Mục lục bài viết
1. Thủ tục trích lục bản án ly hôn?
Luật sư tư vấn :
Trường hợp, bạn đã làm mất thì bạn có thể làm đơn yêu cầu gửi đến Tòa án nhân dân đã giải quyết việc ly hôn để xin trích lục bản án, quyết định ly hôn. Việc cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án là quyền của đương sự theo Khoản 21 Điều 70 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015:
Thủ tục xin trích lục bản án ly hôn của Tòa án:
- Đối tượng áp dụng :
Người bị kết án, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong các vụ án do TAND đã xét xử sơ thẩm phúc thẩm, hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm nếu có nhu cầu sao lục các bản án, quyết định của Tòa án thì làm đơn gửi đến TAND để được cấp các bản sao. Trong đơn cần ghi rõ tên vụ án, số và ngày bản án hoặc quyết định.
- Hồ sơ cần thiết :
- Đơn sao lục bản án
- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân
- Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
- Trình tự giải quyết:
Khi nhận được đơn sao lục bản án thì bộ phận tiếp nhận đơn sẽ gửi lên Chánh án ký duyệt, sau đó chuyển xuống Văn phòng, Văn phòng chuyển đến cán bộ lưu trữ, cán bộ lưu trữ đến kho lưu trữ tìm hồ sơ vụ án và photo bản án trình Chánh Văn phòng ký sao y.
- Địa điểm tiếp nhận: Trụ sở Tòa án nhân dân nơi xin sao lục.
Dưới đây là mẫu đơn xin trích lục bản án ly hôn :
>> Tải ngay: Mẫu đơn xin sao lưu trích lục bản án, quyết định
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa danh, ngày …. tháng … năm ……
ĐƠN XIN SAO LỤC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH
Kính gửi: Tòa án Nhân dân ...
Tôi tên là: ... sinh năm: ... giới tính: ...
Địa chỉ thường trú:
Địa chỉ tạm trú:
Tôi là (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan) ... trong vụ ... đã được Tòa án nhân dân ... giải quyết tại bản án, quyết định số ... /HSST ngày ... háng ... năm ...
Tôi đề nghị Tòa án cho tôi được sao lục ... bản án, quyết định nêu trên để tiện việc sử dụng.
Gởi kèm theo: -Bản pho to CMND | NGƯỜI LÀM ĐƠN (ký tên ghi rõ họ tên) |
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.
2. Hướng dẫn phân chia tài sản và hoàn thiện hồ sơ xin ly hôn?
Luật sư tư vấn:
Theo như những gì bạn trình bày, đã có quyết định của Tòa án đưa ra là căn nhà đó thuộc quyền sở hữu của bạn và bạn phải trả cho vợ 150 triệu đồng. Như vậy, ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của anh và anh có quyền định đoạt đối với căn nhà đó mà không cần có sự đồng ý của vợ.
Thưa luật sư, xin hỏi: Gửi đơn ly hôn thi gửi ô cấp xa hay cấp huyện ạ ? Cảm ơn!
Về việc nộp đơn ly hôn tại đâu? Trường hợp nộp đơn ly hôn thuận tình, bạn sẽ nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú hoặc làm việc. Trường hợp nộp đơn ly hôn đơn phương thì nộp đơn tại TAND cấp quận/ huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện).
Thưa luật sư, xin hỏi: Con tôi mới được 3 tháng tuổi, vợ tôi bế con về ngoại tại vì trong cuộc sống cô ấy không nghe lời gia đình tôi hay cãi mẹ tôi. Từ lúc con trai tôi chào đời bố mẹ cô ấy không đến thăm cháu lần nào. Và cô ấy đề nghị tôi làm đơn ly hôn. Vậy luật sư cho tôi hỏi sau khi ly hôn tôi có được quyền nuôi con không
Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con"
Trong trường hợp của bạn, vợ chồng bạn sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm quyền lợi mọi mặt của con. Một số căn cứ có thể được xem xét như: điều kiện sống từ lúc cháu sinh ra đến khi ly hôn; đạo đức, lối sống có ảnh hưởng đến cuộc sống của cháu con sau này; điều kiện về kinh tế có thể bảo đảm cuộc sống cho con; điều điều kiện về chỗ ở và các điều kiện khác.
Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi lấy chồng được 2 năm, nay có 1 con chung được 10 tháng tuổi. tôi mới biết anh đi tù 2 năm về và nghe lời mẹ thường đánh vợ giờ tôi làm đơn ly hôn thì quyền nuôi con thuộc về ai?, trong luật hôn nhân gia đình có điều khoản nào quy định về việc đề bù tuổi thanh xuân không?.chúng tôi có một mảnh đất 10m hiện tại đang ở do mẹ chồng tôi đứng ra mua cho 2 vợ chồng ở nhưng bà trả một nữa và yêu cầu vợ chồng tôi trả một nữa. chùng tôi đã trả được 10 triệu nhưng tất cả chỉ trên thực tế mà không có giấy tờ gì, vậy miếng đất đó chúng tôi có được chia không?
Theo pháp luật hiện hành, không có quy định về bồi thường tuổi thanh xuân khi ly hôn. Theo như những gì bạn trình bày, mảnh đất đó sẽ coi là tài sản chung.
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
3. Xin tư vấn về nơi nộp hồ sơ xin ly hôn ở đâu?
Hỏi:
a) Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết đơn xin ly hôn của anh rể ?
b) Xử lý tình huống ly hôn này của anh rể ?
c) Giả sử tòa án giải quyết cho anh rể ly hôn với chị tôi. Hãy trình bày hậuquả pháp lý của việc ly hôn trong tình huống này ?
Xin nhờ luật sư giúp. Xin cám ơn.
Luật sư tư vấn
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì hai vợ, chồng anh chị bạn đã nảy sinh mâu thuấn và sống ly thân với nhau do không còn tình cảm, do đó anh rể của bạn đã làm đơn xin ly hôn đơn phương với chị gái bạn. Theo đó, căn cứ theo quy định tại điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được thể hiện như sau:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Căn cứ theo quy định trên thì do chị bạn đàn mang thai 6 tháng cho nên anh rể bạn sẽ bị hạn chế quyền đơn phương ly hôn. Trong trường hợp này nếu anh rể bạn muốn ly hôn thì bắt buộc phải được chị gái bạn đồng ý và giải quyết theo hướng thuận tình ly hôn ( có nghĩa là cả hai cùng đồng thuận ly hôn). Việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn được quy định tại điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ...
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;
c) Tòa án nơi người yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;
d) Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài;
đ) Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
e) Tòa án nơi người phải thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
g) Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;
h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
i) Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;....
Như vậy, nếu anh chị bạn muốn giải quyết thuận tình ly hôn thì có thể gửi hồ sơ yêu cầu ly hôn lên Tòa án nhân dân quận, huyện nơi anh rể hoặc chị gái bạn đang thường trú, đăng ký tạm trú hoặc đang làm việc để yêu cầu được giải quyết.
4. Thủ tục ly hôn với vợ đại tá công an?
Vì công việc bận rộn chúng tôi quên mất chuyện phải đi đăng ký kết hôn, hơn nữa cũng chủ quan là chưa có con nên chưa đi đăng ký, trong thời gian chung sống cùng chồng, chồng tôi vốn có bản tính trăng hoa bên ngoài, anh lúc nào cũng hò̀ hẹn với những người phụ nữ đơn thân hoặc chồng đã chết, tôi bắt gặp rất nhiều lần tại nhà nghỉ. Vì xấu hổ cộng với tai tiếng tôi luôn im lặng tha thứ cho anh, nhưng anh vẫn chứng nào tật đấy, tôi đề nghị chia tay anh vẫn ở lỳ ra đó, cứ phải làm phiền tôi. Hằng ngày tôi đi làm về phải phục vụ anh đầy đủ cơm nước, giặt là, anh chỉ mỗi việc ăn và cầm điện thoại không rời, giá mà anh quý tôi quan tâm đến tôi bằng 1/2 cái điện thoại ôm trong người thì hạnh phúc biết bao. Tôi nói nhẹ anh cũng quát, tôi không nói gì cũng không yên thân, cả những cô đã từng lên giường với anh cũng nhắn tin gọi điện cho tôi bằng những lời tục tiễu rất khó nghe, tôi hết chịu đựng nổi rồi, đuổi anh đi khỏi nhà anh vẫn trơ ra đó, đề nghị chia tay với anh, để anh tự do chứ lén lút qua lại với người khác tội lắm, anh vẫn không chịu, lại kiếm cớ gây chuyện đập đồ trong nhà, đã vậy anh còn dựng chuyện bôi nhọ tôi với bạn bè của tôi, rồi anh cứ im lặng mà đi hẹn hò, thử hỏi một người Đảng Viên, một chiến sĩ công an năm nào cũng được bằng khen từ cấp bộ vậy mà những việc anh ta làm với tôi. Anh ta là Thượng tá cơ đấy, chức vụ P/TP. Xin hỏi tôi phải làm gì với ông thượng tá này để ông trả cho tôi cuộc sống tự do đây..?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: P.T.H
Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
"Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn."
"Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con."
"Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập."
Như vậy, do bạn không đăng ký kết hôn nên cũng không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Do đó, nếu bạn có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Trong trường hợp này, việc phân chia tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác liên quan.
5. Đã sống ly thân được 4 năm có được ly hôn không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. Sau hai lần hòa giải mà không thành, Tòa sẽ lập biên bản hòa giải không thành và đưa ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia định 2014 quy định:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con"
Trong trường hợp của bạn, vợ chồng bạn sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định trên cơ sở bảo đảm quyền lợi mọi mặt của con. Một số căn cứ có thể được xem xét như: điều kiện sống từ lúc cháu sinh ra đến khi ly hôn; đạo đức, lối sống có ảnh hưởng đến cuộc sống của cháu con sau này; điều kiện về kinh tế có thể bảo đảm cuộc sống cho con; điều điều kiện về chỗ ở và các điều kiện khác.
Thưa luật sư, xin hỏi: Chị gái tôi ly hôn đã lâu, khi ly hôn đã chia tài sản chị tôi lấy đất và có một ngôi nhà nhỏ, nay chị tôi đã xây được ngôi nhà lớn hơn và sổ đỏ đứng tên chị tôi. Chị tôi có hai cháu nay đã lớn có gia đình, có nhà và ở riêng, đứa lớn đã chuyển hộ khẩu khỏi hộ khẩu của chị tôi còn đứa nhỏ thì chưa. xin hỏi chị tôi bán nhà thì có cần chử ký của con không?, có bắt buộc phải chia tài sản cho con không? nếu chia thì như thế nào? xin cám ơn!
>> Nếu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất đó ghi người sử dụng chỉ là chị của bạn thì chị của bạn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất đó mà không cần phải có sự đồng ý của các con.
Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi có một vấn đề nhờ luật sư tư vấn. hiện nay tôi đã gửi đơn ly hôn đến tòa án Q12 mong được giải quyết ly hôn.tòa đã mời 3 lần nhưng chồng tôi chỉ lên 1 lần...(chồng tôi có giấy tạm trú Q12,nhưng hiện nay không còn ở đây nữa và anh ấy không cho tôi biết địa chỉ nơi anh ấy ở ).tòa yêu cầu tôi cung cấp địa chỉ mới của anh ấy nhưng tôi không biết để cung cấp.trong trường hợp như vậy,tôi có được tòa giải quyết ly hôn hay không..nếu không tôi cần thủ tục như thế nào để có thể ly hôn...xin chân thành cảm ơn luật sư
Trường hợp này chồng bạn không phải bỏ đi hay không rõ tung tích nên bạn cũng không thể yêu cầu tuyên bố mất tích để giải quyết ly hôn được. Bạn nên tìm hiểu địa chỉ cụ thể của chồng bạn để cung cấp cho Tòa.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.