng của mình.
Một số lưu ý khi thẻ ngân hàng bị khóa mà bạn nên biết, đó là:
Một là, khi thẻ ngân hàng bị khóa, khách hàng sẽ không thể thực hiện được các giao dịch như rút tiền, chuyển khoản qua cây ATM, còn các giao dịch khác không cần phải sử dụng đến thẻ cứng ATM thì vẫn hoạt động được bình thường.
Hai là, trường hợp thẻ ngân hàng bị khóa thì người dùng vẫn có thể nhận được tiền từ người khác chuyển đến tài khoản của mình bình thường. Nhưng khi tài khoản ngân hàng bị khóa, tức là thông tin tài khỏan trên hệ thống ngân hàng đã bị khóa và tài khoản không còn hoạt động nữa. Lúc này kể cả nhận tiền, chuyển tiền hay bất kỳ giao dịch nào khác đều không thực hiện được.
- Ba là, nếu như không may khách hàng thực hiện thao tác chuyển tiền vào tài khoản đã bị khóa. Thì theo chính sách và quy định của từng ngân hàng, số tiền này sẽ được hoàn trả lại sau một khoảng thời gian, thường là khoảng 01 đến 02 ngày. Bởi vì tài khoản ngân hàng đã khóa thì không còn hoạt động trên hệ thống, nên khi có tiền chuyển vào tài khoản này thì cũng không thể nhận được, nên số tiền đó sẽ quay lại tài khoản của người chuyển tiền.
>> Xem thêm: Mẫu thông báo thay đổi số tài khoản ngân hàng của công ty đến khách hàng
Trên đây là bài viết tham khảo của công ty Luật Minh Khuê về vấn đề thẻ ngân hàng (tài khoản ngân hàng) bị khóa có rút tiền được không. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý khách hàng về vấn đề liên quan đến thẻ ngân hàng, các trường hợp bị khóa thẻ ngân hàng và tài khoản ngân hàng, các vấn đề về giao dịch và cách mở lại thẻ ngân hàng khi bị khóa.
Nếu quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc, không hiểu nào về vấn đề này hay bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan khác về ngân hàng, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số tổng đài tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính 1900.6162 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Minh Khuê chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác từ quý khách hàng!