1. Khái niệm về chứng cứ

Căn cứ Điều 93 Bộ Luật tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về khái niệm chứng cứ như sau:

"Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp".

 

2. Quy định về chứng cứ

Theo Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015), chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

So với quy định trước đây, khái niệm trong BLTTHS 2015 đã mở rộng chủ thể sử dụng chứng cứ khi không quy định chỉ giới hạn “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án" mới có quyền này. Điều này đảm bảo quyền tham gia của bị cáo, bị hại và những người tham gia tố tụng khác vào quá trình giải quyết vụ án. Cụ thể là việc tham gia sử dụng chứng cứ, và cả việc kiểm tra, đánh giá các nguồn chứng cứ.

Dựa trên khái niệm này, chứng cứ có các đặc điếm sau: Chứng cứ là có thật, bảo đảm tính khách quan; Chứng cứ có tính hợp pháp; Chứng cứ phải liên quan đến vụ án. Như vậy, nếu thiếu một trong ba yếu tố trên thì sẽ không được xem là chứng cứ.

 

3. Quy định về nguồn của chứng cứ

Nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự bao gồm người, vật, tài liệu mang các thông tin về vụ việc dân sự. Theo quy định tại Điều 94 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, nguồn chứng cứ bao gồm:

“1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

2. Vật chứng.

3. Lời khai của đương sự.

4. Lời khai của người làm chứng.

5. Kết luận giám định.

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

9. Văn bản công chứng, chứng thực.

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định”

Như vậy, Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 đã bổ sung thêm một nguồn chứng chứng cứ rất quan trọng là văn bản công chứng, chứng thực mà trước đây chưa được coi là nguồn chứng cứ chính thức mà thường phải xác định thông qua các nguồn chứng cứ khác. Đồng thời, Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 lần này đã loại bỏ nguồn chứng cứ là tập quán – một quy định trước đây đã gây rất nhiều tranh cãi.

Không phải bất kỳ nguồn chứng cứ nào cũng được xác định là chứng cứ mà các nguồn chứng cứ phải đáp ứng được các điều kiện riêng quy định tại Điều 95 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.

 

4. Các loại nguồn của chứng cứ

Hiện nay chưa có khái niệm như thế nào là nguồn chứng cứ, khoản 1 Điều 87 BLTTHS 2015, chỉ mới liệt kê các nguồn chứng cứ sau đây: Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác.

Vật chứng: rất đa dạng, có thể là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, thậm chí là tiền,…có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

Nhìn chung, vật chứng trước tiên phải tồn tại ở dạng vật chất, phải liên quan chặt chẽ và phản ánh được những sự kiện khách quan của vụ án hình sự. Trong các nguồn chứng cứ, có thể nói vật chứng là nguồn chứng cứ quan trọng nhất.

Lời khai, lời trình bày: theo quy định lời khai được dùng làm chứng cứ rất đa dạng, nhưng quan trọng nhất vẫn là lời khai của bị cáo, bị hại (nếu có), người làm chứng,… So với vật chứng, lời khai mang tính chủ quan và chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Do vậy, trong nhiều vụ án, việc chỉ đánh giá lời khai mà đưa ra quyết định có hay không hành vi tội phạm, đôi khi sẽ mang tính chủ quan và rất dễ dẫn đến oan sai. Lời khai ban đầu do cơ quan điều tra thông qua các biện pháp nghiệp vụ mà có được, sau đó trong quá trình xét xử Toà án tiếp tục kiểm tra tính hợp pháp của nguồn chứng cứ này.

Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử. Nhìn chung, loại chứng cứ này thường chỉ xuất hiện trong các vụ án liên quan đến công nghệ thông tin, việc thu thập loại chứng cứ cũng đòi hỏi nhiều biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành.

Kết luận giám định là văn bản do cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức giám định lập để kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.

Kết luận định giá tài sản là văn bản do Hội đồng định giá tài sản lập để kết luận về giá của tài sản được yêu cầu.

Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử: Những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật tố tụng có thể được coi là chứng cứ.

Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác: Do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp có thể được coi là chứng cứ nếu phù hợp với chứng cứ khác của vụ án.

Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án: Những tình tiết liên quan đến vụ án ghi trong tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp có thể được coi là chứng cứ. Trường hợp tài liệu, đồ vật này có đặc điểm quy định tại Điều 89 BLTTHS 2015 thì được coi là vật chứng.

So với BLTTDS 2015, quy định mới đã bổ sung thêm 03 chứng cứ gồm: Kết luận giám định; Kết luận định giá tài sản; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác. Điều này là cần thiết trong bối cảnh tội phạm phát triển ngày càng tinh vi, phức tạp và đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia.

 

5. Phân biệt chứng cứ và nguồn của chứng cứ

Chứng cứ thường được rút ra từ các nguồn chứng cứ. Theo Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì nguồn chứng cứ gồm: các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; các vật chứng; lời khai của đương sự; lời khai của người làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; tập quán; kết quả định giá tài sản thẩm định giá tài sản; và các nguồn chứng cứ khác mà pháp luật quy định. Nguồn chứng cứ là nơi chứa đựng chứng cứ. Toà án chỉ có thể thu thập các nguồn chứng cứ, từ đó rút ra các chứng cứ. Bất kỳ loại chứng cứ nào cũng phải tồn tại trong một ngủồn chứng cứ nhất định, nhưng không có nghĩa là khi thu thập một nguồn chứng cứ nào đó thì nhất thiết trong đó sẽ chứa đựng chứng cứ. Do đó, không được đồng nhất nguồn chứng cứ với chứng cứ, vì như thế sẽ phạm sai lầm tròng đánh giá, sử dụng.

Ví dụ 1: Biên bản ghi lời khai của đương sự là một nguồn chứng cứ, nhưng có những trường hợp toàn bộ lời khai đó là gian dốỉ, bịa đặt, hoặc có tài liệu tuy có tồn tại thật nhưng nó không phản ánh đúng bản chất sự vật, cũng không được coi là chứng cứ của vụ án.

Cũng cần phân biệt giữa vật chứng và chứng cứ. Vật chứng cũng là một nguồn chứng cứ, nó có thể chứa đựng chứng cứ.

Ví dụ 2: A. kiện B đòi bồi thường chiếc bình cổ (đồ cổ quý hiếm) do B đã làm nứt, làm rạn. B thừa nhận do B sơ ý đánh rơi, nhưng không làm nứt, làm rạn, vết nứt, vết rạn đó là vết nứt, vết rạn có từ trước rất lâu, chính c cầm xem trước đó đã phát hiện, c khai mình cầm xem thì bình còn nguyên vẹn, lúc B cầm xem đã sơ ý đánh rơi; khi giám định đã kết luận: vết rạn, vết nứt mới xuất hiện. Như vậy, vết nứt, vết rạn do B gây ra chính là một loại chứng cứ phản ánh là B đã làm hư hỏng chiếc bình cổ của A, và nó là căn cứ cho yêu cầu đòi bồi thường của A, còn toàn bộ chiếc bình là vật chứng, là một nguồn của chứng cứ. Do đó, vật chứng phải luôn là hiện vật gốc có tính đặc định, liên quan đến vụ việc dân sự thì mới có giá trị pháp lý, nếu “sao chép”, tái hiện lại vật chứng thì vật được sao chép đó không được coi là vật chứng. Do vậy, Toà án không chỉ thu thập vật chứng đúng trình tự luật định mà còn phải bảo quản, giữ gìn để bảo đảm tính đặc định của vật chứng. Khi thu thập vật chứng, Thẩm phán phải lập biên bản miêu tả chi tiết hình thức cũng như đặc tính lý hoá của sự vật, đặc biệt các dấu vết thể hiện trên vật chứng đó. Đôì với vật không di chuyển được thì phải xem xét tại chỗ, vật mau hỏng phải xem xét kịp thời và phản ánh đầy đủ trong quá trình xem xét (bằng ghi biên bản, chụp hình, ghi hình, V.V.).

Mặt khác, không phải bất kỳ một tài liệu nào cũng được coi là nguồn của chứng cứ, mà chỉ các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được bằng mắt thường, hoặc bằng các phương tiện hiện đại mới được coi là nguồn của chứng cứ, khi nó có liên quan đến vụ án.

Theo quy định tại Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì các tài liệu có chứa đựng chứng cứ của vụ án, nếu là tài liệu đọc được nội dung thì tài liệu đó phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do tổ chức có thẩm quyển cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sỏ lập ra các bản sao; nếu là tài liệu nghe được, nhìn được thì phải xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc ván bản về sự việc liên quan tối việc thu âm, thu hình đó thì mới có giá trị.

Từ trước đến nay, nội dung lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng nếu chứa đựng sự thật về vụ án thì được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, thì nay theo quy định tại khoản 5 Điều 95 Bệ luật tố tụng dân sự hiện hành, các lồi khai của đương sự, của nhân chứng nếu được ghi bằng băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh, v.v. theo quy định tại khoản 2 Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành cũng có giá trị pháp lý. Như vậy, phương tỉện ghi nhận lại chứng cứ (được thừa nhận về mặt pháp lý) so với trước đã được mở rộng hơn, nó phản ánh sự ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong cuộc sống thường ngày của nhân dân cũng như đời sống pháp lý trong xã hội. Đây là một thuận lợi cho các bên đương sự trong quá trình ghi nhận lại các sự kiện, các tình tiết có giá trị cho việc làm sáng tỏ sự thật, chứng minh cho các yêu cầu, phản tố của mình. Điểu . đó cũng có nghĩa là, nếu các bên đương sự xuất trình cho Toà án băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh, v.v. kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ, hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó thì Toà án phải tiến hành lập biên bản vể việc nhận các tài liệu này và phải bảo quản, lưu giữ chúng cùng với hồ sơ vụ án.

Trong thực tế, có trường hợp đương sự, nhân chứng... nộp các tài liệu cho Tòa án, Thẩm phán tiếp nhận tài liệu không lập biên bản, hoặc có lập biên bản nhưng không thể hiện đúng như quy định tại Điểu 96 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Đây là một sai sót mà các Thẩm phán cần lưu ý, khắc phục.

Về nội dung kết luận giám định, nội dung biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ muốn được sử dụng là chứng cứ, thì ngoài việc nội dung đó phản ánh đúng sự thật của vụ việc dân sự đó, đồng thời về mặt hình thức, thủ tục đó phải đựợc tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật.

Đốì vổi một tập quán muốn trở thành chứng cứ trong một vụ án cụ thể thì Thẩm phán phải yêu cầu đương sự trình bày rõ nguồn gốc của tập quán đó và chứng minh tập quán đó bằng cách ghi nhận nó bằng văn bản thể hiện việc cả cộng đồng dân cư nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một “quy ước chung” của cộng đồng, văn bản này có thể là bản xác nhận của cộng đồng nơi có tập quán đó và chứng thực của uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về chữ ký của những người xác nhận và có thể có cả ý kiến của Uỷ ban nhân dân về tập quán đó. Nếu không chứng minh được tính quy ước chung của cộng đồng trong cái được gọi là “tập quán” thì nó sẽ không có giá trị chứng cứ.

Tuy nhiên, cần chú ý là tập quán không được trái vổi các nguyên tắc của pháp luật, đạo đức xã hội và tập quán đó chưa được cụ thể hoá trong luật. Nếu luật đã ghi nhận tập quán đó bằng các quy định cụ thể thì phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để xét xử. sở dĩ, Bộ luật tố tụng dân sự đã ghi nhận tập quán cũng chứa đựng chứng cứ là xuất phát từ thực tiễn xét xử, bởi lẽ, trong thời gian qua Tòa án đã gặp những tình huống như vậy.

Ví dụ 3: Ở một số địa phương vùng biển có tập quán khi một tàu đánh cá phát hiện ra đàn cá và gọi tàu khác cùng đến đánh cá thì khi chia sản phẩm, người phát hiện ra đàn cá sẽ được chia tỷ lệ nhiều hơn.

Ví dụ 4: Tại Quyết định giám đốc thẩm số 93/GĐT ngày 27-5-2002 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã công nhận tập quán và lấy đó làm căn cứ cho xử lý. Sự vụ bắt đầu từ việc năm 1992, bà Loan thuê ông Huệ làm tài công một tàu đánh cá. Ông Huệ đã làm “cây trà” bằng vật liệu: lá dừa, đá, sọt tre, dây nhựa cách bờ biển LH 19 tiếng đồng hồ. Khi ông Hùng được thuê làm tài cộng vẫn tiếp tục khai thác “cây trà 19 tiếng”. Ngày 25-11-1999, bà Loan phát hiện ông Hùng đã cho ông Thanh “cây trà 19 tiếng” nên đã kiện đòi ông Thanh trả lại. Ông Hùng cho biết khi ông nhường lại cho ông Thanh sử dụng thì "cây trà" không còn. Bản chất của việc kiện là đòi lại một điểm đánh bắt cá. Đây là một vùng biển xa bờ, pháp luật chưa quy định về quyền ưu tiên khi khai thác và cũng chưa quy định ai có quyền định đoạt địa điểm khai thác hải sản đó (tặng cho, mua, bán, V.V.). Vì vậy, việc giải quyết phải căn cứ vào tập quán. Theo xác minh tại chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn (Ban Hải sản thị trấn LH) thì tài công là người có quyền chọn và cho người khác điểm đánh bắt; như vậy, địa điểm đã bỏ hơn ba tháng không ai khai thác thì người khác có quyền khai thác.

Tập quán nói trên đã cung cấp ba căn cứ quan trọng:

Một là: Khi tài công đã làm "cây trà" để cho cá trú ngụ thì tài công đó có quyền khai thác địa điểm đánh bắt này, các thuyền đánh bắt hải sản khác phải tôn trọng.

Hai là: Tài công có quyền bỏ hoặc cho người khác khai thác địa điểm này và lập một địa điểm mới chưa có người lập trà để tạo dựng một “cây trà” mới làm địa điểm khai thác.

Ba là: Dù tài công không cho ai nhưng nếu bỏ “cây trà” hơn ba tháng không khai thác thì người khác có quyển khai thác.

Dựa trên tập quán đó quyết định giám đốc thẩm đã hủy bản án phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm bác yêu cầu của bà Loan.

Như vậy, việc cả cộng đồng tại địa phương đó thừa nhận có tập quán trên đã làm cho quy tắc chung của cộng đồng thành chứng cứ của vụ án, và các nội dung ứng xử được thể hiện trong tập quán (như tỷ lệ ăn chia) hoặc xác định ai có quyền sử dụng “cây trà 19 tiếng” là đường lối cho việc xử lý. Khi đó, việc công nhận tập quán đã trở thành một căn cứ để chứng minh cho yêu cầu của phía bên kia là có cơ sỗ chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu của họ.