Mục lục bài viết
Cơ sở pháp lý được sử dụng trong bài viết:
- Thông tư 58/2021/TT-BQP ngày 07/6/2021, các trường hợp sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế phải nộp tiền sử dụng đất, thuê đất hằng năm;
- Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý; sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế;
- Nghị định số 26/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế;
- Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng.
1. Trường hợp sử dụng đất quốc phòng kết hợp sản xuất phải nộp tiền sử dụng đất
Theo Điều 6 Thông tư 58/2021/TT-BQP ngày 07/6/2021, các trường hợp sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế phải nộp tiền sử dụng đất, thuê đất hằng năm như sau:
“Điều 6. Phương án sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm
Việc xây dựng phương án sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm được thực hiện như sau:
1. Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chỉ đạo đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo thuộc quyền, doanh nghiệp quân đội được giao quản lý thực hiện rà soát, xác định diện tích đất quốc phòng sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, lập hồ sơ phương án sử dụng đất của từng điểm đất theo quy định tại Điều 7 Thông tư này để tổng hợp, báo cáo.
Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng lập Tờ trình theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 26/2021/NĐ-CP cùng hồ sơ từng phương án sử dụng đất gửi Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng tổ chức thẩm định.
Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức thẩm định, báo cáo Bộ Tổng Tham mưu cho ý kiến, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, phê duyệt theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 26/2021/NĐ-CP .
2. Doanh nghiệp quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng rà soát, xác định diện tích đất quốc phòng đang sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế tại các đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp thành viên, lập hồ sơ phương án sử dụng đất của từng điểm đất theo quy định tại Điều 7 Thông tư này để tổng hợp, báo cáo.
Doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng lập Tờ trình theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 26/2021/NĐ-CP cùng hồ sơ phương án sử dụng đất gửi Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức thẩm định.
Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức thẩm định, báo cáo Bộ Tổng Tham mưu cho ý kiến, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, phê duyệt theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 26/2021/NĐ-CP .
3. Diện tích đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để xác định tiền sử dụng đất hằng năm không bao gồm diện tích đất của các công trình phúc lợi, bãi thử vũ khí, trường bắn, thao trường huấn luyện, diện tích trồng rừng, diện tích vườn hoa và cây cảnh.
4. Doanh thu từ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh để xác định tiền sử dụng đất hằng năm bao gồm doanh thu từ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh do cấp có thẩm quyền đặt hàng, giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp quân đội và đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo thực hiện theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”
=> Những trường hợp sử dụng đất quốc phòng kết hợp sản xuất phải nộp tiền sử dụng đất theo Thông tư 58/2021/TT-BQP ngày 07/6/2021, các trường hợp sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế phải nộp tiền sử dụng đất, thuê đất hằng năm gồm:
- Đơn vị tiếp tục thực hiện dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết theo phương án xử lý được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 3 Thông tư 58/2021.
- ĐVSN công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo phương án sử dụng đất được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
- Daonh nghiệp quân đội sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo phương án xử lý hoặc phương án sử dụng đất được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt;
Doanh nghiệp quân đội thuộc danh mục cổ phần hóa, thoái vốn được tiếp tục sử dụng đất quốc phòng theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 7 Nghị quyết 132/2020/QH14 ngày 17/11/2020.
- Công ty có cổ phần, vốn góp của Nhà nước do Bộ Quốc phòng cử Người đại diện, công ty cổ phần đang sử dụng đất quốc phòng theo hợp đồng thuê đất, hợp đồng sử dụng đất đã ký với Bộ Quốc phòng trước ngày 01/02/2021, tiếp tục nộp tiền sử dụng đất hằng năm theo hợp đồng đã ký và theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị quyết 132/2020.
2. Trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm
Theo Điều 3 Thông tư 58/2021/TT-BQP ngày 07/6/2021, các trường hợp sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế phải nộp tiền sử dụng đất, thuê đất hằng năm thì các trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm gồm có:
Đơn vị (trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư) sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế bằng nguồn lực của đơn vị theo các trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định số 26/2021/NĐ-CP đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất.
Theo đó, tại Điều 4 Nghị định số 26/2021/NĐ-CP đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng đất gồm có:
"Điều 4. Các trường hợp sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm
Đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để phục vụ chủ yếu cho nhiệm vụ của đơn vị và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm:
1. Sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức tăng gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
2. Sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức dịch vụ hỗ trợ hậu cần - kỹ thuật gồm:
a) Thư viện, bảo tàng; nhà hát, cơ sở phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở báo chí, in ấn, xuất bản; nhà khách, nhà công vụ; cơ sở y tế, nhà ăn điều dưỡng, nhà nghỉ dưỡng, trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng; căng tin nội bộ;
b) Cơ sở nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật quân sự, nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ; cơ sở sản xuất quân trang; cơ sở sản xuất thực nghiệm; cơ sở xúc tiến thương mại quân sự, đối ngoại quân sự, an ninh;
c) Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe, máy, tàu, thuyền, trang thiết bị kỹ thuật; kho, trạm dự trữ, cung ứng, cấp phát xăng, dầu; kho, bãi phương tiện vận tải, kỹ thuật nghiệp vụ; cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá; vị trí lắp đặt, bảo đảm an ninh, an toàn cho thiết bị của dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện lực, ngân hàng phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.
3. Sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức lao động, giáo dục, giáo dục cải tạo, rèn luyện gồm:
a) Cơ sở giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; cơ sở thi đấu, tập luyện thể dục, thể thao; cơ sở huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ;
b) Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân;
c) Nhà xưởng lao động cải tạo cho phạm nhân;
d) Công trình phục vụ sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ, học viên, phạm nhân."
3. Đối tượng áp dụng
- Đơn vị quân đội, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân (sau đây gọi là đơn vị).
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trực tiếp làm nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là doanh nghiệp quân đội).
- Tổ chức, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 132/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (sau đây viết gọn là Nghị quyết số 132/2020/QH14).
Theo đó, tại điều 7 Nghị quyết số 132/2020/QH14 quy định như sau:
“Điều 7. Xử lý đất quốc phòng, an ninh đối với dự án, hợp đồng thuê đất, hợp đồng liên doanh, liên kết đã thực hiện và đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn
1. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an và tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất quốc phòng, an ninh rà soát, đánh giá hiệu quả về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội, môi trường của dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết đã thực hiện trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành; lập báo cáo rà soát và đề xuất phương án xử lý.
2. Đối với dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết sai phạm, không hiệu quả thì chấm dứt, thanh lý, thu hồi dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết; đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an và tổ chức, cá nhân thực hiện theo phương án xử lý đã được phê duyệt, khắc phục triệt để những tồn tại, vi phạm.
3. Đối với dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch của địa phương và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết đã ký kết và theo quy định sau đây:
a) Trường hợp dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết có nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện nhưng có tổ chức, cá nhân vi phạm nghĩa vụ đã cam kết thì phải tiến hành chấm dứt hợp tác với tổ chức, cá nhân vi phạm nghĩa vụ;
b) Trường hợp dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết có liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều bên thì xem xét cho các bên đang trực tiếp thực hiện được tiếp tục thực hiện;
c) Trường hợp dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết có đối tác nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì được tiếp tục thực hiện theo dự án, hợp đồng đã ký kết;
d) Trường hợp tài sản gắn liền với đất đã cho thuê theo dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết đã ký kết thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn của dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết;
đ) Trường hợp dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết được tiếp tục thực hiện nhưng Nhà nước thu hồi đất trước thời hạn theo dự án, hợp đồng đã ký kết để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất;
e) Khi hết thời hạn dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết thì không được gia hạn.
4. Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất khi thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với vị trí, diện tích đất không còn nhu cầu cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì đưa ra khỏi quy hoạch đất quốc phòng, an ninh và chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, sử dụng;
b) Đối với vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh cần thiết cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì thực hiện theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được phê duyệt;
c) Đối với hợp đồng sử dụng đất, thuê đất quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã ký với doanh nghiệp quân đội, công an đã thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành mà diện tích đất phải dự trữ lâu dài cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn hợp đồng.
5. Đối với dự án, hợp đồng thuê đất, hợp đồng liên doanh, liên kết đã ký kết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành nhưng chưa thu tiền sử dụng đất thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện thu tiền sử dụng đất theo dự án, hợp đồng thuê đất, hợp đồng liên doanh, liên kết đã ký kết để nộp vào ngân sách nhà nước nhưng không thấp hơn tiền sử dụng đất hằng năm theo quy định của Nghị quyết này tại thời điểm xác định nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
4. Phương án sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm
Việc xây dựng phương án sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm thực hiện như sau:
- Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đầu mối thuộc quyền rà soát, xác định diện tích đất quốc phòng sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm, lập hồ sơ phương án sử dụng đất theo quy định tại Điều 7 Thông tư này báo cáo về đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng để tổng hợp.
Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 26/2021/NĐ-CP, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt phương án sử dụng đất, báo cáo về Bộ Quốc phòng.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phê duyệt phương án sử dụng đất, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng gửi phương án đã được phê duyệt về Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng để tổng hợp, theo dõi.
- Trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 26/2021/NĐ-CP, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng lập Tờ trình theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 26/2021/NĐ-CP cùng hồ sơ phương án sử dụng đất gửi Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng tổ chức thẩm định, báo cáo Bộ Tổng Tham mưu cho ý kiến.
Căn cứ kết quả thẩm định phương án và ý kiến của Bộ Tổng Tham mưu, Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định phê duyệt.
5. Phương án sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm
Việc xây dựng phương án sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm được thực hiện như sau:
- Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chỉ đạo đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo thuộc quyền, doanh nghiệp quân đội được giao quản lý thực hiện rà soát, xác định diện tích đất quốc phòng sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, lập hồ sơ phương án sử dụng đất của từng điểm đất theo quy định tại Điều 7 Thông tư này để tổng hợp, báo cáo.
Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng lập Tờ trình theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 26/2021/NĐ-CP cùng hồ sơ từng phương án sử dụng đất gửi Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng tổ chức thẩm định.
Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức thẩm định, báo cáo Bộ Tổng Tham mưu cho ý kiến, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, phê duyệt theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 26/2021/NĐ-CP .
- Doanh nghiệp quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng rà soát, xác định diện tích đất quốc phòng đang sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế tại các đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp thành viên, lập hồ sơ phương án sử dụng đất của từng điểm đất theo quy định tại Điều 7 Thông tư này để tổng hợp, báo cáo.
Doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng lập Tờ trình theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 26/2021/NĐ-CP cùng hồ sơ phương án sử dụng đất gửi Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức thẩm định.
Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức thẩm định, báo cáo Bộ Tổng Tham mưu cho ý kiến, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, phê duyệt theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 26/2021/NĐ-CP .
- Diện tích đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để xác định tiền sử dụng đất hằng năm không bao gồm diện tích đất của các công trình phúc lợi, bãi thử vũ khí, trường bắn, thao trường huấn luyện, diện tích trồng rừng, diện tích vườn hoa và cây cảnh.
- Doanh thu từ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh để xác định tiền sử dụng đất hằng năm bao gồm doanh thu từ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh do cấp có thẩm quyền đặt hàng, giao nhiệm vụ cho doanh nghiệp quân đội và đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo thực hiện theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).