Mục lục bài viết
- 1. Biên bản họp Hội đồng thành viên công ty TNHH Hai thành viên trở lên được pháp luật quy định như thế nào?
- 2. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên công ty TNHH Hai thành viên trở lên có hiệu lực khi nào?
- 2.1 Khái quát chung
- 2.2 Hiệu lực thi hành
- 3. Chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc, tống giám đôc công ty TNHH 2TV trở lên như thế nào?
- 4. Hãy cho biết, tiêu chuẩn và điểu kiện để làm Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty TNHH Hai thành viên ?
1. Biên bản họp Hội đồng thành viên công ty TNHH Hai thành viên trở lên được pháp luật quy định như thế nào?
Điều 60 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về Biên bản họp Hội đồng thành viên như sau:Cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản và có thể ghi ăm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác.Biên bản họp Hội đồng thành viên phải thông qua ngay trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:Thời gian và địa điểm họp; mục đích, chương trình họp;Họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền dự họp; họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyên của thành viên không dự họp. Vấn để được thảò luận và biểu quyết; tóm tắt ỷ kiến phát biếu của thành viên về từng vẩn đề thảo luận;Tông sổ phiếu biểu quyết hợp lệ, không hợp lệ; tản thành, không tán thầnh, không có ỷ kiến đối với từng vẩn đề biểu quyết;Các quyêt định được thông qua và tỳ lệ phiếu biểu qưyểt tương ứng;Họ, tên, chữ ký và nội dung ỷ kiến của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp (nếu có);Họ, tên, chữ ký của người ghi biên bản và chủ tọa cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng thành viên tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 2 Điều này. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp. Người ký biên bản họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chỉnh xác và trung thực của nội dung biên bản họp Hội đồng thành yiên.
Theo đó, cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản họp Hội đồng thành viên phẳi thông qua ngay trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải bao gồm các nội dung chủ yếu như: thời gian và địa điểm họp; mục đích, chương trình họp; họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền dự họp; họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên không dự họp; van đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng vấn đề thảo luận; tổng số phiếu biểu quyết hợp lệ, không hợp lệ; tán thành, không tán thành, không có ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết; các quyết định được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết tưong ứng; họ, tên, chữ ký và nội dung ý kiến của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp (nếu có); họ, tên, chữ ký của người ghi biên bản và chủ tọa cuộc họp, trừ trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp.
Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2020 bổ sung: “Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chổi ký biên bản họp thì biên bản có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng thành viên tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định... ” và bổ sung thêm nội dung chủ yếu của Biên bản “tỷ lệ phiếu biểu quyết tương ứng; họ, tên, chữ ký và nội dung ỷ kiến của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp (nếu có) ”
2. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên công ty TNHH Hai thành viên trở lên có hiệu lực khi nào?
2.1 Khái quát chung
Điều 62 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về hiệu lực nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên như sau: Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyêt, quyết định của Hội đồng thành viên cỏ hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực được ghi tại nghị quyết, quyết định đó.Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua bằng 100% tổng số vốn điều lệ là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả trong trường hợp trình tự và thủ tục thông qua nghị quyêt, quyết định đó không được thực hiện đúng quy định.Trường họp thành viên, nhóm thành viên yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết, quyết định đã được thông qua thì nghị quyết, quyết định đó vẫn có hiệu lực thỉ hành theo quy định tại khoản 1 Điều này cho đến khi có quyết định hủy bỏ của Tòa án hoặc Trọng tài có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2.2 Hiệu lực thi hành
Theo đó, trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua hoặc từ ngày có hiệu lực được ghi tại nghị quyết, quyết định đó. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua bằng 100% tống số vốn điều lệ là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả trong trường hợp trinh tự và thủ tục thông qua nghị quyết, quyết định đó không được thực hiện đúng quy định.
Trường hợp thành viên, nhóm thành viên yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết, quyết định đã được thông qua thì nghị quyết, quyết định đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi có quyết định hủy bỏ của Tòa án hoặc Trọng tài có hiệu lực pháp luật, trừ trường họp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2020 có bố sung thêm quy định: “Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua bằng 100% tổng số vốn điều lệ là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả trong trường hợp trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết, quyết định đó không được thực hiện đúng quy định”
3. Chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc, tống giám đôc công ty TNHH 2TV trở lên như thế nào?
Điều 63 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về Giám đốc, Tổng giám đốc như sau:Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.Giảm đốc hoặc Tổng giảm đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:Tồ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; Tổ chức thực hiện kế hoạch kỉnh doanh và phương án đầu tư của công ty;Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường họp Điều lệ công ty có quy định khác;Bồ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;Ký kết hợp đồng nhãn danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;Trình báo cáo tài chỉnh hằng năm lên Hội đồng thành viên;Kiên nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lo trong kinh doanh;Tuyển dụng lao động;Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.
Theo đó, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ: tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty; trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên; kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; tuyển dụng lao động; quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.
4. Hãy cho biết, tiêu chuẩn và điểu kiện để làm Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty TNHH Hai thành viên ?
Điều 64 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc như sau:Không thuộc đổi tượng quy định tại khoản 2 Điêu 17 của Luật này.Cỏ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định. Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này, Giám đôc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiêm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phân vôn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại cóng ty và công ty mẹ.
Theo đó, Giám đốc, Tổng giám đốc phải là người không thuộc đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam (Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020); có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định;
Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định và công ty con của doanh nghiệp nhà nước, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện là người không thuộc đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam (Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020); có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty; điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.
Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2020 bổ sung thêm đối tượng người có liên quan không được làm Giám đốc, Tổng giám đốc, (bao gồm: con dâu, con rể, anh em bên vợ, chồng...) đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Việc có sự bổ sung nêu trên nhằm thể chế hóa thể chế hóa Nghị quyết Trung ương 5 Ban chấp hành trung ương Đãng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê