1. Giám đốc - Họ là ai trong công ty?
Khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: bNgười quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy giám đốc được coi là người quản lý doanh nghiệp. Giám đốc còn được biết đến là CEO (chức vụ lãnh đạo trong công ty, điều hành và quản lý mọi hoạt động chung của công ty).
Trong một doanh nghiệp, CEO sẽ có trách nhiệm chung là tạo lập kế hoạch, thực hiện và xây dựng định hướng chiến lược cho doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu về hoạt động kinh doanh, tài chính để doanh nghiệp phát triển vững mạnh và bền vững. CEO giải quyết tất cả những vấn đề liên quan trong công ty: chiến lược kinh doanh, nhân sự, quan hệ đối tác…
Tuy nhiên, căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, giám đốc sẽ có những quyền và nghĩa vụ cụ thể sau:
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị (HĐQT), hội đồng thành viên (HĐTV);
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT, HĐTV;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong công ty;
- Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
- Tuyển dụng lao động;
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của HĐQT, HĐTV.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty cổ phần như sau:
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty."
Theo đó, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Một người có thể làm giám đốc tại nhiều công ty cổ phần được không?
Theo khoản 2 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Bên cạnh đó, theo Điều 65 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc như sau:
- Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ."
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối chiếu quy định trên, trường hợp của bạn trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, pháp luật không cấm một người đồng thời là giám đốc cho nhiều công ty cổ phần.
4. Công ty cổ phần mới thành lập cần bao nhiêu cổ đông sáng lập?
Theo khoản 1 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập như sau:
- Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
- Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Theo đó, công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập.
6. Điều kiện để trở thành Giám đốc công ty cổ phần
Muốn trở thành Giám đốc công ty cổ phần thì cá nhân phải thỏa mãn các yêu cầu và điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Không bị cấm đối với các hoạt động kinh doanh hoặc bị buộc tội liên quan đến kinh doanh.
- Có kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo, trình độ chuyên môn trong quản trị kinh danh của công ty hoặc trình độ do Điều lệ của công ty quy định cụ thể.
- Đối với công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020;
- Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ;
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty.
>>> Xem thêm: Là giám đốc công ty TNHH có được làm giám đốc công ty cổ phần nữa không ?