Mục lục bài viết
1. Trường hợp Đại hội đồng cổ đông của tổ chức tín dụng sẽ tổ chức họp bất thường?
Tại Khoản 1 Điều 59 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định thì những trường hợp Đại hội đồng cổ đông của tổ chức tín dụng họp bất thường như sau:
Đại hội đồng cổ đông họp thường niên trong thời hạn trong vòng 04 tháng kết từ ngày chính thức kết thúc năm tài chính. Đại hội đồng cổ đông họp bất thường dựa theo những quyết định triệu tập họp của Hội đồng quản trị trong những trường hợp cụ thể như sau:
- Hội đồng quản trị xem xét những điều kiện những việc thấy là cần thiết vì những lợi ích tốt nhất cần thiết nhất của tổ chức tín dụng;
- Số thành viên Hội đồng quản trị còn lại ít hơn số thành viên tối thiểu quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 62 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cụ thể như sau:
Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng được hiểu là công ty cổ phần phải có không ít hơn 05 thành viên và không được quá 11 thành viên trong đó có ít nhất 01 thành viên độc lập. Hội đồng quản trị phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành tổ chức tín dụng.
- Đại hội đồng cổ đông của tổ chức tín dụng triệu tập bất thường có thể tổ chức theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
- Đồng thời thì đại hội đồng cổ đông của tổ chức tín dụng cũng có thể diễn ra tùy vào những trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
Theo đó thì Đại hội đồng cổ đông của tổ chức tín dụng họp bất thường theo quyết định triệu tập họp của Hội đồng quản trị trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 đã quy định.
2. Nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông của tổ chức tín dụng
Đại hội đồng cổ đông của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì là một cơ quan quyết định cao nhất của tổ chức tín dụng có nhiệm vụ và quyền hạn rộng rãi trong việc quản lý và điều hành hoạt động của tổ chức. Đây là nơi quyết định về sự phát triển và sự tồn tại của tổ chức tín dụng.
Đại hội đồng cổ đông bao gồm việc toàn bộ cổ đông có quyền biểu quyết tạo nên một sân chơi quyết định cân đối và bình đẳng nơi mọi quyết định quan trọng của tổ chức tín dụng được thảo luận và thống nhất. Các nhiệm vụ và quyền hạn của Đại hội đồng cổ đông bao gồm những đặc điểm sau đây:
- Định hướng phát triển: đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định về hướng đi của tổ chức tín dụng đặt ra chiến lược và kế hoạch phát triển dài hạn.
- Sửa đổi Điều lệ: đại hội đồng có thẩm quyền sửa đổi và bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng điều này có tác động lớn đến cách tổ chức hoạt động và quản lý.
- Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát: Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn các quy định về tổ chúc và hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý.
- QUản lý thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát: Đại hội đồng cổ đông quyết định về số lượng thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm soát cũng như bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, bầu bổ sung và thay thế thành viên theo các tiêu chuẩn và điều kiện quy định.
- Quyết định về thù lao, thưởng và lợi ích cho thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát cũng như quyết định về ngân sách hoạt động.
- Xem xét và xử lý vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho tổ chức và cổ đông.
- Quyết định về cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý điều hành của tổ chức tín dụng.
- Thông qua các phương án thay đổi vốn điều lệ và chào bán cổ phần.
- Quyết định về việc mua lại cổ phần đã bán.
- Quyết định về phát hành trái phiếu chuyển đổi.
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm và phương án phân phối lợi nhuận.
- Xem xét báo cáo của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn.
- Quyết định về việc thành lập công ty con.
- Thông qua phương án góp vốn hoặc mua cổ phần của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác.
- Quyết định về việc mua, bán tài sản có giá trị lớn và các hợp đồng quan trọng.
- Thông qua các hợp đồng có giá trị lớn và liên quan đến cổ đông lớn và người quản lý.
- Quyết định về việc chia, tách hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi pháp lý hoặc giải thể.
- Quyết định giải pháp để khắc phục biến động tài chính lớn của tổ chức tín dụng.
Đây là một trong những nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng nhằm thể hiện vai trò quan trọng của Đại hội đồng cổ đông trong việc quản lý và phát triển của tổ chức tín dụng.
3. Tổ chức tín dụng tổ chức Đại hội đồng cổ đông không đúng quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 6 Nghị định 88/2019/NĐ - Cp về vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành các hành vi vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành sẽ bị xử phạt như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức, quản trị, điều hành:
- Trường hợp vi phạm một trong các điều kiện sau đây thì sẽ bị xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
+ Vi phạm quy định về Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát quy định tại điều 43, điều 44, điều 62, khoản 1 điều 70, điều 80, điều 84 Luật các tổ chức tín dụng 2010;
+ Không đảm bảo đầy đủ các điều kiện tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;
+ Không tổ chức hoặc tổ chức Đại hội đồng cổ đông, Đại hội thành viên không đúng quy định.
Căn cứ tại điểm b Khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ - Cp thì mức phạt tiền được quy định cụ thể như sau:
Hình phạt xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả...
- Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
+ Mức phạt tiền theo quy định tại Chương II Nghị định 88/2019/NĐ - CP thì mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Chủ thể sau có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường của Ngân hành Nhà nước được quy định tại Điều 60 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được quy định cụ thể tại Điều 60 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì:
Ngân hàng nhà nước được quyền triệu tập Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu. Trường hợp xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng cổ phần, Ngân hàng nhà nước có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng cổ phần triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường và quyết định về nội dung Ngân hàng nhà nước yêu cầu.
Như vậy thì có thể thấy Ngân hàng nhà nước có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng cổ phần triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường và quyết định về nội dung Ngân hàng Nhà nước yêu cầu trong trường hợp xảy ra sự kiện ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng cổ phần.
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau: Tổ chức tín dụng có được cấp tín dụng cho công ty chứng khoán không?
Bài viết trên luật Minh Khuê sẽ gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Trường hợp Đại hội đồng cổ đông của tổ chức tín dụng sẽ tổ chức họp bất thường? Bạn đọc có bất kỳ thắc mắc vấn đề gì trong bài viết hoặc có về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 19006162 hoặc thông qua địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.