Mục lục bài viết
Khách hàng: Chào anh (chị) Luật sư, em muốn xin tư vấn về vấn đề hợp đồng tương tự trong lập hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp.
Câu hỏi của e như sau: theo thông tư 03/2015/tt-bkhdt quy định về việc lập hồ sơ mời thầu cho gói thầu xây lắp theo phương thức 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ thì việc quy định hợp đồngtương tự trong hồ sơ mời thầu có định nghĩa về hợp đồng hoàn thành phần lớn như sau: "hoàn thành phần lớn nghĩa là hoàn thành ít nhất 80% khối lượng công việc của hợp đồng" vậy, khối lượng công việc hoàn thành của hợp đồng ở đây được hiểu như thế nào ạ. Ví dụ hợp đồng quy định bàn giao, lắp đặt, đào tạo hướng dẫn sử dụng 100mục hàng , thì 80% khối lượng công việc ở đây được hiểu là :- bàn giao lắp đặt, đào tạo hướng dẫn sd hết >80 mục hàng. Hay là- bàn giao hết 100 mục hàng nhưng chưa lắp đặt hướng dẫn sử dụng, có được coi là hoàn thành trên 80% khối lượng công việc không. Cụ thể trong trường hợp của em: bên em ký hđ xây lắp với chủ đầu tư cho 1 hệ thống khí y tế có giá trị 100tỷ. Trong 1 hệ thống khí này có nhiều mục hàng nhỏ. Hiện tại bên em đã bàn giao hết hàng hóa, nhưng chưa lắp đặt đưa vào sửdụng được vì phần xây dựng chưa xong, chưa có mặt bằng để lắp đặt đưa vàosử dụng. Hiện tại bên e đã có hồ sơ thanh toán >80% giá trị hợp đồng, trong đó có :- thuyết minh thanh toán vật tư về chân công trình- bảng giá trị khối lượng vật tư về chân công trình: có xác nhận của chủđầu tư- bảng diễn giải khối lượng (xác nhận khối lượng và giá trị vật tư): có xác nhận của chủ đầu tư- bb nghiệm thu tb về chân công trình (bản phô tô có chữ ký của chủ đầu tư nhưng chưa đóng dấu) vậy, hợp đồng này có được coi là đã hoàn thành >80% khối lượng công việc không ạ. Hi vọng nhận được câu trả lời sớm của a.
Người gửi : Hiền Nguyễn
Luật sư trả lời:
Cơ sở pháp lý được sử dụng trong bài viết:
- Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp ngày 06/5/2015;
- Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu ;
1. Hợp đồng tương tự trong đấu thầu
Thứ nhất, trong Luật đấu thầu 2013 không có điều nào quy định về ” Hợp đồng tương tự”. Như vậy, ta có thể hiểu hợp đồng tương tự là hợp đồng đã thực hiện toàn bộ, trong đó công việc xây lắp có các tính chất tương tự với gói thầu đang xét.
Hợp đồng tương tự được đánh giá là đạt yêu cầu khi đáp ứng đủ yếu tố:
– Tương tự về bản chất và độ phức tạp: có cùng loại và cấp công trình tương tự hoặc cao hơn cấp công trình yêu cầu cho gói thầu này theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với các công việc đặc thù, có thể chỉ yêu cầu nhà thầu phải có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.
– Tương tự về quy mô công việc: có giá trị công việc xây lắp bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét.
(02 công trình có cấp thấp hơn liền kề với cấp của công trình đang xét, quy mô mỗi công trình cấp thấp hơn liền kề bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét thì được đánh giá là 01 hợp đồng xây lắp tương tự)
– Trường hợp yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ 02 hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đáp ứng tối thiểu 01 hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang xét. Quy mô của các hợp đồng tương tự tiếp theo được xác định bằng cách cộng các hợp đồng có quy mô nhỏ hơn nhưng phải bảo đảm các hợp đồng đó có tính chất tương tự với các hạng mục cơ bản của gói thầu đang xét.
Đối với các công việc đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế, có thể yêu cầu giá trị phần công việc xây lắp của hợp đồng trong khoảng 50%-70% giá trị phần công việc xây lắp của gói thầu đang xét, đồng thời vẫn phải yêu cầu nhà thầu bảo đảm có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà có thể yêu cầu tương tự về điều kiện hiện trường.
Không chấp nhận việc cộng gộp các hợp đồng có giá trị nhỏ với nhau (các hợp đồng có giá trị nhỏ hơn giá trị quy định) nhằm thỏa mãn yêu cầu tổng thể.
Thứ hai, Nếu hợp đồng tương tự do nhà thầu cung cấp là hợp đồng mà nhà thầu ký với một đơn vị B” “, mà đơn vị B”” này không phải là nhà thầu phụ của chủ đầu tư thì có được xem là hợp đồng tương tự không? Bởi bạn không trình bày rõ gói thầu của bạn là gói thầu gì nên không thể xác định được tiêu chuẩn cụ thể. Bạn có thể tham khảo những căn cứ cơ bản về đánh giá hồ sơ mời thầu như sau:
- Tại điểm b, khoản 2 Điều 39 Luật đấu thầu 2013 Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có nhắc đến hợp đồng tương tự” Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá.”
- Các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, uy tín của nhà thầu thông qua tiến độ và chất lượng thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yếu tố khác.
Theo đó, hợp đồng có tính chất tương tự có thể hiểu là hợp đồng có hàng hóa, giá trị hàng hóa, quy mô thực hiện tương tự với hợp đồng đã và đang thực hiện. Hợp đồng có quy mô tương tự : có thể hiểu quy mô thực hiện lớn hay nhỏ tương tự như hợp đồng đã và đang thực hiện
- Pháp luật không quy định tương tự trong hợp đồng là giống bao nhiêu phần trăm, sự tương tự này tùy thuộc vào quy định trong hồ sơ mời thầu cụ thể. Hợp đồng tương tự không nhất thiết phải có đồng thời hàng hóa tương tự và giá trị tương tự, Nhà thầu chỉ kê khai nội dung tương tự với yêu cầu của gói thầu.
2. Hồ sơ mời thầu trong hoạt động xây dựng
Hồ sơ mời thầu trong hoạt động xây dựng là tài liệu do chủ đầu tư lập và phát hành cho nhà thầu để làm căn cứ chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
Chủ đầu tư có thể giao cho đơn vị chuyên môn trực thuộc hoặc thuê tổ chức, cá nhân lập hồ sơ mời thầu. Nội dung hồ sơ mời thầu gồm:
1. Thông tin về gói đấu thầu;
2. Các yêu cầu nhà thầu kê khai, đề xuất;
3. Chỉ dẫn đối với nhà thầu.
Hồ sơ mời thầu do người quyết định đầu tư phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và chỉ sử dụng cho một lần trong đấu thầu. Hồ sơ mời thầu áp dụng cho đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế; trường hợp chỉ định thầu chủ đầu tư không lập Hồ sơ mời thầu mà chỉ lập hồ sơ yêu cầu.
3. Yêu cầu của hồ sơ mời thầu
Hồ sơ yêu cầu là tài liệu do chủ đầu tư lập và gửi cho nhà thầu dự kiến chỉ định để làm căn cứ cho nhà thầu lập hồ sơ đề xuất. Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm:
- Thông tin về gói thầu;
- Yêu cầu nhà thầu kê khai, đề xuất;
- Chỉ dẫn đối với nhà thầu.
4. Nội dung của hồ sơ mời thầu cho gói thầu xây lắp
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP và hướng dẫn về việc lập hồ sơ mời thầu xây lắp theo quy định tại Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT thì có thể xác định các giấy tờ cần có trong hồ sơ dự thầu mà nhà thầu cần chuẩn bị gồm:
– Đơn dự thầu (theo mẫu)
– Thỏa thuận liên danh, nếu đây là trường hợp nhà thầu liên danh.
– Bảo đảm dự thầu.
– Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu.
– Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người sẽ ký vào đơn dự thầu.
– Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh năng lực cũng như kinh nghiệm của nhà thầu.
– Đề xuất kỹ thuật đối với gói thầu.
– Đề xuất về giá và các bảng biểu.
– Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế
– Các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bảng dữ liệu đấu thầu.
5. Bản chất của hợp đồng tương tự
Theo thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 tại Chương III Mục 2 ghi chú 10 Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ thì hợp đồng tương tự là hợp đồng đã thực hiện toàn bộ , trong đó công việc xây lắp có các tính chất tương tự với gói thầu đang xét, bao gồm:
- Tương tự về bản chất và độ phức tạp: có cùng loại và cấp công trình tương tự hoặc cao hơn cấp công trình yêu cầu cho gói thầu này theo quy định của pháp luật về xây dựng, Đối với các công việc đặc thù, có thể chỉ yêu cầu nhà thầu phải có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.
- Tương tự về quy mô công việc: có giá trị công việc xây lắp bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét.
Ngoài ra, tại mục 11 cũng ghi rõ: "Hoàn thành phần lớn nghĩa là hoàn thành ít nhất 80% khối lượng công việc của hợp đồng"
Việc quy định hoàn thành ít nhất 80% khối lượng công việc của hợp đồng mang tính chất tương đối và là tiêu chí để chủ đầu tư đánh giá năng lực tài chính, kinh nghiệm của các nhà thầu.
Bên bạn đã ký kết hợp đồng xây lắp với chủ đầu tư cho 1 hệ thống khí y tế có giá trị 100 tỷ bao gồm việc bàn giao, lắp đặt, đào tạo hướng dẫn sử dụng 100 mục hàng. Bên bạn đã bàn giao hết hàng hóa, nhưng chưa lắp đặt sử dụng, chưa hướng dẫn đào tạo. Tuy đã có hồ sơ thanh toán lớn hơn 80% giá trị hợp đồng, có biên bản nghiệm thu thiết bị về chân công trình.
Nhưng việc xác định hợp đồng này đã hoàn thành 80% khối lượng công việc hay chưa phải phụ thuộc vào nội dung của hợp đồng xây lắp này.
Nếu nội dung hợp đồng quy định việc bàn giao 100 mục hàng là một trong những hạng mục chính của gói thầu, và việc bàn giao này chiếm tỷ trọng lớn trên toàn khối lượng công việc thì hợp đồng này có thể được coi là đã hoàn thành phần lớn.
Trong trường hợp hợp đồng quy định bàn giao hàng hóa chỉ là hạng mục nhỏ, việc lắp đặt, đào tạo hướng dẫn sử dụng mới là hạng mục chính thì đồng nghĩa với việc hợp đồng này chưa thể được coi là đã hoàn thành ít nhất 80% khối lượng công việc của hợp đồng.
Như vậy, đánh giá hoàn thành phần lớn khối lượng công việc trong hợp đồng tương tự phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, và tùy thuộc vào từng dự án cụ thể, riêng biệt.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Đấu thầu - Công ty luật Minh Khuê