Mục lục bài viết
- 1. Yêu cầu Viện Kiểm Sát, Công an khởi tố vụ án như thế nào ?
- 2. Tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- 3. Giải quyết bồi thường tai nạn giao thông ?
- 4. Thắc mắc về bồi thường tai nạn giao thông ?
- 5. Tư vấn về bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông ?
- 6. Xác định mức thiệt hại tai nạn giao thông khi người bị mất là trụ cột gia đình ?
1. Yêu cầu Viện Kiểm Sát, Công an khởi tố vụ án như thế nào ?
Đến giờ cũng được 3 tháng mà bên công an không thấy ý kiến gì nên tôi muốn biết bây giờ tôi phải làm sao và làm như thế nào ?
Cảm ơn luật sư.
Luật sư trả lời:
Chào bạn, lời đầu tiên, cho phép chúng tôi xin được gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến người chồng xấu số của bạn. Căn cứ theo quy định tại điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) , tài xế xe tải đã phạm vào Điều 260.
Điều 260: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ BLHS 2015
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, theo như thông tin mà bạn cung cấp, trình bày thì chồng bạn đã qua đời do bên tài xế xe tải đi sai phần đường, làn đường gây ra hậu quả thương tâm. Do đó bạn có quyền làm đơn tố cáo tên tài xế đó về hành vi gây tai nạn giao thông cho chồng bạn, đơn tố cáo được gửi đến cơ quan công an cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh). Nếu nhận thấy có dấu hiệu tội phạm, cơ quan công an sẽ khởi tố và tiến hành điều tra tài xế xe tải về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ BLHS 2015. Trường hợp này đúng là các cơ quan tố tụng đã không làm tròn nhiệm vụ, lẽ ra ở trường hợp này phải đưa ra khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Bạn hãy làm đơn gửi Viện kiểm sát huyện (quận, thị xã) đề nghị đưa vụ án ra để khởi tố.
Dưới đây là mẫu đơn yêu cầu cơ quan chức năng khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng bạn đã bị xâm phạm:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
................., ngày ...... tháng ...... năm 20..
ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Kính gửi: - Trưởng Công an quận (huyện) ……
- Viện Trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân quận (huyện) ……
Tôi tên là: ……, Sinh ngày / / / , Số CMND: ......
thường trú tại …… và hiện đang ở tại ……
Kính thưa Quý ông (bà), tôi xin trình bày sự việc xảy ra vào hồi …… ngày …… mà chồng tôi là người bị hại …… trong vụ việc này:
Trình bày diễn biến sự việc xảy ra:
…………………………………………………………………………………............
…………………………………………………………………………………............
…………………………………………………………………………………............
…………………………………………………………………………………...........
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự, tôi khẩn thiết làm đơn này kính mong Quý ông (bà):
1. Khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi ...................của ………...................…;
2. Yêu cầu anh ...........................bồi thường thiệt hại đối với tổn hại về tính mạng đã gây ra và những chi phí phát sinh cho chồng tôi như cấp cứu, mai táng, cấp dưỡng cho con tôi cho đến khi nó 18 tuổi.
3. Xử lý trách nhiệm hình sự một cách nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với anh ……................
Tôi xin gửi kèm theo toàn bộ chứng cứ và các kết luận giám định vụ tại nạn giao thông của chồng tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI LÀM ĐƠN
Nơi nhận:
- CA quận ……;
- VKSND quận …….
Khuyến nghị:
1. Bài viết được các luật sư, chuyên gia của Luật Minh Khuê thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
>> Xem thêm: Hướng dẫn về bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông ?
2. Tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định là một trong những hành vi bị cấm. Mức nồng độ cồn tối đa được quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ là 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong tình trạng nông độ cồn vượt quá quy định mà gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Cụ thể:
Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
Theo quy định trên, bạn tham gia giao thông nếu thuộc trường hợp nêu trên sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng.
- Về trách nhiệm dân sự:
Ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự thì người gây tai nạn còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự. Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:
“Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
>> Tham khảo ngay: Mức phạt khi uống rượu điều khiển xe ô tô gây ra tai nạn giao thông?
3. Giải quyết bồi thường tai nạn giao thông ?
4. Thắc mắc về bồi thường tai nạn giao thông ?
Lúc đó trời vừa tạnh mưa , người đi lại cũng ít, khi xi nhan vợ tôi đi rất chậm hai chân chống dưới đường, khi quay lại quan sát phía sau thì thấy một người trung niên đang đi nhanh về phía vợ tôi, khoảng cách đã khá gần chỉ tầm hơn 4 mét nên vợ tôi quay lại điều khiển xe đi thẳng, cách lề đường bên phải khoảng 1 mét. Ngay khi đó thì vợ tôi cảm giác như có vật gì đó ủi vào phía sau xe mình làm xe vợ tôi bị ngả về bên phải, khi vợ tôi quay lại thì thấy người đàn ông đó bị ngã ra đường về phía bên trái cách xe vợ tôi tầm 2 mét còn xe của người bị nạn văng ra lề dưới đường và va vào bánh xe vợ tôi làm xe vợ tôi bị đẩy tiến lên phía trên. Ngay khi thấy vậy vợ tôi liền bỏ xe ra và chạy lại đỡ người đàn ông khi đó bị thương khá nặng, do là người trong ngành lên vợ tôi gọi ngay xe cấp cứu và thực hiện những sơ cứu cần thiết và theo xe đưa người bị nạn vào viện đa khoa tỉnh Nam Định cấp cứu và gọi điện cho tôi vào viện hỗ trợ. Khi vào đến viện do vợ tôi làm y tá của bệnh viện nên tôi cùng với vợ nhanh chóng cùng với các bác sĩ của viện thực hiện chụp chiếu và chuẩn đoán kết quả xong thì người nhà người bị nạn mới vào do bị thương khá nặng nên nạn nhân được chuyển lên Bệnh viện Việt Đức để điều trị, toàn bộ ban đầu chi phí dưới viện tỉnh do vợ chồng tôi lo hết, hiện giờ người bị nạn đã được về điều trị tại nhà với thương tật khá nặng hỏng một mắt và vỡ đập xương mũi và gò má nhưng không ảnh hưởng đến đầu. Sau khi người bị nạn lên Việt Đức mấy ngày sau vợ chồng tôi có lên thăm thì gia đình nạn nhân yêu cầu vợ chồng tôi phải chịu trách nhiệm với nạn nhân, nhưng vợ chồng tôi cũng ý kiến là chỉ hỗ trợ kinh tế 1 phần nào đó.
Hiện tại phía Công an đã điều tra và lấy lời khai của vợ tôi và nhân chứng xung quanh vì đó là khu vực chợ rất đông hàng quán và bên phía công an cũng có kết luận sơ qua là do nạn nhân đi nhanh không làm chủ tốc độ nên tự ngã. Hiện tại Công an đã 2 lần đến lấy lời khai nhưng nạn nhân luôn lấy cớ là mệt và chưa nhớ gì mặc dù hôm 16/5 vợ chồng tôi lên thăm và thấy nạn nhân đã khá tỉnh táo và đã ăn được cháo. Khi gia đình tôi gọi điện hỏi thăm thì bên kia luôn trách móc và bắt chúng tôi chịu trách nhiệm chúng tôi cũng có nói là hỗ trợ về mặt kinh tế một phần khi có kết luận của bên Công An điều tra thì bên đó lại gắt lên là ý muốn để pháp luật giải quyết á và tắt máy. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết phía bên nạn nhân có người nhà làm ở cấp tỉnh và 1 số anh em cũng là dân anh chị, hiện vợ tôi đang rất lo lắng và hay mất ngủ.
Rất mong được sự tư vấn của luật sư. Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Trong trường hợp của vợ bạn, bên Công an đã điều tra, lấy lời khai của vợ bạn và nhân chứng. Bên phía Công an đã có kết luận sơ qua là do nạn nhân đi nhanh không làm chủ tốc độ nên tự ngã. Như vậy trong trường hợp này nạn nhân cũng có lỗi.
BLDS 2015 quy định:
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Điều 585:Nguyên tắc bồi thường
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Như vậy trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi, thì vợ bạn chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Nếu sau khi điều tra Công an có kết luận chính thức là lỗi hoàn toàn do người bị thiệt hại thì vợ bạn sẽ không phải bồi thường. Còn nếu phía Công an kết luận vợ bạn cũng có lỗi trong việc gây tai nạn, thì vợ bạn chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình. Trong đó việc bồi thường thiệt hại sẽ bao gồm những chi phí được quy định tại Điều Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.
>> Xem thêm: Xử lý thế nào khi người gây tai nạn giao thông không chịu bồi thường ?
5. Tư vấn về bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông ?
Vậy xin hỏi Luật sư tư vấn, phân tích chi tiết giúp cho gia đình chúng tôi những điểm, điều,... căn cứ theo bộ luật hình sự, luật giao thông đường bộ... thì Cháu tôi và anh Nguyễn Văn A có những sai vi phạm gì? trách nhiệm? bồi thường như thế nào?...v..v. Nếu anh Nguyễn Văn A say rượu tham gia giao thông đâm vào cháu tôi tử vong như nói ở trên thì chịu trách nhiệm như thế nào?....
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Theo như quy định tại Điều260 BLHS 2015 như sau:
"Điều 260. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260)
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo như quy định trên, đối với người điều khiển phương tiện giao thông mà vi phạm quy định về an toàn giao thông, gây thiệt hại cho người khác thì bị xử phạt hành chính hoặc chấp hành hình phạt tù. Trong trường hợp của bạn, anh A là người điều khiển xe máy, đi sai làn đường - hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ (Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008) đã gây ra thiệt hại về tính mạng cho cháu của bạn. Trong trường hợp này, anh A ngoài việc phải bồi thường thiệt hại cho cháu anh thì còn có thể bị xtruy cứu TNHS.
Hơn nữa, tại điểm a khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 còn có quy định: "Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác,; trong trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý".
Như vậy, trong trường hợp này, anh A ngoài các hình phạt chính như xử phạt vi phạm hành chính, chấp hành hình phạt tù, bồi thường thiệt hại cho gia đình cháu bạn thì ngoài ra anh A còn có thể bị tước giấy phép Quân nhân nếu xét thấy mức độ lỗi nghiêm trọng, cần phải áp dụng hình thức xử phạt này.
Ngoài ra, nếu như trong lúc gây ra tai nạn cho cháu bạn mà anh A có uống rượu với nồng độ cồn vượt quá mức mà pháp luật cho phép thì lúc này, trường hợp của anh A thuộc vào Điều 260 Bộ luật Hình sự.
Còn về vấn đề cháu bạn tham gia giao thông khi chưa có giấy phép lái xe cũng là trái quy định của pháp luật. Như vậy, xét theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2055 thì:
Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường."
Theo như quy định trên, cháu bạn khi tham gia giao thông mà chưa có giấy phép lái xe thì cũng bị coi là có lỗi trong trường hợp này. Như vậy, việc bồi thường thiệt hại của anh A lúc này sẽ được xét dựa trên mức độ lỗi của mình, theo đó, khoản tiền bồi thường thiệt hại sẽ do hai bên thỏa thuận một cách hợp lý về mức độ lỗi mà hai bên đã gây ra.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn thắc mắc. Cảm ơn bạn đã tin tưởng!
>> Xem thêm: Gây tai nạn giao thông do biển báo giao thông lỗi có bị xử phạt không?
6. Xác định mức thiệt hại tai nạn giao thông khi người bị mất là trụ cột gia đình ?
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Căn cứ Bộ luật dân sự 2015, quy định về việc bồi thường:
Việc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm được quy định tại khoản 1 Điều 591 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể là:
“Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.”
Theo quy định trên, người gây thiệt hại về tính mạng của người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường những chi phí sau:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe trước khi người bị thiệt hại chết: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế, tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…
– Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng. Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe mất khả năng lao động, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.
– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân.
+ Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, người trực tiếp nuôi dưỡng nạn nhân.
- Do đó bạn có thể thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại dựa trên tinh thần pháp luật. Hai con nhỏ sẽ không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình bên gây tai nạn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
+ Không phải trong mọi trường hợp tính mạng bị xâm phạm thì những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân đương nhiên được bồi thường khoản tiền bù đắp về tinh thần. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của nạn nhân trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa nạn nhân và những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân…
+ Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 100 tháng lương, tính theo mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bối thường.
Những điều cần lưu ý:
- Với những thông tin bạn cung cấp bên gây tai nạn phạm tội quy định tại điều 260 Bộ luật hình sự 2015 - Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Về tội phạm này không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại, có nghĩa là dù có bồi thường cho gai đình B nhưng B vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự khi bị khởi tố.
>> Tham khảo bài viết liên quan:Thủ tục khởi kiện về người gây tai nạn giao thông dẫn đến hậu quả chết người ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê