Mục lục bài viết
1. Tình tiết dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và tàn ác để phạm tội
Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt phạm tội là trường hợp khi phạm tội mà người phạm tội có những mánh khoé, cách thức gian dối, thâm hiểm làm cho người bị hại hoặc những người khác khó lường thấy trước được để đề phòng nhằm mục đích thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP có hướng dẫn về một số tình tiết định khung hình phạt của các tội phạm về chức vụ, thì tình tiết dùng thủ đoạn xảo quyệt được khái quát như sau:
- Tình tiết “dùng thủ đoạn xảo quyệt” hoặc “dùng thủ đoạn nguy hiểm” quy định tại khoản 2 các điều 353, 354, 355, 364 và 365 của Bộ luật Hình sự:
+ “Dùng thủ đoạn xảo quyệt” là trường hợp người phạm tội sử dụng thủ đoạn dối trá một cách tinh vi, sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội, che giấu tội phạm, đổ tội cho người khác hoặc người phạm tội có hành vi tiêu hủy chứng cứ, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.
Về cơ bản, tình tiết tăng nặng dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội khiến người phạm tội đứng trước mức án cao hơn so với mức án áp dụng tại khung điều khoản (với trường hợp không có tình tiết tăng nặng).
Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội thể hiện mức nguy hiểm cao hơn về mặt ý chí và hành vi của chủ thể phạm tội. Điều này khiến nạn nhân rơi vào tình cảnh khó khăn hơn, thiệt hại (cả về người và tài sản là nặng hơn). Theo quy định của pháp luật, việc xác định hành vi phạm tội, mức phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả về hành vi lẫn ý chí đạo đức. Vậy nên, mới có những phạm trù quy định về tình tiết tăng nặng mà Nhà nước đưa ra.
Việc sử dụng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để thực hiện tội phạm làm tăng thêm thiệt hại, hậu quả của hành vi đó và gây ra những rủi ro đặc biệt cho nạn nhân và toàn xã hội. Hiện nay, tỷ lệ tội phạm ở nước ta ngày càng gia tăng, đặc biệt là liên quan đến tội “cướp tài sản”. , Giết người và hiếp dâm.” Mức phạt mà nhà nước áp dụng đối với người phạm tội sẽ khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể. Điều này phụ thuộc vào kết quả của hành vi vi phạm. Trên thực tế có áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Vì vậy, có thể khẳng định, các tình tiết tăng nặng áp dụng cho từng trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo tính khách quan trong cách xử lý của cơ quan chức năng đối với người phạm tội. Chức năng chịu trách nhiệm. Nói cách khác, mức độ nghiêm trọng của tình trạng này phụ thuộc vào bản chất của thủ đoạn và mức độ xảo quyệt, tàn ác của hung thủ. Thủ đoạn càng nguy hiểm, tinh vi thì mức tăng nặng càng cao và ngược lại.
2. Ví dụ về các trường hợp dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội
Ví dụ 1:
Anh Nguyễn Văn A (25 tuổi), thường trú tại Lạng Sơn. Anh A là công nhân. Tuy nhiên, đến cuối năm 2020, do dịch covid 19 bùng phát, anh A không có việc làm. Không có thu nhập, nên anh A rơi vào tình cảnh túng quẫn, nghĩ mọi cách để kiếm được tiền. Để ý nhà hàng xóm là anh Trần Văn B (30 tuổi), làm kỹ sư xây dựng rất giàu có, nên anh nảy sinh ý định đột nhập vào nhà anh B để trộm cắp tài sản. Anh A đã tìm hiểu kỹ về thời gian anh B ở nhà, và ngầm xác định đến 21 giờ đêm anh B mới có mặt ở nhà. 19 giờ ngày 12 tháng 10 năm 2020, anh A cạy cửa vào nhà anh B, cạy két sắt để lấy tiền. Anh A lấy được tổng cộng 500 triệu đồng trong két sắt. Đang định bỏ chạy thì nghe thấy tiếng anh B mở cổng về. Sợ bị phát hiện, trong lúc lúng túng, anh A đã nảy ra suy nghĩ đốt nhà anh B để thiêu rụi nhân chứng và vật chứng. Nghĩ là làm, anh A lấy thùng xăng anh B để trong bếp, tẩm và đốt. Sau khi phóng hỏa xong, anh A chạy trốn cùng số tiền. Hậu quả là khiến anh B chết. Sau một thời gian điều tra, anh A bị bắt. Trong quá trình điều tra, anh A thành thật khai báo hành vi của mình, và anh bị quy về tội trộm cắp tài sản và tội giết người với tình tiết tăng nặng là dùng thủ đoạn tàn ác để phạm tội.
Ví dụ 2:
Anh Trần Văn C (20 tuổi), thường trú tại Bắc Giang, có quan hệ tình cảm với chị Nguyễn Minh D (23 tuổi) cùng quê. Hai người yêu nhau được 3 năm. Đến đầu năm 2023, do anh C thường xuyên nhậu nhẹt, chơi bời, không tu chí làm ăn, nên chị D quyết định chia tay. Không đồng ý quyết định chia tay của chị D, C thường xuyên tìm đến nhà trọ của D để làm phiền. Ngày 23 tháng 3 năm 2023, C đến nhà trọ của D, sau đó thực hiện hành vi cưỡng hiếp D. Chị D chống cự mạnh mẽ, và nói sẽ đi khai báo công an. Tức giận, sau khi thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân, C đã đánh chết chị D và bỏ trốn. Trần Văn C bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người với tình tiết tăng nặng là dùng thủ đoạn độc ác để phạm tội.
3. Một số trường hợp cần lưu ý khi áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (BLHS), thì “Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng”. Do vậy, khi áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cần lưu ý một số trường hợp như sau:
- Thứ nhất, khi kết án bị cáo về một tội phạm cụ thể mà tình tiết tăng nặng đã là tình tiết định tội, thì không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS. Ví dụ: Khi kết án một người về Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 187 BLHS, thì Tòa án không được áp dụng thêm điểm a (có tổ chức) khoản 1 Điều 52 BLHS để quyết định hình phạt đối với họ.
- Thứ hai, khi kết án bị cáo về một tội phạm cụ thể theo tình tiết tăng nặng định khung hình phạt mà tình tiết ấy cũng được BLHS quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, thì không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS. Ví dụ: Khi kết án một người về Tội cướp tài sản theo quy định tại điểm a (có tổ chức), b (có tính chất chuyên nghiệp), h (tái phạm nguy hiểm) hoặc điểm e (phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu..) khoản 2 Điều 168 BLHS, thì Tòa án không được áp dụng thêm điểm a (có tổ chức), b (có tính chất chuyên nghiệp), h (tái phạm nguy hiểm) hoặc điểm i (phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu..) khoản 1 Điều 52 BLHS để quyết định hình phạt đối với họ.
- Thứ ba, khi kết án bị cáo về một tội phạm cụ thể theo tình tiết tăng nặng định khung hình phạt (ở khoản nặng hơn) mặc dù họ cũng phạm tội trong trường hợp có tình tiết tăng nặng định khung ở khoản nhẹ hơn và tình tiết nhẹ hơn cũng được BLHS quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, thì không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS.
Xem thêm: Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp có bị coi là tình tiết tăng nặng trong hình sự không?
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Tình tiết dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và tàn ác để phạm tội mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!