- Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm và trở hành công dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
- Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng, hoặc nghiêm trọng gây thiệt hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
- Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và hình phạt áp dụng với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
>> Luật sư tư vấn pháp Luật Hình sự gọi: 1900.6162
- Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 70 của Bộ luật Hình sự.
- Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án thấp hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.
- Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Ấn đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
Sở dĩ Nhà nước đưa ra các nguyên tắc như vậy vì căn cứ vào sự hoàn thiện về thể chất của người chưa thành niên. Từ đó việc xử lý người chưa thành niên phạm tội có mục đích chủ yếu cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình. Hình phạt bổ sung gồm có: cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính. Như vậy trong hệ thống hình phạt không có án treo.
Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật Hình sự thì án treo không phải là hình phạt. Điều này quy định: "Khi xử phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 năm đến 5 năm".
Hình phạt và án treo giống nhau vì có mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội, đều do Tòa án xét xử và tuyên bố bằng bản án kết tội. Bản chất của việc hưởng án treo vẫn là áp dụng đối với người bị phạt tù nên người được hưởng án treo vẫn coi là người có tội.
Án treo khác hình phạt vì nó không phải là loại hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định, án treo còn khác hình phạt tù ở chỗ người bị kết tội không bị cách ly khỏi cộng đồng xã hội. Người được hưởng án treo không phải chấp hành hình phạt tù ở trại cải tạo, họ được giao cho gia đình, chính quyền địa phương nơi cư trú giám sát giáo dục. Như vậy, người được hưởng án treo không bị tước bỏ các quyền, lợi ích nhất định. Ngoài ra án treo còn thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội. Điều 60 Bộ luật Hình sự quy định những điều kiện cho người phạm tội hưởng án treo như sau:
- Người phạm tội bị xử phạt tù không quá 3 năm
- Người phạm tội có nhân thân tốt như có công lao với Nhà nước, có khả năng chấp hành đầy đủ các quy định trong thời gian thử thách, chưa có tiền án, tiền sự.
- Hành vi phạm tội của người đó có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
- Tòa án xét thấy không cần thiết bắt họ chấp hành hình phạt tù.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn Luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê