1. Đất nông nghiệp được hiểu như thế nào?

Đất nông  nghiệp được hiểu là loại đất được sử dụng để sản xuất cây trồng, chăn nuôi và các hoạt động liên quan đến nông nghiệp. Đất nông nghiệp thường có đặc tính tốt để nuôi trồng cây bao gồm độ thông thoáng, độ ẩm, độ pH và độ phì nhiêu phù hợp. Loại đất này được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới để sản xuất thực phẩm, đồ uống và các sản phẩm nông sản khác. Tuy nhiên do sự phát triển của đô thị hóa và công nghiệp hóa, diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp và đối mặt với nhiều thách thức về bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu sản xuất thực phẩm của thế giới ngày càng tăng, đặc biệt là nước nông nghiệp như Việt Nam ta. 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, đất nông nghiệp bao gồm một số loại đất cụ thể: 

- Đất trồng cây lâu năm: đất trồng cây lâu năm là loại đất được sử dụng để trồng cây trong một khoảng thời gian dài, thường là nhiều năm hoặc thậm chí là hàng chục năm mà không bị phá hoại hoặc đổi mới đất. Đất trồng cây lâu năm thường có độ phù sa cao, giàu chất dinh dưỡng và có khả năng giữ nước tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển. Việc trồng cây lâu năm mang lại lợi ích cho môi trường, kinh tế và xã hội, giảm thiểu xói mòn đất, giảm sự bốc hơi và tăng khả năng hấp thụ nước của đất. Việc sử dụng đất lâu năm cũng giúp duy trì đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường

- Đất rừng sản xuất: đất rừng sản xuất là loại đất được sử dụng để trồng, nuôi và khai thác các loài cây trong mục đích sản xuất gỗ, gỗ công nghiệp hoặc sản phẩm rừng khác. Đất rừng sản xuất có thể là đất tự nhiên được trồng rừng lại hoặc được trồng rừng bằng phương pháp trồng trọt cây lâu năm. Một số loại cây thường được trồng trên loại đất này như thông, keo, bạch đàn, sồi, cao su, tre, lục bình, ... Đât rừng sản xuất có vai trò quan trọng trong việc sản xuất và kinh doanh gỗ và các sản phẩm rừng khác. Việc trồng rừng sản xuất giúp tăng khả năng hấp thụ carbon, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và giúp bảo vệ đa dạng sinh học. 

- Đất rừng phòng hộ: đất rừng phòng hộ là loại đất được sử dụng để bảo vệ và phục hồi các diện tíc rừng thiên nhiên va sinh thái quan trọng. Các đất rừng phòng hộ được bảo vệ theo các chính sách và quy định của các cơ qua quản lý rừng và môi trường. Mục đích của việc bảo vệ đất rừng phòng hộ là giữ gìn và bảo vệ các diện tích rừng thiên nhiên, sinh thái quan trọng, đảm bảo sự sống còn của các loài động vật, thực vật trong khu vực đó. Đât rừng phòng hộ còn được sử dụng để du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường.

- Đất rừng đặc dụng: đất rừng đặc dụng là loại đất được sử dụng để bảo tồn và phát triển các diện tích rừng đặc biệt quan trọng về môi trường, sinh thái và văn hóa. Các diện tích đất rừng đặc dụng được xác định dựa trên các tiêu chí quan trọng như độ đa dạng sinh học, giá trị văn hóa và sự bảo tổn của các loài động vật và thực vật quý hiếm, bảo tồn và phát triển bền vững của các tài nguyên rừng quan trọng này

- Đất nuôi trồng thủy sản: đất nuôi trồng thủy sản là loại đất được sử dụng để sản xuất các sản phẩm từ thủy sản như tôm, cá, hàu, sò, điêu, mực, cua, ghẹ và các loại động vật thủy sản khác. thường thì các diện tích đất nuôi trồng thủy sản được lựa chọn tại các vùng ven biển hoặc các dòng sông, suối có nguồn nước sạch và đủ dinh dưỡng đẻ phát triển tốt các loại thủy sản

- Đất làm muối: đất làm muối là loại đất được sử dụng để sản xuất muối thông qua quá trình chưng cất nước biển hoặc nước mặn trong các hồ muối hoặc ao muối, đất làm muối phải đáp ứng một số điều kiện để đảm bảo quá trình sản xuất muối diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

- Đất nông nghiệp khác: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạp câu giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

2. Nhà xưởng được hiểu ra sao?

Nhà xưởng được hiểu là một công tình kiến trúc dùng để sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ trong các ngành công nghiệp và thương mại. Nhà xưởng thường có diện tích lớn và được thiết kế với các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và hiệu quả.

Các công dụng chính của nhà xưởng bao gồm:

- Sản xuất hàng hóa: từ các sản phẩm bánh kẹo cho đến các thiết bị công nghiệp. Nhà xưởng có thể được thiết kế để chứa các thiết bị và máy móc sản xuất, với quy trình sản xuất được thiết kế theo cách tối ưu hóa hiệu quả sản xuất

- Lưu trưc và phân phối hàng hóa. Khi sản phẩm đã được sản xuất xong, chúng được lưu trữ trong nhà xưởng cho đến khi được giao cho khách hàng hoặc phân phối đến các điểm bán lẻ

- Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị công nghiệp và máy móc. Những hoạt động này có thể được thực hiệ bởi các chuyên gia sửa chữa hoặc bảo trì, hoặc do chính nhân viên của nhà xưởng thực hiện

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến các sản phẩm hiện có. Các hoạt động này có thể bao gồm thử nghiệm sản phẩm, chế tạo mẫu và thử nghiệm hiệu suất

3. Xây nhà xưởng trên đất nông nghiệp có được không? 

Như đã nêu ở trên, đất nông nghiệp không bao gồm đất để xây dựng nhà xưởng, mà theo phân loại đất tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì nhà xưởng được xây dựng trên đất phi nông nghiệp, tức là loại đất để xây nhà ở, trụ sở, cơ quan, công trình sự nghiệp, đất sử dụng với mục đích phục vụ quốc phòng an ninh, đất kinh doanh sản xuất. 

Chính vì vậy, việc xây nhà xưởng trên đất nông nghiệp và hành vi vi phạm pháp luật. Nói cách khác là không dược xây nhà xưởng trên đất nông nghiệp. 

Để xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp, người dân cần phải chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Điều này được quy định tại Điều 57 Luật Đất đai năm 2013 và chỉ được phép nếu có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với hộ gia đình và cá nhân, chỉ được xây dựng nhà xưởng nếu được Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thông qua các bước sau: 

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất và giấy chứng nhận 

- Bước 2: Nộp hồ sơ bằng cách đưa tại bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện đối với nơi chưa tổ chức bộ phận một cửa

- Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ thì bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và trai phiếu tiếp nhận cho người nộp. Nếu hồ sơ thiếu hoặc chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định

- Bước 4: Giải quyết yêu cầu bao gồm thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, thực địa  và các công việc khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo thông báo của cơ quan thuế

- Bước 5: Trả kết quả , thời gian giải quyết không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và không quá 25 ngày làm việc 

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn về chủ đề có được xây nhà xưởng trên đất nông nghiệp không mà Luật Minh Khuê cung cấp tới quý khách hàng. Ngoài ra quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết về chủ đề nhà xưởng xây dựng trên đất thuê có được trích khấu hao vào chi phí không, xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định trong một số trường hợp đặc biệt của Luật Minh Khuê. Còn bất kỳ điều gì vướng mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7. Gọi số 1900.6162 hoặc gửi email đến địa chỉ: Tư vấn pháp luật qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được sự hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh nhận được sự hơp tác. Trân trọng./.