Mục lục bài viết
- 1. Thủ tục đăng ký giám hộ theo quy định mới nhất
- 2. Thủ tục đăng ký việc giám hộ giữa công dân Việt Nam với nhau ?
- 3. Quản lý tài sản của người được giám hộ ?
- 4. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi ?
- 5. Cập nhật điểm mới về "ý chí của người giám hộ" theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
- 6. Điểm mới về Quản lý, thay đổi, chuyển giao người giám hộ (Bộ luật Dân sự 2015)
1. Thủ tục đăng ký giám hộ theo quy định mới nhất
Luật sư tư vấn:
Theo khoản 1 và khoản 3, Điều 46, Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).”
“Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”
Người giám hộ và những điều kiện của người làm giám hộ:
Người giám hộ có thể là cá nhân, pháp nhân có đầy đủ những điều kiện để trở thành người giám hộ.
- Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Theo Điều 49, Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
b. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
c. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
d. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.”
- Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ
Theo Điều 50, Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
a. Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
b.. Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.”
Thủ tục đăng ký giám hộ
Giám hộ bao gồm hai loại là giám hộ cử và giám hộ đương nhiên. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.
- Thủ tục đăng kí giám hộ cử
Theo Điều 20, Luật hộ tịch 2014 quy định:
a. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
b. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
- Thủ tục đăng kí giám hộ đương nhiên
Theo Điều 21, Luật hộ tịch 2014 quy định:
a. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên.
b. Trình tự đăng ký giám hộ đương nhiên được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật này.
Kết luận: Như vậy thủ tục đăng kí giám hộ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ. Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ và các giấy tờ khác có liên quan để hoàn tất thủ tục đăng kí giám hộ.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
2. Thủ tục đăng ký việc giám hộ giữa công dân Việt Nam với nhau ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trình tự thực hiện
1- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện
2- Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện hoặc qua bưu điện
(Xem Danh sách các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để biết thông tin về địa chỉ, lịch làm việc để nộp hồ sơ và nhận kết quả)
Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện
- Qua bưu điện
Thành phần hồ sơ:
1- Giấy cử giám hộ (theo mẫu quy định). Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập; nếu có nhiều người cùng cử một người làm giám hộ, thì tất cả phải cùng ký vào Giấy cử giám hộ.
2 - Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám hộ phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ. Danh mục tài sản được lập thành 3 bản, một bản lưu tại Cơ quan đại diện, nơi đăng ký việc giám hộ, một bản giao cho người giám hộ, một bản giao cho người cử giám hộ.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Thời hạn giải quyết:
- 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ
-10 ngày làm việc trong trường hợp phải xác minh
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: - Cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính : - Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: - Quyết định công nhận việc giám hộ
Lệ phí: - 50USD / trường hợp cấp Quyết định công nhận việc giám hộ
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy cử người giám hộ
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
1- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
2- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
3- Quyết định số 04/2007/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 13/6/2007 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2007.
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách! Tham khảo dịch vụ: Dịch vụ tư vấn Cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài;
3. Quản lý tài sản của người được giám hộ ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
2. Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.
3. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
4. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi ?
1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;
2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
3. Quản lý tài sản của người được giám hộ;
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Xem thêm: Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;
5. Cập nhật điểm mới về "ý chí của người giám hộ" theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Ý chí của người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
Quy định về người giám hộ tại Điều 48 là quy định chỉ có ở Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, người giám hộ là cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện do Bộ luật Dân sự 2015 quy định được làm người giám hộ. Ngoài ra, Điều 48 còn có sự thay đổi phù hợp với sự bổ sung về đối tượng người được giám hộ. Do đó, tại khoản 2 điều này, BLDS quy định: “trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực”. Việc giám hộ này khác với những hình thức giám hộ khác ở chỗ người được giám hộ tại thời điểm lựa chọn người giám hộ vẫn là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Do người này biết được, có căn cứ để biết được rằng bản thân họ sẽ gặp khó khăn trong việc nhận thức, làm chủ hành vi hay mất năng lực hành vi dân sự vào một thời điểm nào đó về sau, nên tại thời điểm bản thân họ còn đang trong tình trạng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì họ sẽ tự mình lựa chọn người giám hộ cho mình. Hướng bổ sung rất phù hợp với thực tế nhằm tôn trọng ý chí của người được giám hộ . Việc lựa chọn người giám hộ chỉ có giá trị khi: người được lựa chọn làm người giám hộ đồng ý; việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực; và người giám hộ phải đáp ứng được điều kiện của cá nhân làm người giám hộ.
Trước khi Dự thảo được thông qua, Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 về Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự chỉ quy định “1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ, nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ; 2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ, nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ; 3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ”. Trong quá trình Dự thảo được chỉnh lý tại Quốc hội, đã có đề xuất thêm đoạn “Trừ trường hợp áp dụng khoản 2 Điều 48 Bộ luật này, người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau: …” trước 3 khoản nêu trên với lý do điều luật này “kế thừa quy định trong Bộ luật Dân sự cũ nhưng lại chưa cập nhật trường hợp bổ sung: Người giám hộ theo ý chí của người được giám hộ trước khi rơi vào tình trạng giám hộ được quy định tại khoản 2 Điều 48. Do đó, đề xuất thêm đoạn dẫn nhập ở Điều 53 (in đậm) để cho thấy mối quan hệ giữa các quy định này”. Cuối cùng Điều 53 được thông qua với 3 khoản nêu trên nhưng trước 3 khoản này có thêm đoạn với nội dung “Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau: …”.
Hướng bổ sung này đã thuyết phục để cho thấy mối quan hệ giữa người giám hộ đương nhiên và người giám hộ theo ý chí của người được giám hộ (ưu tiên ý chí của người được giám hộ).
Trước khi được Quốc hội thông qua, khoản 2 Dự thảo Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015, chỉ định người giám hộ có nội dung:“Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định”.
Quy định trên trao quyền cho Tòa án nhưng chưa cho biết Tòa án có phải tôn trọng ý chí trước đó của người liên quan hay không. Khoản 4 Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015 đã có quy định mới với nội dung thuyết phục: “Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ”.
Một điểm mới của Điều 54 Bộ luật Dân sự 2015 cho thấy các nhà làm luật đã làm cho điều luật gắn liền với thực tế đó chính là việc xem xét đến nguyện vọng của người chưa thành niên từ sáu tuổi trở lên trong trường hợp cũ, chỉ định người giám hộ cho người này. Đây là một quy định mang tính nhân văn sâu sắc, vì người được giám hộ nếu là người chưa thành niên là người không may khi không sống cùng với cha mẹ. Do đó, nếu người từ đủ sáu tuổi trở lên có nguyện vọng được chăm sóc, quản lý bởi người nào thì nguyện vọng đó của trẻ nên được xem xét bởi phần nào bù đắp được những thiệt thòi mà trẻ đã phải trải qua.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.
6. Điểm mới về Quản lý, thay đổi, chuyển giao người giám hộ (Bộ luật Dân sự 2015)
Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Quản lí tài sản của người giám hộ
Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 quy định vấn đề quản lý tài sản của người được giám hộ. Nhìn chung đối với việc quản lý tài sản đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không khác với quy định tại Điều 69 Bộ luật Dân sự cũ. Ở Bộ luật Dân sự 2015 có bổ sung thêm người được giám hộ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do đó Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung vấn đề quản lý tài sản tại khoản 2:
“Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này”.
Như vậy đối chiếu theo quy định này thì người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi tương tự của người giám hộ là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự.
Thay đổi người giám hộ
Điều 60 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thay đổi người giám hộ, đối chiếu với Bộ luật Dân sự cũ, về cơ bản các trường hợp thay đổi người giám hộ không khác nhau. Tại Bộ luật Dân sự 2015 bổ sung về người giám hộ là pháp nhân và người được giám hộ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Điểm b khoản 1 Điều 60 Bộ luật Dân sự 2015 đã có những bổ sung tương ứng:
“Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại”.
Chuyển giao người giám hộ
Điều 71 Bộ luật Dân sự cũ quy định chuyển giao giám hộ của người giám hộ được cử từ đây cho thấy việc chuyển giao người giám hộ đương nhiên không được quy định. Đây là một quy định không hợp lý vì nếu người giám hộ rơi vào các trường hợp dẫn đến phải thay đổi người giám hộ thì không có cơ chế pháp luật hướng dẫn. Lỗ hổng này đã được khắc phục tại Điều 61 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chuyển giao giám hộ, không phân biệt hình thức giám hộ được chuyển giao là hình thức là gì, được hiểu là giám hộ đương nhiên và giám hộ cử đều có thể áp dụng quy định này. Điều này lại không phù hợp với hình thức giám hộ chỉ định bởi Tòa án đối với trường hợp với người được giám hộ là người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trong trường hợp này Tòa án sẽ lựa chọn áp dụng ương tự pháp luật bằng việc lựa chọn ra trong số những người giám hộ đương nhiên, nếu không có người giám hộ đương nhiên thì Tòa án thì tòa án chỉ định một cá nhân hoặc đề nghị một pháp nhân làm người giám hộ.
Điều 61 Bộ luật Dân sự 2015 còn có điểm mới đó là bỏ quy định tại khoản 4 Điều 71 Bộ luật Dân sự cũ:
“Việc chuyển giao giám hộ phải được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ mới công nhận”.
Đây là một quy định không cần thiết bởi lẽ chế định giám hộ được đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự và người có khó khan trong nhận thức, làm chủ hành vi. Chính vì vậy, việc công nhận hay không công nhận việc chuyển giao giám hộ Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ mới là không cần thiết. Việc quy định này cũng làm cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thêm Uỷ ban nhân dân có thể làm chậm lại hoặc cản trở việc giám hộ.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê