1. Tư vấn có bắt buộc phải thành lập công đoàn hay không ?

Thưa Luật sư, mong luật sư giải đáp cho tôi thắc mắc dưới đây: Nếu doanh nghiệp sử dụng 10 lao dộng trở lên nhưng không có ai là đoàn viên hoặc đảng viên thì có cần thành lập công đoàn không ạ ?

Và nếu không thành lập công đoàn thì doanh nghiệp đó có phải xây dựng thỏa ước lao động không ạ ?

Em cảm ơn ạ, Em mong thư trả lời sớm của Luật sư. Xin chân thành cảm ơn!! *

Trân trọng !

Người gửi: Thùy Linh

Tư vấn có bắt buộc phải thành lập công đoàn hay không ?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Trượng hợp công ty có 10 lao động, công ty không bắt buộc phải thành lập tổ chức công đoàn bởi:

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật lao động năm 2019

Điều 170. Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.

3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.

Khoản 1 Điều 5 Luật công đoàn năm 2012 cũng đã ghi nhận:

“Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”.

Với các quy định vừa nêu ở trên thì việc thành lập công đoàn hoàn toàn tự nguyện không phải là sự bắt buộc về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp. Đó là quyền của người lao động. Người lao động thực hiện quyền và không ai kể cả người sử dụng lao động có quyền hạn chế quyền họ.

Mặc dù, không quy định là bắt buộc phải thành lập công đoàn tại doanh nghiệp nhưng thiết nghĩ với vai trò đặc biệt, quan trọng, là sợi dây kết nối lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động thì một doanh nghiệp lớn mạnh như quý công ty thì nên vận động người lao động thực hiện quyền của họ - thành lập công đoàn cơ sở.

2. Theo Bộ luật lao động hiện nay thì thỏa ước lao động không phải là bắt buộc.

Nếu công ty bạn muốn cụ thể hóa những phúc lợi cao hơn luật cho người lao động thì ký thỏa ước. Nếu muốn ký và chưa có công đoàn thì công đoàn cấp trên sẽ đại diện để ký thỏa ước này.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

>> Tham khảo thêm nội dung liên quan: Tỷ lệ phân phối kinh phí công đoàn theo quy định mới ?

2. Thành lập công đoàn như thế nào ?

Chào anh, chị công ty Luật Minh Khuê. Cho em hỏi có phải Công ty có số lượng nhân viên trên 5 người muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì phải thành lập công đoàn không ạ? Vậy nó thuộc nghị định nào của Chính phủ và thuộc khoản mấy điều mấy ạ? Xin cảm ơn!

Thành lập công đoàn?

Tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:1900.6162

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Luật công đoàn số 12/2012/QH13 của Quốc hội:

"2. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam."

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật công đoàn năm 2012:

"Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn

1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ."

Như vậy theo quy định trên thì việc thành lập công đoàn là tự nguyện, không có quy định của pháp luật rằng buộc số lượng người lao động bao nhiêu phải thành lập công đoàn.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) cho tập đoàn, tổng công ty ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Thành lập công đoàn trong công ty ?

Dear Anh/Chị, cho em hỏi về vấn đề thành lập công đoàn như sau: Bên em gồm 02 công ty: Công ty A gồm 05 người ( cả giám đốc) và Công ty B gồm 03 người ( cả giám đốc). Năm 2014 bên em chưa đủ điều kiện nên không cần tham gia công đoàn. Vậy sang năm 2015 thì với số lượng lao động giữ nguyên như cũ thì bên em có cần tham gia công đoàn hay không? Nếu phải tham gia công đoàn thì thủ tục hồ sơ như thế nào?
Nhờ Anh/Chị hỗ trợ tư vấn dùm em. Em cảm ơn anh chị nhiều!

Thành lập công đoàn trong công ty ?

Luật sư tư vấn pháp luật lao động về thành lập công đoàn trực tuyến (24/7) gọi: 1900.6162

Trả lời:

1. Tham gia công đoàn cơ sở:

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật lao động năm 2019 về Thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp, cơ quan , tổ chức:

Điều 170. Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.

3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động."

Khoản 1 Điều 5 Luật công đoàn:

“Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”.

-> Do vậy, với các quy định vừa nêu ở trên thì việc thành lập công đoàn hoàn toàn tự nguyện không phải là sự bắt buộc về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp. Đó là quyền của người lao động. Người lao động thực hiện quyền và không ai kể cả người sử dụng lao động có quyền hạn chế quyền họ.

=> Mặc dù, không quy định là bắt buộc phải thành lập công đoàn tại doanh nghiệp nhưng thiết nghĩ với vai trò đặc biệt, quan trọng, là sợi dây kết nối lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động thì một doanh nghiệp lớn mạnh như quý công ty thì nên vận động người lao động thực hiện quyền của họ - thành lập công đoàn cơ sở.

2. Thủ tục hồ sơ tham gia công đoàn

Khoản 1 Điều 16. (Điều lệ công đoàn Việt Nam 2013) về Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của Công đoàn cơ sở.

"1. Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở:

a. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, được thành lập ở các Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi có ít nhất năm đoàn viên Công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

b. Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động khi có ít nhất mười đoàn viên Công đoàn hoặc mười người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam."

Khoản 1 Điều 17. Trình tự thành lập Công đoàn cơ sở:

1. Người lao động thành lập Công đoàn cơ sở:

a. Người lao độngtổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và được Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ.

Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ đề nghị với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về hướng dẫn việc tuyên truyền, vận động, thu nhận đơn gia nhập Công đoàn của người lao động và chuẩn bị việc tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.

b. Khi có đủ số lượng người lao động tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn theo quy định tại khoản 1, Điều 16, Điều lệ này thì Ban vận động tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

c. Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ công bố danh sách người lao động xin gia nhập Công đoàn; tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở; bầu Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.

d. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra quyết định công nhận đoàn viên và Công đoàn cơ sở.

đ. Hoạt động của Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở chỉ hợp pháp sau khi có quyết định công nhận của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Hồ sơ gồm:

- Bản sao giấy phép đăng ký‎ kinh doanh có chứng thực không quá 6 tháng;

- Công văn đề nghị thành lập Công đoàn cơ sở;

- Danh sách kết nạp đoàn viên;

- Danh sách đề cử Ban chấp hành Lâm thời;

- 01 bản photo báo cáo tình hình sử dụng lao động (có duyệt của Phòng lao động TBXH);

- Đơn đề nghị gia nhập công đoàn của mỗi người lao động tại doanh nghiệp;

- Dự thảo Thỏa ước lao động tập thể.

- 01 ảnh cỡ 2x3 của mỗi người lao động gia nhập công đoàn.

>> Xem thêm: Điều lệ công đoàn Việt Nam năm 2013

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Tư vấn về thành lập công đoàn tại công ty TNHH 2 thành viên?

Kính chào Luật Minh Khuê, công ty tôi hiện nay có 20 lao động, theo yêu cầu của Phòng Lao động thương binh thành phố yêu cầu thành lập công đoàn. Vậy xin nhờ luật sư tư vấn giúp một số nội dung như sau:

1. Công ty TNHH 2 thành viên có bắt buột phải thành lập công đoàn hay không?

2. Để thành lập công đoàn phải làm những gì, các bước chuẩn bị và thời gian bao lâu?

3. Theo quy định thì hàng tháng công ty phải trích 2% quỹ lương đóng BHXH cho người lạo động nộp vào quỹ công đoàn. Vậy người lao động có phải đóng phí công đoàn không?

4. Quỹ công đoàn được quản lý và sử dụng như thế nào, công ty có được gữi lại để chi trả cho người lao động hay không?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: N.M.T

Tư vấn về thành lập công đoàn tại công ty TNHH 2 thành viên?

Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, về điều kiện thành lập công đoàn:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 98/2014/NĐ-CP Quy định việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế:

"a) Doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn, hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam."

Như vậy việc thành lập công đoàn tại doanh nghiệp là hoàn toàn tự nguyện và không phải là sự bắt buộc về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp. Việc thành lập công đoàn là quyền của người lao động doanh nghiệp.

Thứ hai, về trình tự thủ tục thành lập công đoàn cơ sở:

Bước 1. Thành lập Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở (sau đây gọi tắt là Ban vận động):

+ Điều kiện thành lập Ban vận động: Khi có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

+ Người lao động (có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam) tự tập hợp, thống nhất bầu Trưởng ban vận động.

+ Ban vận động có trách nhiệm: tổ chức vận động thành lập Công đoàn cơ sở; vận động người lao động tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam; đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.

Bước 2: Tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở:

- Nội dung hội nghị gồm:

+ Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập Công đoàn cơ sở;

+ Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn (hoặc danh sách những người đã là đoàn viên công đoàn hiện đang công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp);

+ Tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở;

+ Bầu Ban chấp hành Công đoàn cơ sở;

+ Thông qua chương trình hoạt động của Công đoàn cơ sở.

- Đối với việc bầu cử Ban chấp hành tại hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá 1/2 so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử phải có chữ ký của trưởng ban vận động ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

Bước 3: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (Liên đoàn lao động cấp huyện, Công đoàn ngành) ra quyết định công nhận:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm thẩm định tính hợp pháp của quá trình thành lập Công đoàn cơ sở.

- Trường hợp đủ điều kiện thì ra các quyết định: công nhận đoàn viên, công nhận Công đoàn cơ sở, công nhận Ban chấp hành.

- Trường hợp không đủ điều kiện công nhận thì thông báo bằng văn bản tới Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở sở gửi hồ sơ, đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quyết định công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở;

+ Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động;

+ Biên bản hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở;

+ Biên bản kiểm phiếu bầu Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

Thứ ba, về việc đóng phí công đoàn:

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết về tài chính công đoàn thì Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Trong đó có “Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư”.

Như vậy, dù có hay chưa có công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp thì vẫn phải bắt buộc đóng kinh phí công đoàn. Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp bắt đầu đóng kinh phí công đoàn từ ngày 01/01/2013.

Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Và theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì nguồn đóng phí công đoàn đối với doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.

Như vậy phí công đoàn được tính bằng 2% quỹ tiền lương là khoản tiền hoàn toàn do doanh nghiệp chịu trách nhiệm chi trả.

Thứ tư, về quản lý và sử dụng phí công đoàn:

Nguồn thu kinh phí công đoàn được quản lý theo quy định của pháp luật, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Quy chế quản lý tài chính công đoàn Ban hành kèm theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Điều 5 Quyết định 1910/QĐ-TLĐ năm 2016 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở:

"Điều 5. Nguồn tài chính công đoàn cơ sở được sử dụng và phân bổ nguồn kinh phí cho các khoản mục chi

1. Công đoàn cơ sở được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và được sử dụng 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.

2. Phân bổ nguồn thu kinh phí, đoàn phí công đoàn, công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản, mục chi:

a) Chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn không quá 30%. Nếu chi không hết thì được chuyển sang chi cho các hoạt động khác. Trong trường hợp thiếu, công đoàn cơ sở phải xem xét giảm đối tượng, mức chi phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp với nguồn tài chính được phân bổ.

b) Chi quản lý hành chính 10%.

c) Chi hoạt động phong trào 60%

Việc phân bổ kinh phí cho các hoạt động phong trào do công đoàn cơ sở quyết định, ưu tiên chi tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động, chi phát triển đoàn viên công đoàn, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, chi đào tạo cán bộ.

Trong đó chi hỗ trợ du lịch 10% của chi hoạt động phong trào. Trường hợp cần điều chỉnh tăng tỷ lệ chi hỗ trợ du lịch, công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở xem xét, quyết định nhưng tối đa không quá 20% của chi hoạt động phong trào.

3. Nguồn thu khác của công đoàn cơ sở do công đoàn cơ sở quyết định việc phân bổ cho các khoản mục chi."

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới tổng đài tư vấn trực tuyến1900.6162Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng!

5. Thỏa ước lao động tập thể là gì ? Công ty nhỏ chưa muán thành lập công đoàn cơ sở có được không ?

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi xin được tư vấn: Công ty tôi là công ty nhỏ, chưa muốn thành lập Công đoàn Cơ sở. Tuy nhiên,muốn làm thoả ước lao động tập thể thì phải có người đại diện bên phía Công đoàn. Mong công ty tư vấn giúp tôi làm sao để không phải thành lập Công đoàn cơ sở mà vẫn lập được thoả ước lao động tập thể ?
Xin cảm ơn!
Người gửi: N.V.T

Thỏa ước lao động tập thể là gì ? Công ty nhỏ chưa muán thành lập công đoàn cơ sở có được không ?

Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 170 Bộ luật lao động năm 2019:

Điều 170. Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.

3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.

Khoản 1 Điều 5 Luật công đoàn 2012 cũng đã ghi nhận:

“Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”.

Với các quy định vừa nêu ở trên thì việc thành lập công đoàn hoàn toàn tự nguyện không phải là sự bắt buộc về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp.Theo Bộ luật lao động hiện nay thì thỏa ước lao động không phải là bắt buộc. Vì vậy nếu công ty của bạn muốn làm thoả ước lao động tập thể đối với người lao động mà không muốn thành lập Công đoàn cơ sở thì Công đoàn cấp trên sẽ đại diện để ký thoả ước này.

Trân trọng./.

6. Hướng dẫn thành lập Công Đoàn tại doanh nghiệp ?

Chào Luật Minh Khuê: Tôi muốn hỏi : - Tại sao mình cần phải thành lập công đoàn lao động? Theo như giải thích từ liên đoàn lao động là: để bảo vệ quyền lợi người lao động? nhưng tôi không biết bảo vệ như thế nào? rất mong nhận được sự tư vấn rõ ràng từ luật sư. Công ty không muốn thành lập công đoàn lao động được không? và theo nghị định 88 ngày 13/10/2015 thì Công ty có bị xử phạt hay không?
Cảm ơn Luật Sư

Thỏa ước lao động tập thể

Luật sư tư vấn quy định về thành lập tổ chức công đoàn, gọi:1900.6162

Trả lời:

Căn cứ vào điều 1 Luật công đoàn số 12/2012/QH13 công đoàn được hiểu là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhânvà những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Như vây Công Đoàn là một tổ chức chính trị xã hội thực hiện rất nhiều chức năng, tuy nhiên thi chức năng chính của Công Đoàn đó chính là bảo vệ quyền lợi người lao động. Vậy thì Công đoàn sẽ bảo vệ người lao động như thế nào? thì căn cứ vào điều 10 luật công đoàn năm 2012, Công Đoàn sẽ có các quyền sau.

1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.

2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.

3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.

4. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.

5. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.

6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.

8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.

9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.

10. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

Như vậy theo quy định tại điều 1 luật công đoàn 2012 thì công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Cụ thể tại điều 5 luật công đoàn năm 2012 có quy định về thành lâp, gia nhập hoạt động công đoàn như sau:

1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Tóm lại việc thành lập công đoàn cơ sở là quyền của người lao động, nó không thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp chính vì vậy doanh nghiệp của bạn sẽ không bị coi là vi phạm nếu như không có thành lập công đoàn. Tuy nhiên thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt đối với hành vi liên quan đến vi phạm quyền công đoàn quy định tại điều 24 Nghị định 95/2013/NĐ-CP và đươc sửa đổi bố sụng tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động - Công ty luật Minh Khuê