Mục lục bài viết
- 1. Quy định diện tích đất tối thiểu
- 2. Diện tích đất tối thiểu khi thực hiện tách thửa tại Bình Định
- 2.1 Điều kiện tách thửa tại Bình định
- 2.2 Diện tích tối thiểu tại tỉnh Bình Định
- 3. Trình tự thủ tục tách thửa tại Bình Định
- 4. Một số lưu ý về tách thửa tại tỉnh Bình Định
- 4.1 Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất
- 4.2 Trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, chuyển đổi, thừa kế, góp vốn một phần diện tích đất
- 4.3 Xử lý một số trường hợp về tác thửa, nhập thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tỉnh Bình Định
- 5. Dịch vụ tư vấn của công ty Luật Minh Khuê
Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có tổng diện tích tự nhiên 6.025 km vuông, bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, nam giáp tỉnh Phú Yên, tây giáp tỉnh Gia Lai, đông giáp Biển Đông; cách Thủ đô Hà Nội hơn 1 nghìn km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 649 km. Bình Định nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam trên cả 3 tuyến Quốc lệ 1A, đường sắt xuyên Việt và đường hàng không nội địa.
Do đó tại Bình Định thì vấn đề đất đai vẫn luôn sôi nổi và rất được quan tâm. Do tất cả các hoạt động đầu tư kinh doanh hay sinh hoạt hàng ngày đều gắn liền với đất đai. Đặc biệt là tại Quy Nhơn, An Nhơn, Phú Cát, ... là những nơi thường có thắc mắc về thủ tục tách thửa. Việc tách thửa là thủ tục bắt buộc khi người sử dụng đất thực hiện việc chuyển nhượng một phần diện tích, thừa kế một phần thửa đất, thực hiện quyền chuyển nhượng,... Luật Minh Khuê có bài phân tích về điều kiện, diện tích tối thiểu, thủ tục khi thực hiện tách thửa tịa Bình Định.
1. Quy định diện tích đất tối thiểu
Quy định Tách thửa đất ở nông thôn: Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân đẻ làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương;
Quy định tách thửa đất ở tại đô thì: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
Như vậy khi thực hiện thủ tục tách thửa đất thì cần xác định diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách phù hợp với Quyết định của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh ban hàng.
2. Diện tích đất tối thiểu khi thực hiện tách thửa tại Bình Định
2.1 Điều kiện tách thửa tại Bình định
Trước khi thưc hiện các thủ tục tách thửa thì người sử dụng đất cần xác định quyền sử dụng đất của mình
Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
( trừ trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất đều là người nước ngoài thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế và trường hợp người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất)
+ Đất không có tranh chấp;
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
+ Trong thời hạn sử dụng đất.
+ Đáp ứng về diện tích tối thiểu, hình dánh thửa đất của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.
2.2 Diện tích tối thiểu tại tỉnh Bình Định
Theo quy định tại Quyết định 40/2014.QĐ-UBND tỉnh Bình Định thì diện tích đất tối thiểu được tách thửa đối với đất ở, đất nông nghiệp như sau:
Diện tích tối thiểu của một thửa đất ở sau khi tách thửa là 40 m2 ;
Diện tích tối thiểu của một thửa đất nông nghiệp sau khi tách thửa là 300 m2 ( Diện tích đất nông nghiệp và đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nằm trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch, tách thửa để chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở tối thiểu là 40 m2 .
Lưu ý: các trường hợp không được tách thửa
+ Thửa đất có diện tích từ 40 m2 trở lên nhưng chiều rộng ( mặt tiền) hoặc chiều dài ( chiều sâu) nhỏ hơn 3 m thì không được tách thửa;
+ Đất được quy hoạch để xây dựng nhà biệt thự;
+ Đất nằm trong khu đã có thông báo thu hồi đất hoặc đang thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng;
+ Đất ở trong khu dân cư ( kể cả khu vụ đô thị và nông thôn) đã có quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc tách thửa ở trường hợp này chỉ được thực hiện sau khi có quy hoạch chi tiết điều chỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
3. Trình tự thủ tục tách thửa tại Bình Định
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ tách thửa
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất được quy định tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT gồm:
+ Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK ( ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT)
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
+ Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của các hộ có chung quyền sử dụng đất ( bản sao có công chứng hoặc chứng thực)
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ tách thửa
Người sử dụng đất có yêu cầu tách thửa nộp 1 bộ hồ sơ tại bộ phận một cửa ( trường hợp địa phương chưa có bộ phận một cửa thì bạn có thể nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã/ văn phòng đăng ký đất đai/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai/văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Bước 3: Quá trình thực hiện
Trong thời hạn 3 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan đã tiếp nhận và xử lý hồ sơ phải thông báo bằng văn bản ghi rõ lý do cụ thể và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
+ Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách thửa;
+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã;
- Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia định, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (chuyển quyền)
+ Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách;
+ Thực hiện thủ tục đăng ký biến động, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền, chỉnh lý cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã
Bước 4: Nhận kết quả
Thời gian thực hiện thủ tục tác thửa là không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ hoặc không quá 25 ngày đối với vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn, các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định
Lưu ý về khoản phí, lệ phí khi tách thửa. Khi làm thủ tục tách thửa đất bạn sẽ cần nộp các khoản phí như: Lệ phí địa chính ( cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai; Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính); Lệ phí trước bạ; Phí thẩm định địa chính, phí trích đo địa chính.
4. Một số lưu ý về tách thửa tại tỉnh Bình Định
4.1 Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất
Nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định.
(Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm sử dụng đất).
4.2 Trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, chuyển đổi, thừa kế, góp vốn một phần diện tích đất
Theo quy định tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì khi thực hiện quyền của người sử dụng đất ( chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, chuyển đổi, tặng cho, góp vốn,...) đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất. Có nghĩa là trước khi thực hiện các quyền của người sử dung đất đối với một phần thửa đất thì cần phải làm thủ tục tách thửa phần thửa đất đó.
4.3 Xử lý một số trường hợp về tác thửa, nhập thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tỉnh Bình Định
- Thửa đất đang sử dụng được hình thành trước ngày 22/10/2009( ngày Quyết định số 41/2009/QĐ-UBND ngày 12/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành quy định diện tích đất tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Bình Định có hiệu lực thi hành) mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Không được công chứng, chứng thực, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất sau ngày 22/10/2009 mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu;
- Người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tác thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới;
- Người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất mới có một phần diện tích là đất ở và một phần diện tích là đất nông nghiệp hoặc một phần diện tích là đất ở và một phần diện tích là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở hoặc có một phần diện tích là đất nông nghiệp và một phần diện tích là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở, nằm trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch, đồng thời với việc xin chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất vườn, ao sang đất ở, nếu tổng diện tích xin tách thửa bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa đất ở quy định thì được cho tách thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới theo quy định.
5. Dịch vụ tư vấn của công ty Luật Minh Khuê
Đất đai là một trong những vấn đề pháp lý khó, quyền sử dụng đất là một loại tài sản có giá trị lớn và rất lớn. Do đó những vụ tranh chấp đất đai giữa người thân trong gia đình, những hộ gia đình liên kề, người chuyển nhượng với người nhận chuyển nhượng, người dân với nhà nước,... không còn quá xa lạ trong đời sống. Các vấn đề đất đai luôn được coi vấn đề nóng, bản thân công ty chúng tôi mỗi ngày luôn tiếp nhận hàng chục cuộc gọi liên quan đến vấn đề đất đai đặc biệt là vấn đề về tách thửa đất. Quy định về đất đai của mỗi tỉnh là khác nhau, mỗi tỉnh tùy thuộc tình hình thực tế của địa phương sẽ có những quyết định riêng về vấn đề tách thửa, hợp thửa. Chính vì những khó khăn và bất cập trong việc tiếp cận những quy định trên nên Luật Minh Khuê sẽ luôn đồng hành hỗ trợ quý khách.
Luật Minh Khuê tự hào đã đồng hành cùng nhiều khách hàng trong vấn đề liên quan đến đất đai, chúng tôi tự tin rằng với hơn 10 năm kinh nghiệm hành nghề trong lĩnh đất đai sẽ đưa ra cho quý khách những giải pháp tối ưu nhất có thể để các bạn có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Hiện nay thì dịch vụ tư vấn của Luật Minh khuê cung cấp rất đa dạng. Hình thức tư vấn trực tuyến qua tổng đài, tự vấn trực tiếp tại văn phòng và tư vấn qua thư email: lienhe@luatminhkhue.vn
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Luật Minh Khuê cung cấp đến quý khách về vấn đề tách thửa tại tỉnh Bạc Liêu. Hi vọng rằng những phân tích trong bài viết sẽ hỗ trợ được quý bạn đọc nắm rõ quy định pháp luật về tách thửa. Trong trường hợp bài viết có điều chưa rõ quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số Hotline : 1900.6162 để được hỗ trợ giải đáp. Xin chân thành cảm ơn !