1. Tổ chức tín dụng là gì

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng.  Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

2. Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng

Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp pháp luật qui định.

Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Ngân hàng hợp tác xã, quĩ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.

Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

3. Các hoạt động của tổ chức tín dụng

Huy động vốn:

Huy động vốn là một trong các quyền năng đặc thù của các tổ chức tín dụng, việc huy động vốn không chỉ là hình thức kêu gọi đơn giản mà là hình thức gọi vốn nhằm bổ sung vốn kinh doanh bên cạnh đó còn là hình thức kinh doanh đem lại lợi nhuận, việc huy động vốn cvuar các tổ chức tín dụng đa dạng như: Nhận tiền gửi của khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, phát hành các giấy tờ có giá trị, vay vốn từ ngân sach nhà nước, từ các tổ chức tín dụng,…. Cuối cùng các nguồn vốn huy động trở thành nguồn vốn hoạt động chủ yếu của tổ chức tín dụng.

-Nhận tiền gửi, tiền gửi là tiền mà khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi có thời hạn, không thời hạn, tiết kiệm hay hình thức khác.

-Phát hành giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu.

      -Vay vốn của tổ chức, cá nhân khác: doanh nghiệp nếu có khó khăn, có thể vay của nhau tạm thời.

Cấp tín dụng:

Hoạt động cấp tín dụng là sự thỏa thuận để tổ chức các nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc hoàn trả bằng việc cho vay chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh cho các tổ chức tín dụng. Các hình thức tín dụng ngày càng đa dạng phong phú tạo cơ sở cho các tổ chức tín dụng thuận lợi cho việc lựa chọn hình thức cấp tín dụng  để phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng nhu cầu vay vốn.

Các hình thức bao gồm :

  • Cho vay;
  • Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá trị và công cụ chuyển nhượng;
  • Cung cấp dịch vụ bảo lãnh;
  • Cho thuê tài chính.

Cung ứng dịch vụ thanh toán:

Hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các giao dịch khác trong nền kinh tế cuối cùng đều kết thúc bằng khâu thanh toán. Thanh toán ngân hàng, thực chất, đơn giản chi là những nghiệp vụ chỉ trả tiền hàng, dịch vụ và các khoản thanh toán khác giữa các tác nhân trong nước và quốc tế được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng. Để quá trình thanh toán được thực hiện một cách thuận lợi và an toàn, thanh toán qua ngân hàng là biện pháp được các chủ thể kinh tế lựa chọn hàng đầu. Và trên cơ sở các quy định của pháp luật, các tổ chức tín dụng lựa chọn các hình thức thanh toán phù hợp để cung ứng theo nhu cầu của các khách hàng.

Thanh toán ngân hàng bao gồm hai bộ phận: thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. Ở bất cứ một quốc gia nào, thanh toán.

không dùng tiền mặt cũng được coi là thách thức mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng thanh toán. Tuy nhiên, trên thực tế, trong một số trường hợp, các ngân hàng vẫn phải sử dụng tiền mặt trong các giao dịch hång ngày, dù không nhiều.

Mở tài khoản, cung ứng phương tiện thanh toán thực hiện dịch vụ thanh toán

Chỉ có tổ chức này mới được thực hiện hoạt động thanh toán quỹ tín dụng trung ương.

Hoạt động khác:

Góp vốn, cổ phần bao gồm:

+ Góp vốn điều lệ: doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác, công ty con, công ty liên kết, quỹ tín dụng và chỉ được góp tối đa 30%,

+ Mua cổ phần.

Kinh doanh vàng

+ Chỉ được sản xuất, gia công vàng

+ Mùa bán vàng

+ Xuất khẩu, nhập khẩu vàng

+ Kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phái sinh về vàng

+ Huy động vốn, cho vay vàng.

4. Điều kiện thành lập tổ chức tín dụng

– Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp luật định;

– Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.

– Có Điều lệ phù hợp với quy định và các quy định khác của pháp luật có liên quan về doanh nghiệp

– Có đề án thành lập và phương án kinh doanh khả thi, và các đề án này không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

Trong trường hợp tổ chức tín dụng liên doanh hoặc tổ chức tín dụng có 100% vốn nước ngoài thì bên cạnh các điều kiện trên còn phải đáp ứng những điều kiện:

– Tổ chức tín dụng nước ngoài được  ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

– Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là những hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đó đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

– Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh và đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản và phải tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

– Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có văn bản cam kết về việc hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành và các hoạt động cho tổ chức tín dụng liên doanh hoặc tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài; bảo đảm các tổ chức này duy trì giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định;

– Có Đề án thành lập và phương án kinh doanh khả thi, và các đề án này không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

5. Thủ tục thành lập tổ chức tín dụng

Bước 1. Cấp giấy phép thành lập và hoạt động các tổ chức tín dụng

– Lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gửi cho ngân hàng nhà nước.

– Ngân hàng kiểm tra, kiểm soát hết sức chặt chẽ để xem xét có đủ điều kiện để cáp giấy phép không.

– Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc cấp Giấy phép hoặc từ chối cấp Giấy phép cho tổ chức đề nghị cấp phép. Đối với văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng thì thời gian này là 60 ngày.

– Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí cấp Giấy phép tại Ngân hàng Nhà nước ) trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép.

 Bước 2. Đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động

Sau khi được cấp Giấy phép, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đăng ký kinh doanh; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

Bước 3. Công bố thông tin hoạt động

– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải công bố trên phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và trên một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động các thông tin sau đây:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;

+ Số, ngày cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và các hoạt động kinh doanh được phép thực hiện;

+ Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;

+ Người đại diện theo quy định của pháp luật của tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài và các tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;

+ Danh sách, tỷ lệ góp vốn tương ứng của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của tổ chức tín dụng;

+ Ngày dự kiến khai trương hoạt động.

– Công bố thông tin ít nhất 30 ngày trước ngày hoạt động.

Bước 4. Khai trương hoạt động

Để khai trương hoạt động, thì tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Đã đăng ký Điều lệ tại Ngân hàng Nhà nước;

+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn điều lệ và vốn được cấp hoặc khi có kho tiền đáp ứng các điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đặc biệt phải có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;

+ Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, quy mô hoạt động;

+ Có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính; quy chế nội bộ về quản lý rủi ro; quy chế về quản lý mạng lưới;

+ Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp bằng đồng Việt Nam phải được gửi đầy đủ vào tài khoản phong tỏa và không được hưởng lãi mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động. Vốn điều lệ và vốn được cấp được giải tỏa khi tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khai trương hoạt động;

+ Các tổ chức tín dụng phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép.