Mục lục bài viết
- 1. Tách thửa đất được hiểu như thế nào?
- 2. Điều kiện chung khi tiến hành tách thừa đất ở tỉnh Điện Biên
- 3. Điều kiện riêng về diện tích tối thiểu tách thửa đất ở Điện Biên với từng loại đất
- 3.1 Điều kiện tách thửa đối với đất ở, đất phi nông nghiệp khác ở tỉnh Điện Biên
- 3.2 Điều kiện tách thửa đối với đất nông nghiệp tại tỉnh Điện Biên
- 4. Những lưu ý khi tiến hành tách thửa đất ở tỉnh Điện Biên
- 5. Nơi tiếp nhận hồ sơ và thười gian tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên
1. Tách thửa đất được hiểu như thế nào?
Thửa đất là phần diện tích đất được giưới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ. Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được Nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
Tách thửa được hiểu là quá trình tách thửa đất, là quy trình phân chia quyền sở hữu đất đai từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang nhiều đối tượng khác nhau. Cần lưu ý, việc tách thửa phải được thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, tách thửa đất là việc chia nhỏ phần diện tích đất lớn thành những phần đất có diện tích nhỏ hơn và phải đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích tối thiểu tách thửa đất được quy định bởi UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. Lưu ý, mỗi địa phương sẽ có những điều kiện khác nhau để tiến hành tách thửa đất cho phù hợp với tình trạng, mục tiêu và định hướng phát triển.
Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến việc phải tách thửa đất, trong đó có một số nguyên nhân chính sau:
- Do nhu cầu của người sử dụng đất, như mua bán, cho tặng ...
- Tách thửa đất để phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất;
- Tách thửa đất khi có quyết định phân chia từ tòa án;
- Người sử dụng đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với một phần thửa đất cho người khác.
Hồ sơ tách thửa đất bao gồm những mục hồ sơ sau đây:
- Đơn để nghị tách thửa;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Sơ đồ kỹ thuật về thửa đất (nếu có yêu cầu);
- Trong trường hợp tách thửa do chuyển nhượng, cần bổ sung thêm: CCCD/ CMND, sổ hộ khẩu của hai bên chuyển nhượng ( yêu cầu công chứng chứng thực); Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ( lưu ý: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận cuả công chứng nhà nước hoặc chứng thực của xã, phường, thị trấn nơi có đất) ;
- Các giấy tờ khác liên quan đến thửa đất khi cần xuất trình.
2. Điều kiện chung khi tiến hành tách thừa đất ở tỉnh Điện Biên
Theo quy định tại điều 8 của quyết định số 34/2019 QĐ-UBND tỉnh Điện Biên để tách thửa đất cần đáp ứng các điều kiện chung sau:
Thửa đất đề nghị tách thửa đã được cấp sổ đỏ hoặc sổ hồng ( giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ;
Đối với cá nhân, hộ gia đình:
Thứ nhất, khi thực hiện thủ tục tách thửa phải đảm bảo thửa đất mới khi hình thành phải đáp ứng quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước, tưới nước, tiêu nước, trong canh tác, cấp khí gas, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề;
Thứ hai, trong trường hợp khi tách thửa, thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại quy định của quyết định số 34/2019/QĐ-UBND tỉnh Điện Biên để hợp thửa với thửa đất liền kề có cùng mục đích sử dụng thì diện tích của thửa đất mới sau khi hợp thửa phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được quy định tại điều 2 của công văn 3480/UBND-TH năm 2019.
Thứ 3, đối với thửa đất khi tách có hình thành đường giao thông , thì thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải có ít nhất một cạnh tiếp giáp với đường giao thông, hiện hữu hoặc phải xây dựng đường giao thông. Trong trường hợp khi tách thửa đất ở có hình thành đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật, uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm rà soát các điều kiện về diện tích đất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, căn cứ quy định pháp luật về quy hoạch , xây dựng thống nhất thoả thuận đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo phù hợp theo quy hoạch được duyệt, kết nối hạ tầng kỹ thuật chung hiện hữu của khu vực.
Thứ tư, khi giải quyết hồ sơ tách thửa chủ sử dụng đất phải hoàn thành việc xây dựng đường giao thông và đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm: cấp điện, cấp nước, thoát nước và đấu nối với đường giao thông hiện hữu.
Đối với tổ chức:
Việc tách thửa đối với tổ chức phải thực hiện theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt hoặc theo dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch chi tiết , quy hoạch phân khu chức năng và bản vẽ mặt bằng kèm theo nội dung thiết kế cơ sở của dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện riêng về diện tích tối thiểu tách thửa đất ở Điện Biên với từng loại đất
3.1 Điều kiện tách thửa đối với đất ở, đất phi nông nghiệp khác ở tỉnh Điện Biên
Đối với đất ở tại khu vực đô thị, thì diện tích sau khi tách thửa phải đạt được diện tích tối thiểu là 40m2, chiều rộng của thửa đất tối thiểu là 3m, chiều dài tối thiểu của thửa đất là 5m.
Đối với đất ở nông thôn trong trường hợp đất ở thuộc khu vực bám mặt đường là đầu mối giao thông của các tuyến quốc lộ, trung tâm huyện lỵ, các huyện thì diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa phải đạt 50m2, chiều rộng tối thiểu mặt tiền là 3m, chiều dài tối thiểu là 8m. ngoài các khu vực nêu trên thì những khu vực đất ở nông thôn còn lại diện tích tối thiểu sau khi tách thửa phải đạt 60m2. Trong đó chiều rộng mặt tiền tối thiểu là 4m , chiều dài tối thiểu là 8m .
Đối với những khu đất mà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở có phần diện tích đất thuộc hành lang công trình công cộng và đất nông nghiệp mà nhà nước chưa thu hồi đất để thực hiện quy hoạch thì phần diện tích đất nông nghiệp này được tách cùng với đất ở và không bị điều chỉnh vè diện tích tối thiểu tách thưuar nông nghiệp theo quy định tại điều k2 điều 9 quyết định 39/2014 QĐ-UBND Tỉnh Điện Biên.
Đối với đất phi nông nghiệp khác không phải là đất ở, thì diện tích tối thiểu sau khi tách thửa của hộ gia đình, cá nhân là 100m2 và có cạnh bám mặt đường giao thông tối thiểu là 05 m. Trong trường hợp đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở phù hợp với quy hoạch đất ở được tách thửa theo loại đất ở với điều kiện phải chuyển mục dích sử dụng trước khi tách thửa.
3.2 Điều kiện tách thửa đối với đất nông nghiệp tại tỉnh Điện Biên
Đối với thửa đất thuộc khu vực quy hoạch sản xuất nông nghiệp thì thửa đất nông nghiệp trong khu dân cư phù hợp với quy hoạch đất ở được phép tách thửa , thì thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu như sau :
- Với đất trồng cây lâu năm , diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là 500m2
- Với đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thuỷ sản , đất nông nghiệp khác khi tách thửa là 300m2
Đối với đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ sau khi tách thửa các thửa đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 3000 m2 đối với khu vực nông thôn, 1500 m2 đối với khu vực đô thị.
Như vây, để tách thửa đát tại tỉnh Điện Biên thì thửa đất đó phải đáp ứng được những điều kiện về diện tích, kích thước và các điều kiện khác theo quy định của Quyết định số 34/2019/ QĐ-UBND và các quy định khác theo pháp luật hiện hành.
4. Những lưu ý khi tiến hành tách thửa đất ở tỉnh Điện Biên
Mặc dù việc tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên được quy định khá rõ ràng, chi tiết, tuy nhiên không phải trong trường hợp nào thửa đất cũng có thể thựuc hiện việc tách thửa. Nếu như rơi vào trong những lưu ý sau, thì thủa đất đó không thể tách thửa trên địa bàn tỉnh Điện Biên được:
Để thực hiện việc tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cần phải đáp ứng các điều kiện quy định cụ thể tại điều 9 của quyết định số 34/2019/QĐ-UBND Tỉnh Điện Biên;
Đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất hoặc đã có quyết định thu hồi đất thì cũng không được phép tách thửa
Đối với đất thuộc khu vực phải thu ồi theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được công bố thì cũng không được phép tách thửa;
Thửa đất đang có tranh chấp, khiếu nại , tố cáo và đang được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết và có thông báo của cơ quan có thẩm quyền, hoặc thửa đất có tài sản găn liền với đất đang bị các cơ quan có thẩm quyền kê biên để thực hiện quyết định, bản án có hiệu lựuc củ toà án cũng không được phép tách thửa;
Đất nằm trong khu vực bảo tồn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt danh mục phải bảo tồn theo quy định cũng không được phép tách thửa;
Bên cạnh đó đối với đất ở trong các khu vực hiện đang là biệt thự được tiếp tục quản lý theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500; đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất theo quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt khu vực có quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt thì cũng không được phép tách thửa. Tuy nhiên, nếu những quy hoạch này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh , thì việc tách thửa phải đảm bảo đúng theo quy hoạch đã điều chỉnh thì vẫn có thể tách thửa.
5. Nơi tiếp nhận hồ sơ và thười gian tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp huyện các khu vực có nhu cầu tách thửa đất tại tỉnh Điện Biên hoặc
- Phòng tài nguyên môi trường.
Người có nhu cầu có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện qua các cơ quan nêu trên.
Thời hạn giải quyết hồ sơ tách thửa trên địa bàn tỉnh Điện Biên: Trong thời hạn là 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, hồ sơ đầy đủ và hợp lê.
Trên đây là bài viết tham khảo của công ty luật Minh Khuê về điều kiện tách thửa trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc gì liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ đến bộ phận tư vấn pháp luật miễn phí của công ty luật Minh Khuê qua số tổng đài 19006162. Xin chân thành cảm ơn1