Mục lục bài viết
- 1. Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG)
- 2. Tiêu chí xác định một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo quy định của CISG
- 3. CISG được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế trong hai trường hợp
- 4. CISG không được áp dụng trong ba trường hợp
- 5. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
- 5.1 Chào hàng
- 5.2 Chấp nhận chào hàng
Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG, Công ước Viên 1980) là một hiệp ước quy định một luật mua bán hàng hóa quốc tế thống nhất. Tính đến năm 2019, nó đã được phê chuẩn bởi 93 quốc gia chiếm một tỷ lệ đáng kể trong hoạt động thương mại thế giới, làm cho nó trở thành một trong những pháp luật quốc tế thống nhất thành công nhất. Benin là nhà nước gần đây nhất phê chuẩn công ước này. CISG cho phép nhà xuất khẩu tránh vấn đề lựa chọn pháp luật, CISG cung cấp "chấp nhận các quy tắc nội dung mà các bên ký kết hợp đồng, tòa án, và trọng tài viên có thể dựa vào".
CISG được phát triển bởi Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL), và đã được ký kết tại Viên vào năm 1980. CISG đôi khi được gọi là Công ước Viên (nhưng không phải là để bị nhầm lẫn với các điều ước khác được ký kết tại Viên). Nó có hiệu lực như một hiệp ước đa phương vào ngày 1 tháng 1 năm 1988, sau khi được phê chuẩn bởi 11 quốc gia. CISG đã được coi như là một thành công cho UNCITRAL, do kể từ đó bản công ước đã được chấp nhận bởi các quốc gia ở nhiều khu vực địa lý khác nhau, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế và tất cả các hệ thống pháp luật, xã hội và kinh tế lớn ". Các nước đã phê chuẩn CISG được đề cập trong hiệp ước là" Các quốc gia ký kết ". Trừ khi bị loại trừ bởi các điều khoản thể hiện của một hợp đồng, CISG được coi là được kết hợp vào (và thay thế) bất kỳ pháp luật trong nước nào nếu không áp dụng liên quan đến một giao dịch hàng hoá giữa các bên tham gia từ các quốc gia ký kết khác nhau. Trong số các công ước của pháp luật thống nhất, CISG đã được mô tả là có "ảnh hưởng lớn nhất đối với pháp luật về thương mại xuyên biên giới trên toàn thế giới".
CISG đã được mô tả như là một thành tựu lập pháp tuyệt vời, và "tài liệu quốc tế thành công nhất cho đến nay" về luật mua bán hàng hóa quốc tế thống nhất, một phần do tính linh hoạt của nó cho phép các quốc gia ký kết các tùy chọn ngoại lệ đối với một số điều khoản nhất định. Sự linh hoạt này là đã giúp cho việc thuyết phục các quốc gia với truyền thống pháp lý khác nhau đăng ký một quy định thống nhất khác. Một số nước đã ký kết các CISG đã tuyên bố và dành riêng một số điều khoản thuộc phạm vi của công ước này, mặc dù đại đa số - 55 trong số 76 quốc gia ký kết hiện nay - đã chọn tham gia Công ước mà không có bất kỳ điều khoản dành riêng nào.
1. Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG)
Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (sau đây gọi là ‘CISG’) do Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (‘UNCITRAL’) soạn thảo và được thông qua tại Viên năm 1980. CISG được soạn thảo trên cơ sở nỗ lực xây dựng luật thống nhất về mua bán hàng hoá quốc tế, dựa trên hai công ước đã có trước đó - Công ước liên quan đến Luật thống nhất về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (Uniform Law on the Formation of Contracts for the International Sales ‘ULF’), và Công ước liên quan đến Luật thống nhất về mua bán hàng hoá quốc tế (Uniform Law on the International Sales of Goods - ‘ULIS’) đều được thông qua ở La Hay năm 1964. Tuy nhiên, hai công ước này không được sử dụng rộng rãi. Ngày nay, CISG đã được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu và được xem là công ước thành công nhất góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế. Kể từ khi CISG có hiệu lực vào ngày 1/1/1988, đến thời điểm ngày 1/8/2011, UNCITRAL báo cáo số lượng thành viên của CISG đã tăng lên 77 nước. CISG bao gồm 101 điều khoản và được chia thành 4 phần: - Phần I (từ Điều 1 đến Điều 13) quy định về phạm vi áp dụng Công ước và các điều khoản chung; - Phần II (từ Điều 14 đến Điều 24) quy định về giao kết hợp đồng; - Phần III (từ Điều 25 đến Điều 88) bao gồm các quy định thực chất điều chỉnh hợp đồng mua bán, trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, và các biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng; - Phần IV (từ Điều 89 đến Điều 101) quy định việc phê chuẩn và hiệu lực của Công ước, bao gồm cả quy định về bảo lưu Công ước. Quy định bảo lưu Công ước rất quan trọng, vì một nước, khi quyết định có thông qua CISG hay không, luôn xem xét các quy định về bảo lưu. Các nước phê chuẩn Công ước có thể lựa chọn 3 cách sau để bảo lưu việc áp dụng Công ước: Thứ nhất, việc bảo lưu áp dụng Công ước có thể ngăn cấm việc áp dụng CISG, ví dụ, CISG có thể không được áp dụng trên toàn lãnh thổ của một nhà nước liên bang (Điều 93); CISG có thể không áp dụng giữa các nước đã có sự thoả thuận có đi có lại về việc này; CISG không thể áp dụng khoản 1(b) Điều 127 mà chỉ áp dụng khoản 1(a) Điều 1. Thứ hai, việc bảo lưu nhằm hạn chế áp dụng CISG như quy định tại Điều 92, theo đó Phần II hoặc Phần III của Công ước được loại trừ. 28 Điều này chứng tỏ CISG là một ‘công ước kép’, bao gồm cả ULF (điều chỉnh việc giao kết hợp đồng) và ULIS (quy phạm thực chất). Thứ ba, việc bảo lưu làm thay đổi nội dung của CISG. Ví dụ, bảo lưu việc áp dụng Điều 11, theo đó hợp đồng phải được giao kết bằng hình thức viết. CISG thể hiện một số nội dung chính như sau: (A) Tiêu chí xác định một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo quy định của CISG; (B) Phạm vi áp dụng CISG; (C) Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế; (D) Nghĩa vụ của bên bán và bên mua; và (E) Các biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
2. Tiêu chí xác định một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo quy định của CISG
Điều 1 của CISG quy định về ‘trụ sở kinh doanh của các bên tham gia hợp đồng’ như là tiêu chí để xác định một hợp đồng là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, theo đó một hợp đồng được xem là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, nếu các bên tham gia kí kết hợp đồng có trụ sở kinh doanh tại các nước khác nhau, khi mà các nước này là thành viên của CISG, hoặc khi mà quy phạm tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một nước thành viên của CISG. Như vậy, yếu tố quốc tịch hay tính chất thương mại hay dân sự của các bên trong hợp đồng không ảnh hưởng đến việc xác định ‘tính quốc tế’ của hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định của CISG.
3. CISG được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế trong hai trường hợp
Thứ nhất, nếu có điều khoản chọn luật áp dụng dẫn chiếu tới CISG, thì CISG sẽ được áp dụng. Nếu cơ quan tài phán tôn trọng quyền tự do hợp đồng của các bên, thì các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có thể tự do lựa chọn CISG là luật điều chỉnh hợp đồng mua bán của họ. Thứ hai, nếu các bên tham gia hợp đồng không thoả thuận rõ ràng hoặc thoả thuận ngầm về việc coi luật áp dụng cho hợp đồng là CISG, thì lúc đó CISG sẽ được áp dụng theo khoản 1 Điều 1. Theo khoản 1(a) Điều 1, nếu không có quy phạm tư pháp quốc tế nào được áp dụng, thì CISG sẽ được áp dụng. Theo khoản 1(b) Điều 1, nếu các quy phạm tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến luật của một nước kí kết, thì luật áp dụng sẽ là CISG.
4. CISG không được áp dụng trong ba trường hợp
Thứ nhất, không được áp dụng CISG để điều chỉnh một số giao dịch nhất định theo quy định của Điều 2, từ (a) đến (d) - mua bán hàng tiêu dùng hàng bán đấu giá, hoặc nhằm thực thi pháp luật hoặc quyền lực khác theo luật, và mua bán chứng khoán. Thứ hai, không được áp dụng CISG để điều chỉnh một số giao dịch liên quan đến một số hàng hoá nhất định theo quy định tại Điều 2 từ (e) đến (f) và Điều 3 - tàu thuỷ, máy bay, điện, bất động sản; và các hợp đồng trong đó phần lớn nghĩa vụ của bên cung ứng hàng hoá là cung ứng lao động hoặc thực hiện các dịch vụ khác. Thứ ba, không áp dụng CISG để điều chỉnh một số vấn đề quy định tại Điều 4 và Điều 5 - tính hiệu lực của hợp đồng, sự tác động có thể phát sinh từ hợp đồng đối với quyền sở hữu hàng hoá đối tượng của hợp đồng mua bán, trách nhiệm của người bán đối với thiệt hại mà hàng hoá gây ra cho bất kì người nào.
5. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
5.1 Chào hàng
Một chào hàng là sự thể hiện rõ ràng ý chí của người chào hàng (muốn tự ràng buộc mình), được gửi đến cho một hay nhiều người xác định. Một lời đề nghị không được gửi đến cho một hay nhiều người xác định, chỉ có thể được coi là chào hàng, nếu điều này đã được biểu thị rõ ràng bởi người đưa ra chào hàng. CISG không yêu cầu nhất thiết phải ấn định giá cả thì hợp đồng mới có hiệu lực. Một chào hàng được coi là đủ chính xác, khi bao gồm các điều khoản ấn định giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Việc gửi bảng giá, ca-ta-lô và đặt quảng cáo, cũng như các việc tương tự khác, về nguyên tắc, không phải là chào hàng. Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng. Chào hàng, dù là loại chào hàng không thể bị huỷ (‘irrevocable’), sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng. Theo khoản 2 Điều 15, người chào hàng vẫn có thể thu hồi chào hàng, nếu thông báo thu hồi chào hàng đến được người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng. Điều này được áp dụng đối với cả chào hàng không thể bị huỷ. Hơn nữa, người chào hàng vẫn có thể huỷ chào hàng sau khi chào hàng đã đến người được chào hàng, nhưng trước khi bên được chào hàng chấp nhận lời chào hàng. Quy định về việc huỷ chào hàngxuất hiện như một sự thoả hiệp sau các cuộc thảo luận dai dẳng giữa đại diện của các hệ thống common law và civil law. Việc huỷ chào hàng, về cơ bản, không có gì khác so với quy định vốn có của hệ thống common law. Không thể huỷ chào hàng, nếu đó là chào hàng không thể bị huỷ (được thể hiện một cách rõ ràng hay ẩn ý), hoặc nếu bên được chào hàng đã tiến hành hoạt động theo chào hàng.
5.2 Chấp nhận chào hàng
Bằng việc chấp nhận chào hàng, người được chào hàng thể hiện sự đồng ý của mình đối với chào hàng. Ngay khi người chào hàng nhận được sự đồng ý đối với chào hàng, thì chấp nhận chào hàng sẽ có hiệu lực và hợp đồng được giao kết. Các hành vi của người chấp nhận chào hàng, ví dụ như giao hàng hay thanh toán tiền, có thể biểu lộ sự chấp nhận chào hàng gián tiếp. Điều này có thể xảy ra khi chào hàng đã thể hiện rõ là cho phép việc chấp nhận chào hàng như vậy, hoặc việc chấp nhận chào hàng gián tiếp đã trở thành tập quán, hoặc điều đó phù hợp với tập quán thương mại. Hợp đồng sau đó sẽ có hiệu lực tại thời điểm chấp nhận chào hàng gián tiếp. Tuy nhiên, sự im lặng hoặc không hành động tự nó không được coi là chấp nhận chào hàng. Một chấp nhận chào hàng thông thường sẽ không có hiệu lực, nếu chấp nhận chào hàng đó không đến được người chào hàng trong một khoảng thời gian hợp lí, hoặc trong một khoảng thời gian nhất định.Chấp nhận chào hàng có thể được rút lại, nếu việc rút lại chấp nhận chào hàng đến người chào hàng cùng lúc, hoặc trước khi chấp nhận chào hàng có hiệu lực. Nếu chấp nhận chào hàng đến muộn, người chào hàng có thể chấp nhận điều này, nhưng phải thông báo cho người được chào hàng trong thời gian sớm nhất có thể. Ngược lại, nếu chấp nhận chào hàng đến muộn (ví dụ điển hình như các vấn đề về giao hàng, bưu chính đình công…), nhưng lẽ ra là đến kịp trong điều kiện bình thường, thì người chào hàng ngay lập tức phải thông báo cho người được chào hàng, nếu người chào hàng không chấp nhận điều này. Một chấp nhận chào hàng làm thay đổi chào hàng ban đầu, thông thường sẽ là ‘chào hàng ngược’, ‘chào hàng đối’, ‘chào hàng mới’ hay ‘hoàn giá chào’ (‘counter-offer’), nếu những thay đổi/sửa đổi đó là cơ bản. Sau đó, ‘chào hàng mới’ này phải được người chào hàng ban đầu chấp nhận.
Luật Minh Khuê( sưu tầm và biên tập)