Vậy khi đơn vị công bố gia trị doanh nghiệp thì ông Nguyễn Văn A được hưởng những khoản nào tiền như thế nào, nhờ anh chị tư vấn và cho ví dụ cụ thể về số tiền ông A được hưởng? Ông A sinh ngày 08/09/1960 nghỉ hưu ngày 30/06/2016. Mức lương đóng BHXH 4.81 bao gồm phụ cấp mức đóng đóng BHXH Bình quân 5 năm là: 4.917.280 đ Mức lương thực lĩnh là: 16.000.000 đ

Em xin chân thành cảm ơn quý công ty luật, em hi vọng sẽ sơm được nhận thư trả lời.

Người gửi: B.H

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật lao động của Công ty Luật Minh Khuê.

Luật sư tư vấn pháp luật lao động gọi: 1900.6162

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý

- Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 

- Luật bảo hiểm xã hội 2014

Luật việc làm 2013

- Bộ luật lao động năm 2012 

Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, Khi đơn vị công bố giá trị doanh nghiệp, ông A được hưởng khoản tiền nào?

Khi đơn vị công bố giá trị doanh nghiệp, ông A được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ Điều 49 luật việc làm 2013 thì điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.”
Trường hợp ông A đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nên ông A được hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo đó thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính như sau:“Tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
 Như vậy, ông A tham được tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ năm 2009 đến tháng1/2012 chấm dứt hợp đồng lao động với công ty Viễn Thông. Sau đó làm việc tại đơn vị bạn và được tiếp tục đóng bảo hiểm thất nghiêp nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông A là: 37 tháng tham gia BHTN tại công ty Viễn Thông + 65 tháng tham gia BHTN ở đơn vị bạn= 102 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (8 năm 6 tháng)

"Điều 50 luật việc làm 2013 quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp:

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.".

Như vậy, ông A được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi ông thất nghiệp (bạn không cung cấp cho chúng tôi mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề nên chúng tôi không thể tính cụ thể số tiền).

Thời gian ông được hưởng được xác định như sau: ông A có tất cả 8 năm 6 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, 3 năm đầu ông A được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. 5 năm sau tính là 5 tháng trợ cấp. Tổng cộng là 8 tháng trợ cấp thất nghiệp

Thứ hai, về chế độ nghỉ hưu của ông A

Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực ngày 01/01/2016. Thời điểm ông A muốn nghỉ hưu vào tháng 6/2016. Do vậy, điều kiện, chế độ nghỉ hưu của ông A sẽ được xác định theo luật bảo hiểm xã hội 2014.

Điều 54 luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về  điều kiện hưởng lương hưu:

       "     1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

           a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

           b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp..."

Ông A tính đến thời điểm nghỉ hưu là 56 tuổi, có 39 năm tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu ông A không có 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;hoặccó 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; hay bị nhiễm HIV/AIDS do rủi ro nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động...(ông A sức khoẻ bình thường) thì ông A không đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà quý khách đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailhoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162 Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG.