Chào công ty luật Minh Khuê, tôi là nhân viên kinh doanh của công ty kinh doanh máy lọc nước, do tình hình dịch bệnh doanh thu của công ty không đạt nên mấy tháng nay công ty đã cắt giảm lương nhân viên, điều đó chúng tôi hiểu và thông cảm. Chúng tôi vẫn làm việc sếp vẫn chưa có thông báo về tạm ngừng hoạt động nhưng tháng vừa rồi chúng tôi chưa ai được nhận lương cả. Luật sư cho tôi hỏi, dịch bệnh có là lý do để công ty chậm trả lương không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900 6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật lao động năm 2019

2. Với lý do dịch bệnh khó khăn công ty không trả lương thì người lao động phải làm sao?

Chào công ty luật Minh Khuê, tôi là nhân viên kinh doanh của công ty kinh doanh máy lọc nước, do tình hình dịch bệnh doanh thu của công ty không đạt nên mấy tháng nay công ty đã cắt giảm lương nhân viên, điều đó chúng tôi hiểu và thông cảm. Chúng tôi vẫn làm việc sếp vẫn chưa có thông báo về tạm ngừng hoạt động nhưng tháng vừa rồi chúng tôi chưa ai được nhận lương cả. Luật sư cho tôi hỏi, dịch bệnh có là lý do để công ty chậm trả lương không?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 94 Bộ luật lao động quy định về Nguyên tắc trả lương:

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định. + Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

Bên cạnh đó khoản 4 Điều 97 Bộ luật lao động quy định về kỳ hạn trả lương như sau:

4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Dịch bệnh covid 19 là sự kiện bất khả kháng mà không lường trước được và không thể ngăn chặn được. Như vậy, về nguyên tắc thì công ty phải trả lương đúng hạn, tuy nhiên nếu dịch bệnh khó khăn mà công ty không trả lương được đúng hạn thì được chậm trả tối đa 01 tháng. Sau thời gian này công ty vẫn không trả lương thì người lao động khiếu nại đến người đứng đầu (đại diện) công ty để yêu cầu giải quyết. Trường hợp công ty không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì người lao động khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc khởi kiện đến tòa án để được giải quyết. (Căn cứ tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP)

3. Công ty trả chậm lương 10 ngày thì có phải bồi thường cho nhân viên không?

Thông thường mình sẽ nhận lương vào ngày 10 của tháng (được quy định trong Hợp đồng lao động) nhưng nay chậm 10 ngày mới trả ạ. Vậy mình có được công ty bồi thường khoản tiền lãi chậm trả tiền lương không? Công ty có trả lời là do cuối năm khó khăn nên mới trả chậm.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo Khoản 1 Điều 94 Bộ luật lao động 2019 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Như vậy, doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả lương đúng hạn cho người lao động theo hợp đồng lao động.

Và tại Khoản 4 Điều 97 Bộ luật này quy định về kỳ hạn trả lương như sau:

Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy, nếu vì lý do bất khả kháng mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày. Và trả lương chậm từ 15 ngày trở lên mới phải trả thêm một khoản tiền cho người lao động.

Do đó, nếu công ty thuộc trường hợp vì lý do bất khả kháng mà trả chậm lương 10 ngày thì không phải bồi thường hay trả thêm khoản tiền nào cho người lao động.

4. Có phải báo trước cho người lao động khi chậm trả lương?

Công ty em hằng tháng trả lương vào ngày 25 nhưng tháng này vẫn chưa thanh toán. Tính đến hôm nay là đã chậm 10 ngày rồi nhưng không có thông báo gì. Cho em hỏi có trường hợp nào công ty được quyền trả chậm lương cho nhân viên không? Trả chậm thì có phải thông báo không?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 thì:

Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

Khoản 4 Điều này cũng xác định:

Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy, về nguyên tắc, doanh nghiệp không được quyền trả lương chậm cho người lao động so với kỳ trả lương hàng tháng trừ trường hợp bất khả kháng. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Còn nghĩa vụ thông báo, quy định này cũng không đề ra nghĩa vụ thông báo của doanh nghiệp khi trả lương chậm do rơi vào trường hợp bất khả kháng. Nếu nội quy công ty không quy định thì việc không thông báo của doanh nghiệp vẫn phù hợp với quy định. Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã có quy định mang tính chế tài đối với người sử dụng lao động chậm trả lương từ 15 ngày trở lên. Do đó, việc không quy định nghĩa vụ thông báo khi chậm thanh toán lương là phù hợp.

Lưu ý: nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì doanh nghiệp phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

5. Công ty được châm trả lương cho nhân viên mấy ngày?

Mình muốn hỏi, công ty được chậm trả lương cho người lao động bao nhiêu ngày vậy ạ? Tại công ty mình tháng này vẫn chưa trả lương nên mình có thắc mắc.

Theo Khoản 4 Điều 97 Bộ luật lao động 2019 quy định về kỳ hạn trả lương như sau:

Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy, công ty có thể chậm trả lương cho nhân viên không quá 30 ngày. Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì công ty phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền bằng số tiền lãi của số tiền chậm trả tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi công ty mở tài khoản trả lương cho NLĐ.

6. Liên tục chậm trả lương cho người lao động có vi phạm pháp luật không?

Tôi làm công nhân tại một công ty may. Những năm trước công ty tôi trả lương rất đúng và đầy đủ vào ngày 22 hàng tháng. Tuy nhiên thời gian gần đây công ty luôn trả lương chậm khoảng 1,5 tháng. Xin hỏi công ty tôi có làm sai so với Luật lao động và có phải bồi thường cho người lao động không?

Theo quy định của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.

Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá một tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy, nếu công ty của bạn trả lương liên tục chậm trễ mà không có thông báo gì cho người lao động và không thuộc trường hợp đặc biệt gì để không thể trả lương đúng hạn là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.

7. Làm thêm không có hợp đồng lao động có đòi được lương khi chủ không chịu trả không?

Em đi làm thêm PG ở 1 công ty và đã kết thúc chương trình gần 1 tháng mà em vẫn chưa đòi được tiền lương. Cùng với em có khoảng 6 bạn cũng như vậy ước lượng số tiền là khoảng hơn 6 triệu đồng. Không biết em có cách nào để đòi lại tiền lương không ạ. Em chỉ đi làm thêm thôi, làm theo mùa vụ không có hợp đồng, khi nào có lịch là họ gọi em đi.

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Bộ luật lao động năm 2019 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Theo đó, trường hợp của bạn công việc mang tính chất thời vụ có thời hạn dưới 1 tháng nên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Như vậy, trường hợp của bạn coi là có giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Bên cạnh đó, Điều 96 Bộ luật lao động quy định về hình thức trả lương như sau:

1.Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

Theo đó, trường hợp của bạn, sau mỗi trương trình hoàn thành bạn sẽ được thanh toán lương.

Về kỳ hạn trả lương: Điều 97 Bộ luật Lao động 2019quy định:

1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.

2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.

4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy, công việc của bạn có tính chất thời vụ nên các bên có thể giao kết hợp đồng thời vụ bằng lời nói. Ở đây, người sử dụng lao động khi kết thúc chương trình PB mà không trả lương cho nhân viên là đã vi phạm về nghĩa vụ trả lương. Để bảo vệ quyền lợi của mình bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi Công ty đóng trụ sở hoặc khiếu nại lên Thanh tra lao động. Vì số tiền của bạn không lớn nên để đơn giản hơn cho bạn về mặt thủ tục thì bạn nên chọn phương án số 2 là khiếu nại lên Thanh tra lao động để được giải quyết, trong đơn có thể kèm theo các bằng chứng về việc giao kết hợp đồng lao động như tin nhắn, cuộc gọi đi làm hoặc một số hình ảnh chụp lại trong thời gian bạn làm việc.

8. Xử phạt hành vi chậm thanh toán lương

Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về hành vi chậm trả lương, trả không đủ tiền lương theo hợp đồng lao động như sau:

2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động - Công ty luật Minh Khuê