1. Chứng cứ là gì?

Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về chứng cứ như sau:

Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

a) Vật chứng;

b) Lời khai, lời trình bày;

c) Dữ liệu điện tử;

d) Kết luận giám định, định giá tài sản;

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

g) Các tài liệu, đồ vật khác.

Chứng cứ là vấn đề trung tâm và quan trọng trong TTDS. Mọi hoạt động trong quá trình chứng minh chủ yếu xoay quanh vấn đề chứng cứ; mọi giai đoạn của TTDS mở ra, kết thúc và kết quả đều phụ thuộc phần lớn vào chứng cứ.

2. Phân loại chứng cứ

Căn cứ khi kèm theo

Phân loại chứng cứ như sau:

- Chứng cứ theo người gồm chứng cứ theo lời nói của con người và chứng cứ kết luận giám định(chứng cứ khách quan về mặt chuyên môn) do các chuyên gia có chuyên môn giám định.

- Chứng cứ theo vật chiếm đa phần các loại chứng cứ có thể là con dao, di chúc..

Căn cứ vào mối quan hệ với đối tượng cần chứng minh

Phân loại chứng cứ như sau:

- Chứng cứ trực tiếp là những chứng cứ ảnh hưởng luôn, không thông qua một nguồn nào khác.

Ví dụ: giấy vay nợ, hợp đồng mua bán tài sản,…

- Chứng cứ gián tiếp là những chứng cứ cần phải thông qua một trung gian nào đó.

Ví dụ: giấy đi công tác, hóa đơn chứng từ khi nghỉ, hóa đơn khi đi ăn..

Căn cứ vào hình thức

Phân loại chứng cứ như sau:

- Chứng cứ gốc là những lời khai của người biết đầu tiên; không thông qua một ai; trực tiếp mình nhìn thấy, nghe thấy.

3. Mục đích của phiên họp công khai chứng cứ

Mục đích của phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải nhằm xác định yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; những vấn đề đã thống nhất, chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết; tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu chứng cứ cho đương sự khác; bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Đây cũng là quy định nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, tạo sự công bằng trong tiếp cận chứng cứ đối với đương sự để họ có sự chuẩn bị cần thiết cho việc tranh tụng với nhau tại phiên tòa.

Về phía Tòa án, thông qua phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán cũng chốt được yêu cầu của đương sự, có hay không có yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập, đánh giá việc thu thập chứng cứ đã đầy đủ hay chưa. Thực tiễn áp dụng cho thấy, quy định này đã góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đảm bảo mọi chứng cứ đều được công khai trong quá trình tố tụng; Nâng cao trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự; Tạo sự công bằng trong tiếp cận chứng cứ đối với đương sự để họ có sự chuẩn bị cần thiết cho việc tranh tụng với nhau tại phiên tòa. Qua đó nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa cũng như chất lượng giải quyết các vụ án dân sự, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

4. Quy định của pháp luật tố tụng dân sự về nghĩa vụ công khai chứng cứ của đương sự

Khác với quy định về giao nộp tài liệu, chứng cứ của đương sự vừa là quyền vừa là nghĩa vụ, BLTTDS quy định dứt khoát việc công khai chứng cứ của đương sự chỉ là nghĩa vụ. Theo khoản 2 Điều 24 BLTTDS, một trong những hoạt động bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử là đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp. Bên cạnh đó, BLTTDS còn quy định việc công khai chứng cứ của đương sự là một trong các nghĩa vụ chung của đương sự. Theo khoản 9 Điều 70 BLTTDS, khi tham gia tố tụng, đương sự có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ không được công khai, được quy định tại khoản 2 Điều 109 BLTTDS.

Từ các quy định chung, BLTTDS quy định cụ thể nghĩa vụ công khai chứng cứ của đương sự trong một vài chế định khác và trong suốt quá trình giải quyết vụ án từ khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến Tòa án. Theo đó, khi nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện phải gửi bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác.

Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, khi giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì đương sự phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ không được công khai, được quy định tại khoản 2 Điều 109 BLTTDS hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác. Đồng thời, tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, khi được Thẩm phán hỏi việc công khai chứng cứ, đương sự còn phải trình bày việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác.

Trong trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ. Nếu đương sự yêu cầu khi nộp đơn khởi kiện thì Tòa án gửi bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp, kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án.

Bên cạnh đó, theo mục 8 Phần IV Giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của TANDTC về một số vấn đề nghiệp vụ (sau đây được viết tắt là Giải đáp số 01/2017), TANDTC còn hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện việc công khai chứng cứ của đương sự như sau: Nguyên đơn phải gửi bản sao đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ cho đương sự khác trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Về phương thức sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác, đương sự có quyền lựa chọn phương thức sao gửi (như: gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện...) và đương sự phải chứng minh với Tòa án đã sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác. Về trách nhiệm của Tòa án, trong quá trình tố tụng, Tòa án phải giải thích, hướng dẫn cho đương sự để họ thực hiện nghĩa vụ sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác. Trường hợp đương sự không thực hiện việc sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác thì Tòa án yêu cầu đương sự phải thực hiện.

Đối với trường hợp hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, theo Điều 202 BLTTDS, thủ tục yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của BLTTDS về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Cho nên, nghĩa vụ sao gửi đơn yêu cầu phản tố, đơn yêu cầu độc lập và tài liệu, chứng cứ kèm theo của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được thực hiện như quy định áp dụng đối với người khởi kiện.

Như vậy, quy định của pháp luật tố tụng dân sự tương đối cụ thể về nghĩa vụ công khai chứng cứ của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (như cách thức thực hiện, trách nhiệm của Tòa án giải thích, hỗ trợ khi đương sự không thực hiện được và có yêu cầu…). Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự chưa quy định về cách thức Tòa án hỗ trợ, nghĩa vụ phải chịu chi phí phát sinh khi Tòa án hỗ trợ đương sự công khai chứng cứ; chế tài mà đương sự phải gánh chịu trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ công khai chứng cứ; chế tài đối với Tòa án trong trường hợp không giải thích, hỗ trợ đương sự thực hiện nghĩa vụ công khai      chứng cứ.

5. Ý nghĩa của việc công khai tài liệu, chứng cứ

Nếu quy định việc giao nộp tài liệu, chứng cứ của đương sự nhằm giúp Tòa án biết được tài liệu, chứng cứ mà các đương sự đang có để có kế hoạch thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giải quyết yêu cầu của đương sự thì quy định nghĩa vụ công khai chứng cứ của đương sự giúp đương sự khác trong vụ án biết được các tài liệu, chứng cứ mà các đương sự đang có. Việc quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của đương sự trong tố tụng dân sự có một số ý nghĩa như sau:

Một là, giúp đương sự khác thực hiện quyền biết ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ trong vụ án. Theo các khoản 7, 8 Điều 70 BLTTDS, đương sự có quyền đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 BLTTDS. Cho nên, với quy định nghĩa vụ công khai chứng cứ của đương sự sẽ giúp đương sự khác thực hiện quyền ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ trong vụ án.

Hai là, giúp các đương sự lựa chọn cách thức xử sự hợp lý đối với vấn đề mâu thuẫn, chủ động thỏa thuận với nhau để tránh kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ do đương sự công khai, các bên đương sự hiểu được bản chất sự việc, chủ động trao đổi chứng cứ, xác định rõ vấn đề chưa hiểu giảm bớt sự bất ngờ, xác định vấn đề còn mâu thuẫn, tiếp tục tranh chấp, dự kiến đề xuất về chứng cứ, tính tiết pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Qua đó, các đương sự có thể cân nhắc thiệt hơn để tự thỏa thuận hoặc tham gia tích cực vào phiên hòa giải do Tòa án tiến hành để sớm kết thúc vụ án (có thể trước phiên tòa hoặc tại phiên tòa).

Ba là, giúp thực hiện tốt việc tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Theo đó, để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử vụ án dân sự, bên cạnh việc quy định trách nhiệm của Tòa án bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền tranh tụng; quy định quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ của đương sự; quy định trách nhiệm xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi tài liệu, chứng cứ của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án, BLTTDS còn quy định đương sự có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp và việc công khai chứng cứ của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án. Mặc dù, đương sự có thể tiếp cận được tài liệu, chứng cứ do đương sự khác cung cấp thông qua phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ. Tuy nhiên, sau thời điểm Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ sẽ kết thúc một số quyền của đương sự, trong đó, có quyền yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập, bổ sung yêu cầu khởi kiện khác với yêu cầu khởi kiện ban đầu. Cho nên, nghĩa vụ công khai chứng cứ của đương sự sẽ giúp đương sự khác chủ động trong việc chuẩn bị lập luận, tài liệu, chứng cứ để trình bày trong các hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành, quyết định trong việc đưa ra yêu cầu khởi kiện bổ sung, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập. Từ đó, chất lượng tranh tụng sẽ nâng lên.

Như vậy, quy định nghĩa vụ công khai chứng cứ của đương sự có nhiều ý nghĩa nên việc bổ sung quy định này vào BLTTDS là cần thiết, thể hiện sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp của nhà làm luật Việt Nam. Qua đó, cũng loại bỏ quan điểm cho rằng cần loại bỏ quy định nghĩa vụ công khai chứng cứ của đương sự khỏi BLTTDS do sự tùy nghi quá lớn. Tuy nhiên, do quy định chưa cụ thể nên việc thực hiện quy định này trên thực tế chưa đáp ứng kỳ vọng của nhà làm luật.