1. Tình tiết tăng nặng của tội cướp tài sản ?

Chào luật sư, tôi có vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn: bạn tôi là T có thuê một chiếc taxi do anh H lái, sau đó T dùng gậy đập đánh anh H với mục đích chiếm đoạt chiếc xe. 3 ngày sau, T bị bắt giữ. Chiếc xe được định giá 200 triệu đồng. Anh H bị thương tích 35%.
Luật sư cho tôi hỏi hành vi của T có bị xem là tình tiết tăng nặng trong tội cướp tài sản không?
Tôi cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự về tội cướp, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Cấu thành tội phạm (CTTP) là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh, CTTP được chia thành 3 loại sau:

- CTTP cơ bản: là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội, dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội này với tội kia.

- CTTP tăng nặng: là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể so với trường hợp bình thường.

- CTTP giảm nhẹ: là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể so với trường hợp bình thường.

Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017 quy định:

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo như quy định của luật hình sự Việt Nam thì trường hợp phạm tội cướp tài sản của T thuộc cấu thành tội phạm tăng nặng. Hành vi dùng gậy đánh đập anh H để chiếm đoạt tài sản của T là dấu hiệu đặc trưng có ở mọi trường hợp phạm tội của loại tội cướp tài sản, thể hiện tính nguy hiểm của loại tội này và cho phép phân biệt với loại tội phạm khác, thuộc cấu thành tội phạm cơ bản về tội cướp tài sản được quy định rõ tại khoản 1 điều 168 Bộ luật hình sự 2015. Khi T có hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của anh H, chưa cần xét đến hậu quả mà T gây ra, đã có thể khép T vào tội cướp tài sản.

Ngoài dấu hiệu định tội là hành vi dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản của T, còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể được quy định tại khoản 3 điều 168 Bộ luật hình sự 2015 như T gây tổn hại sức khỏe của anh H với thương tích 35% và chiếm đoạt tài sản có giá trị lên đến 200 triệu đồng. Như vậy ngoài cấu thành tội phạm (CTTP) cơ bản về tội cướp tài sản, trường hợp của T còn có thêm CTTP tăng nặng, những dấu hiệu định khung này sẽ cho phép chuyển khung hình phạt được áp dụng từ khung bình thường lên khung tăng nặng.

Tội cướp tài sản trong trường hợp bình thường sẽ bị áp dụng khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù theo khoản 1 điều 168, nhưng với cướp tài sản trong CTTP tăng nặng của T thì bị áp dụng khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù tại khoản 3 điều 168 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017.

2. Công an giải quyết vụ cướp tài sản như vậy đúng không ?

Thưa luật sư, Em muốn nhờ luật sư tư vấn giúp vấn đề sau: Vào ngày 13/3/2015, trên đường đi làm, tôi bị giật túi xách trong đó có giấy tờ, tiền, vàng và điện thoại. Tôi báo công an ngay sau đó và đã bắt được bọn cướp. Sau khi thụ lý vụ án xong, công an mời tôi lên nhận lại tài sản nhưng bên công an chỉ trả lại giấy tờ, điện thoại và vàng, còn tiền thì họ bảo sẽ trả sau. Công an làm như vậy có đúng không?

Xin cảm ơn.

Công an giải quyết vụ cướp tài sản như vậy đúng không ?

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Do giấy tờ, tiền, vàng và điện thoại của bạn là vật chứng trong vụ cướp tài sản nên việc xử lý sẽ tuân theo quy định tại Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về xử lý vật chứng:

Điều 106. Xử lý vật chứng
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử. Việc thi hành quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
c) Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
d) Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Theo quy định trên thì vật, tiền bạc thuộc sở hữu của bạn mà bị cướp thì sẽ được trả lại cho bạn. Tuy nhiên, bạn không nói rõ lý do mà công an nói sẽ trả tiền lại cho bạn sau là gì nên chúng tôi chưa đủ thông tin để kết luận hành vi hứa trả lại tiền cho bạn sau của công an là đúng hay sai. Bởi lẽ việc trả tiền muộn cũng có thể do sự quản lý tài sản hoặc nguyên nhân khách quan khác của bên công an khiến họ không thể trả tiền được ngay.

3. Chưa đủ 19 tuổi phạm tội cướp tài sản thì mức phạt thế nào ?

Thưa luật sư, Tôi năm nay 19 tuổi phạm tội cướp tài sản.Tuy nhiên trước đó tôi đang có tiền án về tội cướp giật tài sản thì tôi bị coi là phạm tội với tình tiết tăng nặng là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm không ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Chưa đủ 16 tuổi phạm tội cướp tài sản (Điều 133, Luật Hình sự) thì mức phạt thế nào ?

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 52,53 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì:
Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:Phạm tội có tổ chức;Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;Phạm tội có tính chất côn đồ;Phạm tội vì động cơ đê hèn;Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;Phạm tội 02 lần trở lên;Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

4. Tư vấn tội cướp giật tài sản ?

Thưa luật sư, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Anh trai tôi cùng một số người bạn tham gia vào vụ cướp giật tài sản ở Thanh Hóa, nhóm này gồm 4 người. Khi cướp bạn anh trai tôi dùng súng điện và dao, còn anh trai tôi cầm dây thừng để khống chế.

Số tiền cướp được là 249 triệu đồng nhưng anh tôi chỉ được chia 3 triệu. Với mức phạm tội như trên thì anh tôi chịu mức hình phạt là bao nhiêu?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư!

.Tư vấn tội cướp giật tài sản

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Theo Khoản 3 Điều 171 Luật hình sự quy định về tội cướp giật tài sản:

Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Trong trường hợp này, anh trai bạn có chuẩn bị vũ khí, có tính chuyên nghiệp, số tài sản cướp được là 249 triệu đồng. Do đó, anh trai bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 3 Điều 171 Bộ luật Hình sự.

Theo Điều 17 Bộ luật Hình sự quy định về đồng phạm:

Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

5. Mức án tội cướp tài sản và tư vấn kháng cáo ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Em trai họ tôi đi chơi uống rượu về đường thì gặp người đi đường và cướp lấy 200.000 đồng để sử dụng tiêu xài, sau đó bị báo công an bắt, đã bị tạm giam 11 tháng mới đưa ra xét xử bị kết án tù giam 36 tháng. Bên bị hại không có đơn kiện và hai bên đã thương lượng và trả lại số tiền đó, lại là hộ nghèo theo chuẩn nghèo của chính phủ, vi phạm lần đầu.
Tôi xin hỏi kết án như vậy có nặng lắm không, tôi kính mong luật sư giúp đỡ và tư vấn cho tôi với, hiện nay đang trong 15 ngày kháng cáo, tôi không biết làm thế nào để giảm nhẹ tội ?
Xin chân thành cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn luật hình sựgọi số:1900.6162

Trả lời:

Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về Tội cướp tài sản như sau:

Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Theo bạn trình bày, em trai họ của bạn đã cướp số tiền trị giá 200.000 đồng. Do đó, có thể thấy hành vi của em trai họ của bạn thuộc một trong các dạng sau: dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Hía trị tài sản không lớn (200.000 đồng) nên em bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017. n."

Về thời hạn em bạn bị tạm giam:

Tội phạm mà em bạn thực hiện là Tội rất nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình phạt là mười năm tù), do đó, theo Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thời giam tạm giam và gia hạn tạm giam là:

Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định nh¬ư sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
4. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
5. Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam quy định tại khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
6. Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
7. Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê