1. Thuyết rối loạn tổ chức xã hội

Thời gian: Cuối thế kỉ XIX đến thập niên 30 của thế kỉ XX.

Học giả tiêu biểu: E’mile Durkheim, W.I.Thomas, Florian Znaniecki, Rober Park, Ernest Burgess...

Thuyết rối loạn tổ chức xã hội có quan hệ mật thiết với trường phái sinh thái học của tội phạm học. Nhiều trường phái tội phạm học thời kì đầu có nguồn gốc từ việc nghiên cứu những khu định cư và cộng đông thành thị cũng như trong phong trào sinh thái con người đầu thế kỉ XX. Tiêu biểu cho nhóm này là Emile Durkheim.

Emile Durkheim (1858 - 1917) là nhà xã hội học, nhân loại học Pháp. Trong công trình “Sự phân công lao động trong xã hội”, ông cho rằng sự thay đổi xã hội nhanh chóng sẽ đưa tới sự gia tăng về phân công lao động và như vậy sẽ tạo ra trạng thái hỗn độn, thiếu sự quan tâm giữa con người với con người, đưa đến tình trạng thiếu hụt chuẩn mực và giá trị cuộc sống cũng như phá vỡ các chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người. Ông gọi trạng thái này là “tình trạng vô tổ chức” (Anomie). Từ trạng thái vô tổ chức sẽ phát sinh các hành vi lệch lạc trong xã hội, tội phạm, hành vi tự tử. Hay nói cách khác, tình trạng vô tổ chức trong xã hội là nguyên nhân phát sinh tội phạm.

Từ đó, ông đề cao vai trò của luật pháp khi nhận định luật pháp là biểu tượng của sự đoàn kết xã hội. Luật pháp cỏ vai trò quan trọng trọng việc giữ gìn trật tự xã hội, hạn chế tội phạm. Để đạt được điều này, luật pháp phải giải quyết được “tình trạng vô tổ chức” trong xã hội. Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra rằng tất cả các xã hội không chỉ có tội phạm mà còn có hình phạt. Hình phạt có vai trò quan trọng trong phòng ngừa tội phạm. Hình phạt phải được quy định bởi luật pháp. Lý do căn bản dẫn đến các hình phạt thay đổi tùy thuộc vào cấu trúc xã hội và yêu cầu của xã hội. Trong xã hội, sự trừng phạt đối với những người chệch hướng (người phạm tội) được sử dụng để củng cố hệ thống giá trị, để nhắc nhở người đó cái gì đúng, cái gì sai, răn đe để họ không phạm tội cũng như tái phạm. Bằng cách ấy, giữ gìn đức tin chung và theo đó là sự thống nhất trong xã hội. Sự trừng phạt phải nghiêm khắc để đạt được mục đích này.

Tiếp đó, một số nhà xã hội học thời kì đầu của thuyết này đã nghiên cứu về các cộng đồng dân cư ở Mỹ. Đó là W.I.Thomas, Florian Znaniecki. Trong tác phẩm “Những người nông dân Ba Lan ở châu Âu và Mỹ”, hai ông đã mô tả những vấn đề mà những người nhập cư Ba Lan phải đương đầu trong thời kì những năm 1900 khi họ rời bỏ quê hương và chuyển đến sống ở các thành phố của Mỹ. Hai ông đã chỉ ra tỉ lệ tội phạm gia tăng trong nhóm người không có chỗ đứng (vị trí) trong xã hội và họ đưa ra giả thuyết nguyên nhân dẫn đến tội phạm là do sự rối loạn tổ chức xã hội (Social Disorganization), hậu quả của sự bất lực của những người nhập cư trong quá trình tiếp nhận, chuyển đổi từ những chuẩn mực và giá trị của văn hoá của quê hương sang những chuẩn mực, giá trị mới.

 

2. Thuyết xung đột văn hoá (còn gọi là thuyết lệch lạc văn hoá)

Thời gian: Từ năm 1920 đến nay.

Học giả tiêu biểu: Thorsten Sellin, Frederic M. Thrasher, William F.Whyte, Marvin Wolfgang...

Thorsten Sellin (1896 - 1994), giáo sư, tiến sĩ xã hội học Mỹ là người sáng lập của thuyết xung đột văn hoá. Với công trình “Tội phạm trong sự thất vọng” (1937); “Xụng đột văn hoá và tội V phạm” (1938) ông đã nghiên cứu vấn đề đa dạng văn hoá trong xã hội công nghiệp hiện đại. Theo Sellin, luật pháp chính là sự biểu hiện cấu trúc thông thường của văn hoá “chủ yếu” so với văn hoá của “thiểu số”. Luật hình sự quy định chuẩn mực để xác định về tội phạm, sự trái pháp luật của hành vi và các hình phạt áp dụng cho hành vi đó, điều riày phản ánh các giá trị và lợi ích của nhóm người có nhiều quyền lực trong xã hội, giành được quyền kiểm soát tiến trình luật pháp. “Những chuẩn mực hành vi” (conduct norms) của một số người khác - những người có ít quyền lực hơn trong xã hội thì phản ánh tình hình xã hội đặc thù của họ với những quan niệm riêng biệt, điều này đưa tới sự xung đột với những chuẩn mực để xác định tội phạm của nhóm người có nhiều quyền lực. Một hành vi theo quan niệm của nhóm người có ít quyền lực có thể là hành vi bình thường, thậm chí là thói quen hàng ngày nhưng theo quan niệm của những người có quyền lực kiểm soát xã hội, nó có thể bị coi là hành vi lệch lạc hoặc tội phạm. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới hành vi lệch lạc hoặc tội phạm trong xã hội đối với hành vi của cá nhân thuộc về nhóm người có ít quyền lực hơn. Sellin còn chỉ ra rằng sự đa dạng xã hội cũng như đa dạng về văn hoá sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn, xung đột xu hướng ngày càng nhiều hơn và như vậy hành vi lệch lạc cũng như tội phạm sẽ ngày càng gia tăng.

Sellin đã chia xung đột văn hoá làm hai loại:

+ Xung đột chủ yếu (primary conflict) xảy ra khi có sự xung đột giữa các loại văn hoá chủ yếu trong xã hội. Sellin đã đưa ra ví dụ cổ điển trong trường hợp này. Một vụ án xảy ra ở New Jersey. Một người cha gốc Sicile đã giết chết người yêu của cô con gái mới 16 tuổi của mình vì cho rằng anh này đã quyến rũ cô gái, làm ảnh hưởng đến truyền thống của dòng họ, đến danh dự của gia đình ông ta. Trong trường hợp này, người đàn ông đó đã bảo vệ gia đình theo cách truyền thống lâu đời của người dân Sicile. Như vậy ở đây đã có sự xung đột giữa văn hoá truyền thống của người Sicile với văn hoá hiện tại của New Jersey.

+ Xung đột thứ cấp (secondary conflict) xảy ra khi có sự xung đột văn hoá giữa văn hoá thiểu số và văn hoá chủ yếu. Ví dụ hành vi hành nghề mại dâm theo những người thuộc văn hoá thiểu số íà bình thường, nhưng theo những người thuộc văn hoá chủ yếu thì đây là hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật.

 

3. Thuyết học lại từ xã hội

Thời gian: Từ năm 1930 đến nay.

Học giả tiêu biểu: Edwin Sutherland, Robert Burgess,...

Thuyết học lại từ xã hội cho rằng tất cả các hành vi được học nhiều từ xã hội và tội phạm - hình thức của hành vi xảy ra cũng là do học lại từ xã hội. Thuyết học lại từ xã hội đã nhấn mạnh tới vai trò của cộng đồng và xã hội hoá trong việc đưa tới việc học các mẫu hành vi phạm tội và các giá trị trợ giúp cho hành vi đó. Theo thuyết học lại từ xã hội, hành vi phạm tội là sản phẩm của môi trường xã hội, không phải là đặc tính bẩm sinh của một số người đặc biệt. Một trong những hình thức của thuyết học lại từ xã hội ra đời sớm nhất và có ảnh hưởng lớn trong tội phạm học ngày nay là thuyết nhóm khác biệt của Edwin Sutherland, ra đời năm 1939.

Thuyết nhóm khác biệt của Edwin Sutherland

Giáo sư, Tiến sĩ Edwin Sutherland (1883 - 1950) là nhà tội phạm học Mỹ. Trong cuốn “Tội phạm học” ông cho rằng người phạm tội đã học việc phạm tội thông qua nhóm khác biệt qua quá trình tiếp xúc, giao tiếp với những người khác và những người này có ảnh hưởng nhất định đối với việc gây ra tội phạm. Sutherland đã nhấn mạnh vai trò của học lại từ xã hội được giải thích như là nguyên nhân của tội phạm. Bởi vì ông cho rằng rất nhiều quan niệm phổ biến trong lĩnh vực tội phạm học vào thời điểm đó như loại hình xã hội, thừa kế gen phạm tội, đặc điểm sinh học, nhược điểm về nhân cách đã không giải thích được một cách đầy đủ quá trình những người bình thường khác thực hiện tội phạm. Sutherland là nhà tội phạm học nổi tiếng nhất khi cho rằng tất cả những hành vi có ý nghĩa của con người chẳng qua là sự học lại và hành vi phạm tội là hình thức của hành vi cũng không năm ngoài phạm trù đó.

Ông đã chỉ ra 9 nguyên lý của “thuyết nhóm khác biệt”.

1. Hành vi phạm tội là sự học lại. Tội phạm không phải do bẩm sinh hay thừa kế gen. Bất kì ai cũng có thể học lại hành vi phạm tội từ xã hội dẫn đến phát sinh tội phạm.

2. Hành vi phạm tội được học từ trong sự tiếp xúc, trong quá trình giao tiếp với những người khác.

3. Nội dung cơ bản của việc học lại của hành, vi phạm tội xảy ra trong nhóm người có quan hệ mật thiết.

4. Khi hành vi phạm tội được học lại từ người khác, việc học lại bao gồm: Kĩ năng thực hiện tội phạm (trong một số trường hợp, những kĩ năng này rất phức tạp hoặc đơn giản), sự chỉ dẫn về động cơ, dàn xếp, sự hợp lý hoá, thái độ.

5. Việc học kĩ năng thực hiện tội phạm, sự chỉ dẫn về động cơ, dàn xếp... được học từ những khái niệm mà pháp luật quy định để xem xét có lợi hay không có lợi cho người phạm tội.

6. Một người phạm tội vì mục đích có lợi chứ không phải phạm tội vì bất lợi.

7. Các nhóm khác biệt có thể đa dạng về tần số hoạt động, sự ưu đãi, khoảng thời gian và cường độ giao tiếp.

8. Hành vi phạm tội do. học lại liên quan đến tất cả các cơ chế trong bất kì hình thức học lại nào.

9. Nếu hành vi phạm tội thể hiện những nhu cầu và giá trị phổ biến thì nó không được giải thích bởi những nhu cầu và giá trị phổ biến đó vì khi ấy hành vi không phải là tội phạm đã có cùng nhu cầu và giá trị phổ biến.

“Thuyết nhóm khác biệt” có đóng góp lớn đối với tội phạm học. Ông đã nghiên cứu hiện tượng tội. phạm dưới cả góc độ cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, thuyết này cũng có hạn chế là không giải thích được nguyên nhân của tội phạm cho mọi trường hợp phạm tội. Đặc biệt, "học thuyết đã lý giải vấn đề tại sao con người ta phạm tội, nhưng vẫn chưa lý giải được tại sao con người ta vẫn tiếp tục phạm tội.

>> Xem thêm: Phân tích các phương pháp nghiên cứu của tội phạm học

 

4. Thuyết kiểm soát xã hội

Thời gian: Từ năm 1950 đến nay.

Học giả tiêu biểu: Travis Hirschi, Walter c.Reckless, Howard B.Kaplan.

Nếu như tội phạm học cổ điển khi nghiên cứu về tội phạm luôn đặt câu hỏi đâu tiên là tại sao con người ta lại phạm tội và cô gắng tìm ra câu trả lời thì thuyết kiểm soát xã hội lại đặt ra câu hỏi đầu tiên là tại sao những người khác không phạm tội mà chỉ có một số người phạm tội.

Thuyết kiểm soát xã hội đã coi vấn đề nhân cách lệch lạc của con người kết họp với môi trường sống (môi trường tiêu cực) là nguyên nhân phát sinh tội phạm. Trong thuyết kiểm soát xã hội có nhiều nhánh nghiên cứu khác nhau, tiêu biểu hơn cả là thuyết quy ước xã hội và thuyết ngăn chặn.

 

4.1 Thuyết quy ước xã hội

Tác giả của thuyết quy ước xã hội là giáo sư, tiến sĩ Travis Hirschi (chuyên gia xã hội học Mỹ). Là ngưới chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của thuyết nhóm khác biệt của Edwin Sutherland, vào năm 1969, ông đã cho ra đời cuốn sách “Nguyên nhân của tội phạm”. Trong cuốn sách này, ông cho rằng tội phạm là kết quả của sự yếu kém hoặc phá vỡ quy ước của cá nhân với xã hội. Đồng thời, ông cũng đưa ra luận điểm về kiểm soát xã hội đối với cá nhân để hạn chế tội phạm.

Kiểm soát xã hội đối với hành vi của con người thông qua quy ước của cá nhân với xã hội và như vậy, quy ước xã hội có ảnh hưởng đến hành vi của con người trong đó có tội phạm. Hirschi cho rằng, trong xã hội có tồn tại mối quan hệ giữa cá nhân với quy ước xã hội. Một khi cá nhân tuân thủ tốt các quy ước xã hội sẽ giảm thiểu sự lệch hướng khỏi quy ước đó, giảm thiểu hành vi phạm tội. Ông cho ràng mối quan hệ giữa cá nhân với quy ước xã hội được giới hạn trong bốn điểm cơ bản sau:

+ Sự gắn bó: Sự gắn bó biểu hiện sự chia sẻ quyền lợi của cá nhân với những người khác trong xã hội. Sự gắn bó giữa cá nhân và cộng đồng càng mật thiết thì việc thu nhận các quy tắc xã hội của cá nhân càng hiệu quả.

+ Sự cam kết: Một cá nhân có được sự cam kết tự nguyện về mục tiêu giáo dục, hoạt động nghề nghiệp lâu dài thì ít khi đi chệch khỏi mục tiêu đó và như vậy, họ ít đi chệch khỏi những quy tắc của xã hội, của pháp luật.

+ Sự ràng buộc-. Khi các cá nhân có sự ràng buộc trong một thiết chế khu vực hay một tổ chức xã hội thì chắc chắn hiện tượng lệch lạc cũng như tội phạm ít xảy ra.

+ Tín ngưỡng-. Sự chia sẻ các giá trị và hệ thống các quan niệm đạo đức. Tín ngưỡng được quy vào giá trị tự thân. Neu tín ngưỡng lành mạnh thì hành vi lệch lạc cũng như tội phạm ít xảy ra.

Theo Hirschi, một cá nhân hội tụ đủ 4 đặc điểm này trong quan hệ với quy ước xã hội thì người đó rất ít có khả năng trở thành người phạm tội. Như vậy, nếu cá nhân được cộng đồng kiểm soát (thông qua mối quan hệ mật thiết với cộng đồng), bản thân cá nhân tự kiểm soát mình theo yêu cầu của xã hội, cá nhân có sự ràng buộc (được quản lý) trong một thiết chế khu vực hay một tổ chức xã hội và giữa các cá nhân có sự chia sẻ về các giá trị và các quan niệm đạo đức thì sẽ hạn chế được tội phạm.

Đồng thời, ông cùng với Gottfredson phát triển thuyết tự kiểm soát vào năm 1990. Hai ông cho rằng người phạm tội vẫn có khả năng kiểm soát đối với ham muốn của mình. Khi ham muốn cá nhân xung đột với lợi ích của xã hội, những người thiếu tự chủ, thiếu khả năng kiểm soát bản thân đã để cho ham muốn lấn át trong khoảnh khắc nhất định, dẫn đến có hành vi vi phạm pháp luật và trở thành tội phạm. Do vậy, nếu quy ước xã hội giữa cá nhân và xã hội phát triển tốt sẽ tạo ra được cơ chế hiệu quả cho việc tự kiểm soát của cá nhân. Đồng thời, ông cũng cho rằng, tự kiểm soát là khái niệm quan trọng có thể giải thích tất cả các hình thức phạm tội cũng như các loại hành vi khác.

 

4.2 Thuyết ngăn chặn

Tác giả của thuyết ngăn chặn là Walter C.Reckless. Trong cuốn “Vấn đề tội phạm”, ông cho rằng phần lớn các thuyết xã hội học tuy đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề nhưng sự giải thích cũng như dự báo vẫn còn hạn chế. Theo ông, tội phạm là kết quả của áp lực xã hội tác động đến cá nhân, thúc đẩy họ thực hiện hành vi phạm tội cũng như sự thất bại của cá nhân chống lại áp lực đó. Reckless đã gọi cách tiếp cận của mình để tìm hiểu về tội phạm dưới góc độ tội phạm học là thuyết ngăn chặn. Ví dụ, xã hội luôn tôn trọng người giàu có, thành đạt, do áp lực này từ xã hội, một số cá nhân đã tự lựa chọn cho mình con đường phạm tội để nhanh chóng giàu có và thành đạt.

Để phòng ngừa tội phạm, Reckless nhấn mạnh cần tiến hành ngăn chặn cả bên trong và bên ngoài. Để ngăn chặn bên ngoài, ông cho rằng xã hội, nhà nước, cộng đồng dân cư, các làng quê, gia đình, các nhóm hạt nhân khác có thể quản lý các cá nhân thông qua những ràng buộc chuẩn mực và đòi hỏi được chấp nhận (đạo đức và pháp luật). Để ngăn chặn bên trong, thể hiện thông qua khả năng của cá nhân tuân thủ những chuẩn mực được đòi hỏi để người đó tự quản lý bản thần. Bên cạnh đó, ông còn cho rằng ngăn chặn bên trong thì hiệu quả khó khăn hơn nhiều so với ngăn chặn bên ngoài việc thực hiện hành vi phạm tội.

Thuyết kiểm soát xã hội đã đặt ra vấn đề xây dựng cơ chế kiểm soát xã hội cũng như kiểm soát cá nhân của chính phủ và chính quyền các địa phương trong phòng ngừa tội phạm, nếu chính phủ và chính quyền các địa phương làm tốt công tác này thì sẽ giảm thiểu hiệu quả tỉ lệ tội phạm trong xã hội. Tuy nhiên, một số nhà tội phạm học Mỹ đã chỉ trích quan điểm của hai ông khi cho rằng thuyết tự kiểm soát có hạn chế là chưa xác định được rạch ròi thế nào là tự kiểm soát với xu hướng phạm tội của cá nhân.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)