1. Thuyết sinh học thời kì đầu

Thời gian: Từ năm 1880 đến năm 1930

Học giả tiêu biểu: Cesare Lombroso, Enrico Ferri, Raffaele Garofalo, Buckman Goring-

Cesare Lombroso (1835 - 1909) được coi là nhà tiên phong của tội phạm học thời kì cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tư tưởng của ông được coi là một trong những cơ sở của plýg trào “thuyết sinh học quyết định” đầu thế kỉ XX. ông đã hợp nhất chủ nghĩa thực chứng của August Comte và thuyết tiến hoá Charles Darwin và rất nhiều nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa tội phạm và cơ thể như các công trình nghiên cứu của France Joseph Gall (1758 - 1828), Johann Kaspar Lavater (1741 - 1801), Chaler Caldwell (1772 - 1853). Trong tác phẩm “Người phạm tôi'’ (Criminal Man), ông đã đưa ra thuật ngữ nổi tiếng “người phạm tội bẩm sinh” (bom criminals) thông qua “thuyết sinh học quyết định”. Từ đây, tội phạm học đã thực sự trở thành ngành khoa học nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm. Cesare Lombroso đã thay thế quan niệm của tội phạm học cổ điển (cho rằng tự do ý chí, sự lựa chọn của cá nhân là nguyên nhân của tội phạm) bằng quan điểm cho rằng nguồn gốc phát sinh tội phạm bắt nguồn từ nguyên nhân liên quan đến đặc điểm của cơ thể. ông đã phát triển tội phạm học theo hướng mới, giải thích nguyên nhân của tội phạm thông qua những nghiên cứu khoa học và thí nghiệm, từ đó tạo nên trường phái thứ hai trong tội phạm học - trường phái tội phạm học thực chứng hay còn gọi là trường phái Italia. Trong quá trình nghiên cứu, ông đã sử dụng rộng rãi các biện pháp và phương pháp thống kê trong việc.xử lý các dữ liệu về nhân chùng học, xã hội, kinh tế.

Trên cơ sở nghiên cứu xương và chân dung qua ảnh của những người phạm tội khét tiếng đã bị hành hình, bị chết trong tù, những tù nhân đang sống trong các nhà tù ở Italia cùng với sự so sánh với những người dân bình thường, Cesare Lombroso đã có những kết luận nổi tiếng làm nên tên tuổi của mình. Cesare Lombroso cho rằng, có thế dựa vào hộp sọ, diện mạo khuôn mặt và hình dáng con người có thể đoán biết được một người có phải là tội phạm bẩm sinh hay không. Đồng thời, ông cũng chỉ ra những đặc điểm cơ thể đặc trung bẩm sinh của những người được coi là tội phạm. Những người này không có sự hoàn thiện về sinh học so với các công dân bình thường, còn về mặt sinh lý học, người phạm tội giống với động vật hơn là so với người đương thời. Cụ thể là người phạm tội có đặc điểm giống với tổ tiên của loài người hơn là công dân bình thường. Có thể nhận ra người phạm tội trong những người không phạm tội bởi những dấu hiệu khác thường của “bệnh lại giống” (atavism) - những đặc điểm nổi bật của loài người ở giai đoạn phát triển thấp, trước khi họ hoàn toàn trở thành người. Ông đã chỉ ra rằng, những người có 5 đặc điểm bẩm sinh sau đây thì là người phạm tội bẩm sinh. Cụ thể như sau:

+ Miệng rộng và hàm răng khoẻ, những đặc điểm của loài ăn thịt sống, trán dốc, ngắn;

+ Xương gò má nhô cao, mũi bẹt;

+ Tai hình dáng quai xách;

+ Mũi diều hâu. môi to dầy, mắt gian giảo, lông mày rậm;

+ Không nhạy cảm với đau đớn, cánh tay dài.

Một cá nhân sinh ra mà có đặc điểm cơ thể mô tả như trên thì là người phạm tội bẩm sinh. Cesare Lombroso cho rằng gần 90% người phạm tội thực hiện tội phạm là do ảnh hưởng của lại giống.

Đối với việc phòng ngừa tội phạm bẩm sinh, ông cho rằng cần hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa tác động đối với người phạm tội. Do người phạm tội bẩm sinh là nguy hiểm đối với xã hội cho nên để chủ động phòng ngừa tội phạm, nên biệt lập những người này khỏi xã hội mà không cần đợi đến lúc họ phạm tội. Tuy nhiên, ông ủng hộ quan điểm cần đối xử nhân đạo đối với người phạm tội và phản đối việc áp dụng tử hình đối với người phạm tội.

Những phát hiện của Cesare Lombroso trong tội phạm học có nhiều điểm cho đến nay vẫn gây tranh luận và một số quan điểm bị các nhà tội phạm học phê phán. Ngày nay, các nhà tội phạm học đã chúng minh có nhiều trường hợp, cá nhân tuy không có đặc điểm “tại giống” nói trên nhưng vẫn là người phạm tội nguy hiểm. Kết luận của ông chỉ giải thích được phân nào nguyên nhân của tội phạm nhưng không giải đáp được hết nguyên nhân của tội phạm nói chung. Hạn chế trong học thuyết của ông là ở chỗ ông nhấn mạnh tới đặc điểm sinh học của cá nhân mà coi nhẹ vai trò của môi trường sống cũng như tác động của môi trường sống đối với cá nhân.

 

2. Một số thuyết sinh học điển hình khác

Thời gian: Từ năm 1930 đến nay

Học giả tiêu biểu: Ernst Kretschmer, William Sheldon, Richard Louis Dugdale, Henry Gorddard, Patricia A.. Jacobs...

 

2.1 Trường phái kiểu cơ thể

Trường phái kiểu cơ thể khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm đã cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa những đặc điểm về thể chất của con người với tội phạm. Trường phái kiểu cơ thể đã liên kết giũa khổ người với việc thực hiện hành vi trong đó có hành vi phạm tội. Sáng lập nên trường phái này là do Emst Kretschmer và tiếp đó là William Sheldon.

Ernst Kretschmer (1888 - 1964) là giáo sư, tiến sĩ y khoa, tiến sĩ triết học, nhà tâm lý học Đức. Trong công trình “Thể chất và tính cách” (1931), ông rút ra nhận định là trong xã hội có 3 loại người khác nhau cơ bản. Đó là:

1) Người suy nhược bao gồm: gày gò, thể chất yếu ớt, vai hẹp;

2) Người lực lưỡng bao gồm: từ trung bình đến cao, khỏe mạnh, cơ bắp, xương thô;

3) Người béo bao gồm: cao trung bình, hình dáng mũm mĩm, cổ to, mặt rộng.

Sau đó, ông liên kết những kiểu người đó với những rối loạn tinh thần khác nhau. Người béo với tình trạng vui buồn thất thường, dễ chán nản; người suy nhược và lực lưỡng với tinh thần phân lập. Ông cho rằng người lực lưỡng có khuynh hướng phạm tội nhiều hơn những người khác, ứng với mỗi loại cơ thể là một loại nhân cách tương ứng. Ông chia tính cách ra làm hai nhóm: Schizothymic và Cyclothymic. Schizothymic bao gồm tính cách nhạy cảm và lạnh lùng, còn Cyclothymic bao gồm tính cách yếu đuối và hưng cảm nhẹ.

Công trình nghiên cứu của Ernst Kretschmer được một số nhà khoa học trên thế giới hưởng úng trong đó tiêu biểu nhất là William Sheldon. William Sheldon tiếp tục kế thừa Kretschmer và phát triển một cách có hệ thống các kiểu cơ thể. Bện cạnh đó, William Sheldon đã cố gắng lý giải nguyên nhân của tội phạm gắn với kiểu cơ thể.

William Sheldon (1898 - 1977) là nhà tâm lý học, nhân chủng học người Mỹ. Trong công trình “Các loại thể chất con người: Một lời giới thiệu về cấu tạo tâm lý” (1940) ông đã nghiên cứu về các loại cơ thể người (human body type), mối liên hệ giữa các loại cơ thể người với các tính cách đặc trưng (human Personality traits) và các loại khí chất (temperament types). Ông đã phát triển thuyết của mình khi chia người ra làm 3 loại (kiểu): Endomorph (tròn, béo, mềm); mesomorph (lực lưỡng, cơ bắp); ectomorph (mong manh, yếu ớt, gầy gò).

Ông đã cố gắng tìm ra mối liên hệ với các hành vi cá nhân với các kiểu cơ thể. Ông cho rằng kiểu cơ thể mesomorph (lực lưỡng, cơ bắp) đi gần với dạng phạm tội nhất bởi vì loại cơ thể này rất dễ bị kích động, dễ dàng nổi nóng, dễ rơi vào trạng thái thần kinh căng thẳng khó kiểm soát, ông cũng thấy đối với kiểu cơ thể endomorph thi khoan dung, thân thiện, dễ bàng lòng. Còn kiểu cơ thể ectomorph quá nhạy cảm, dễ nản chí. Từ đó, ông đi đến kết luận trong 3 kiểu cơ thế nói trên thì người cơ bắp, lực lưỡng có khuynh hướng phạm tội cao hơn những người khác.

Lý thuyết của trường phải kiểu cơ thể bị một số nhà tội phạm học phê phán vì mẫu nghiên cứu hẹp, chỉ dựa trên 3 kiểu cơ thể đối với hai loại người là người phạm tội và người không phạm tội, vì vậy, độ chính xác chỉ là tương đối. Hơn nữa lý thuyết của trường phái này chưa đề cập vai trò của môi ưường sống, tác động của môi trường sống đối với cá nhân. Chính vì vậy, lý thuyết này không thể giải thích bao quát hết cho nguyên nhân phạm tội của tất cả các tội phạm.

 

2.2 Thuyết phạm tội thừa kế

Ngay từ đầu thế kỉ XVIII, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về vấn đề nguyên nhân phạm tội là do gen di truyền. Tuy nhiên, phải đến khi Richard Louis Dugdale (1841 - 1883) nghiên cứu và cho ra đời công trình khoa học “Dòng họ Juke: Sự nghiên cứu về tội phạm, tình trạng bần cùng, bệnh tật và sự di truyền” (1875) thì khi đó mới hình thành thuyết phạm tội thừa kế trong tội phạm học.

Richard Louis Dugdale đã nghiên cứu cuộc đời của hơn 1000 thành viên gia đình của dòng họ Juke. Mối quan tâm của ông đối với gia đình này bắt đầu xuất hiện khi ông đi kiểm tra các nhà tù, ông phát hiện có 6 người trong dòng họ này đang ở trong nhà tù ở ngoại ô của New York. Khi nghiên cứu một chi của những hậu duệ của Ada Jukes, người được ông cho là mẹ của tội phạm (ông lấy Ada Jukes làm mốc), Richard Louis Dugdale đã tìm thấy trong số gần 1200 thành viên gia đình là hậu duệ của Ada Jukes có tới 280 người bần cùng, 60 người phạm tội trộm cắp tài sản, 7 người phạm tội giết người, 90 người phạm các tội khác, 40 người mắc bệnh hoa liễu, 50 người hành nghề gái điếm. Sự khám phá của ông đã chỉ ra rằng có một số dòng họ đã sản sinh ra những thế hệ tội phạm, họ chắc chắn đã di truyền một đặc điếm thoái hoá nào đó từ đời này sang đời khác. Hay nói cách khác, nguyên nhân của tội phạm là do người phạm tội đã thừa kế gen tồi tệ cúa thế hệ trước. Đồng thời, ông lại nghiên cứu và so sánh dòng họ Ada Jukes với một dòng họ có tiếng là trong sạch khác - dòng họ Jonathan Edwards. Jonathan Edwards từng làm hiệu trưởng trường đại học Princeton. Hậu duệ của Edwards có người từng làm tổng thống và phó tổng thống Mỹ, nhiều người thành công trong kinh doanh. Không ai trong dòng họ Edwards được xác định là vi phạm pháp luật.

Sau đó, vào năm 1916, Arthur H. Estabrook đã xuất bản công trình nghiên cứu của mình sau công trình của Dugdale cũng khẳng định một chi khác của dòng họ Ada Jukes có 715 người thì có tới 378 người hành nghề mại dâm, 170 người ở tình trạng bần cùng, 118 người khác là tội phạm.

Sự ra đời và phát triển của “Thuyết phạm tội thừa kế” đã -dan đến sự hình thành và phát triển của phong trào ưu sinh (eugenics movement) những năm 1920 và đến đầu năm 1930. Sau đó, phong trào này đã phát triển đến mức hình thành “tội phạm học ưu sinh” (eugenic criminology). Quan điểm của tội phạm học ưu sinh đã giải thích nguyên nhân của tội phạm là do một số người của thế hệ sau đã kế thừa (di truyền) những gen tồi tệ của thế hệ trước. Do vậy, để kiểm soát được tội phạm cần phòng ngừa bằng cách không để cho những đặc điểm của người phạm tội được di truyền sang thế hệ sau (cần triệt sản đối với người phạm tội). . Eros là tên của thần ái tình người Hy Lạp còn Thanatos là tên của thẩn chết người Hy Lạp. Freud đà lây tên các vị thần nói trên để đặt tên cho hai bản năng tương ứng.

Freud còn cho ràng sự không tương xứng (inadequate sublimation) cỏ thể là nguyên nhân khác dần đến tội phạm. Đây ỉà quá trình tâm ỉ í mà nhờ đó, trạng tháỉ tình táo sè bị thay thế ''biểu tượng” bởi trạng thái khác. Freud đà lấy ví dụ cho trường hợp này. Một người đàn ông từ thuở nhỏ đến khi trưởng thành phải sông với người mẹ chuyên quyền, độc đoán, ông ta muốn độc lập nhưng không thế nên đà căm ghét mẹ nhưng không dám bộc lộ thái độ của mình một cách trực tiếp với người mẹ. Người này muốn giải toâ tình cảm căm ghét của mình với mẹ bằng cách tân công nhừng người phụ nừ khác - những người mà anh ta suy nghĩ trong tâm tưởng sè thay thế cho “biểu tượng nhân vật người mẹ. Nhừng người đàn ông kiêu này trên thực tế có thế là người thường xuyên đánh đập vợ hoặc trở thành người phạm tội hiếp dâm hoặc quấy rối tình dục đồng nghiệp hoặc là người rất căm ghét phụ nữ...

Sự ra đời “Thuyết phạm tội thừa kế’’ đã đóng góp nhất định vào quá trình phát triển của tội phạm học. Tuy nhiên, cách lý giải về nguyên nhân của tội phạm theo thuyết này còn có hạn chế khi nó chỉ nhấn mạnh tới đặc tính sinh học của người phạm tội - tức là vấn đề “người phạm tội thừa kế gen tồi tệ của thế hệ trước”. Thuyết này chỉ đề cập tội phạm với tư cách là hiện tượng cá nhân mà chưa đề cập tội phạm với tư cách là hiện tượng xã hội. Thuyết phạm tội thừa kế đã phủ nhận vai trò của môi trường sống cũng như tác động qua lại giữa cá nhân và môi trường sống khi lý giải về nguyên nhân của tội phạm. Đặc biệt, biện pháp phòng ngừa tội phạm mà trường phái “Tội phạm học ưu sinh” đưa ra do ảnh hưởng của “Thuyết phạm tội thừa kế” là rất cực đoan, vô nhân đạo. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa tội phạm của trường phái này ngày nay không còn được áp dụng trên thực tế.

 

2.3 Thuyết nhiễm sắc thể

Nghiên cứu gen của con người, tìm ra mối liên hệ giữa nhiễm sắc thể giới tính với hành vi lệch lạc (trong đó có tội phạm) đã thu hút sự quan tâm lớn của các nhà tội phạm học. Mặc dù còn có một số ý kiến phản bác, thậm chí nghi ngờ nhưng hướng nghiên cứu này vẫn đang rất phát triển trên thế giới nhất là ở Anh, Mỹ, Úc. Học giả đầu tiên nghiên cứu theo hướng này là Patricia Jacobs - học giả nổi tiếng người Anh. Trong công trình khoa học "Hành vi hung hãn, trạng thái trí tuệ kém phát triển và nhiễm sắc thế XYY của nam Patricia A. Jacobs là người đầu tiên trên thế giới đưa ra vấn đề kiểu nhiễm sác thể bất thường (kiểu 47) liên quan đến hành vi phạm tội. vẫn đi theo con đường giải thích nguyên nhân của tội phạm bắt nguồn từ gen bấm sinh nhưng không phải là do đặc điểm “lại giống” của cơ thể hay do “di truyền những gen tồi tệ của thế hệ trước”.

Qua nghiên cúư một số mẫu tù nhân ở Anh, Jacobs nhận thấy số tù nhân nam có kiểu nhiễm sắc thể XYY (nghĩa là thừa một nhiễm sắc thể Y), một số tù nhân nữ có kiểu nhiễm sắc the XXX (nghĩa là thừa một nhiễm sắc thể X) chiếm tỉ lệ đáng kể - Những người có kiểu nhiễm sắc thể bị thừa như vậy được gọi là hội chúng Klinefelter. Qua nghiên cứu, Jacobs phát hiện với những người có kiểu nhiễm sắc thể bất thường nói trên thường có biểu hiện rối loạn tâm lý xã hội, có khuynh hướng thực hiện những hành vi quá khích, hung hãn. Từ đó bà đi đến kết luận, nguyên nhân của tội phạm là do người phạm tội đã có kiểu nhiễm sắc thể bất thường so với người bình thường khác.

Sự ra đời của thuyết nhiễm sắc thể đã có đóng góp nhất định đối với sự phát triển của tội phạm học. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là bên cạnh hướng nghiên cứu của Jacobs và một số nhà khoa học có quan điểm tương tự, một nhóm các nhà nghiên cứu khác khi tiến hành một số cuộc thí nghiệm bằng cách kiểm tra máu của các tù nhân đã thấy rằng bên cạnh khá nhiều kẻ giết người có kiểu nhiễm sắc thể bất thường vẫn có một số kẻ giết người nguy hiểm có kiểu nhiễm sắc thể bình thường, không thuộc hội chứng Klinefelter. Bởi vì mẫu nghiên cứu của Jacobs trong phạm vi chưa thực sự rộng, do vậy, thuyết nhiễm sắc thể chỉ giải quyết được phần nào nguyên nhân của tội phạm. Thuyết này có hạn chế khi không đề cập vai trò của môi trường sống cũng như tác động qua lại giữa cá nhân và môi trường sống khi lý giải về nguyên nhân của tội phạm. Tuy nhiên, nhiều nhà tội phạm học trên thế giới vẫn kiên trì đị theo hướng này, họ vẫn cố gắng tích cực nghiên cứu để tìm ra quy luật nào đó trong mối liên hệ giữa kiểu nhiễm sắc thể bất thường với việc thực hiện tội phạm.

>> Xem thêm: Phân tích các phương pháp nghiên cứu của tội phạm học

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)