Mục lục bài viết
- 1. Doanh nghiệp nhà nước được hiểu như thế nào
- 2. Doanh nghiệp nhà nước có bắt buộc phải công bố thông tin doanh nghiệp không?
- 3. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới những hình thức nào?
- 3.1 Khái quát chung
- 3.2 Các hình thức tổ chức
- 4. Việc áp dụng quy định đối với doanh nghiệp nhà nước được thực hiện như thế nào?
1. Doanh nghiệp nhà nước được hiểu như thế nào
Khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điểu lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
Điều 88. Luật Doanh nghiệp quy định :Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: Doanh nghiệp do Nhà nước nảm giữ 100%) vốn điều lệ;Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tống số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điểu lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ- công ty con;Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50%) vốn điều lệ, tổng sổ cổ phần có quyền biếu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ- công ty con;Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điểu lệ, tong so cồ phần có quyển biêu quyết...
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Doanh nghiệp nhà nước được phân chia theo nhiều mức độ sở hữu bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng sắ cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tể, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyêt.)
Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng so cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp do nhà nước nắm giừ 100% vốn điều lệ).
Như vậy, quy định về Doanh nghiệp nhà nước đã được nới lỏng hơn rất nhiều, tạo điều kiện cho những cá nhân, tổ chức khác được quyền hợp tác kinh doanh; cùng phát triển, sản xuất; đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.
2. Doanh nghiệp nhà nước có bắt buộc phải công bố thông tin doanh nghiệp không?
Điều 73 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về công bố thông tin như sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này thực hiện công bô thông tin theo quy định tại các điểm a, c, đ, g khoản 1 Điều 109 và Điều 110 của Luật này.
Theo đó, Công ty TNHH Hai thành viên trở lên là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp nẳm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện công bố thông tin cơ bản về công ty và Điều lệ công ty; báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trong thời hạn 150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; bao gồm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có); báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm; báo cáo về thực trạng quản trị, cơ cấu tổ chức công ty và phải công bố trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của công ty về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện bất thường theo quy định của pháp luật như: Tài khoản của công ty bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa; tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đãng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến hoạt động của công ty; sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đen hoạt động của công ty; thay đổi thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Ke toán trưởng, Trưởng phòng tài chính kế toán, Trưởng Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên; có quyết định kỷ luật, khởi tố, có bản án, quyết định của Tòa án đối với người quản lý doanh nghiệp; có kết luận của cơ quan thanh tra hoặc của cơ quan quản lý thuế về việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp; có quyết định thay đổi tổ chức kiểm toán độc lập hoặc bị từ chối kiểm toán báo cáo tài chính; có quyết định thành lập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; quyết định đầu tư, giảm vốn hoặc thoái vốn đàu tư tại các công ty khác.
Như vậy, đây là quy định hoàn toàn mới mà trước đây các Luật Doanh nghiệp không quy định. Việc bổ sung quy định công khai thông tin doanh nghiệp nhà nước nêu trên của Luật Doanh nghiệp năm 2020 góp phần tăng cường minh bạch hóa hoạt động cùa doanh nghiệp nhà nước, nhàm thể chế hóa tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
3. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới những hình thức nào?
3.1 Khái quát chung
Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về doanh nghiệp nhà nước như sau: Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm : Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tông số cô phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tê nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhỏm công ty mẹ- công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100%) vốn điều lệ.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng so cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cố phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biêu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ- công ty con; Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điểu lệ, tổng sổ cổ phần có quyên biểu quyết. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
3.2 Các hình thức tổ chức
Theo đó, doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới 02 hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần gồm: doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Luật Doanh nghiệp năm 2020, Điều 88 nêu trên đã sửa đổi xác định: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối; được tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty cô phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Tinh thần của điều luật cho thấy rò ràng rằng doanh nghiệp nhà nước bao gồm 02 loại: (1) doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, và (2) doanh nghiệp mà nhà nước không nắm giừ 100% vốn điều lệ nhưng có sở hữu đến mức chi phối doanh nghiệp đó. Đối với mỗi loại doanh nghiệp nhà nước luật quy định phương thức quản lý, quản lý, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp có vốn nhà nước.
4. Việc áp dụng quy định đối với doanh nghiệp nhà nước được thực hiện như thế nào?
Điều 89 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về áp dụng quy định đối với doanh nghiệp nhà nước như sau: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Chương này và các quy định khác có liên quan của Luật này; trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định của Luật này thì áp dụng quy định tại Chương này. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo các quy định tại Mục 1 Chương III hoặc công ty cổ phần theo các quy định tại Chương V của Luật này.
Theo đó, để đồng nhất với các quy định khác điều chỉnh loại hình doanh nghiệp nhà nước, điều luật này quy định đối với doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điêu lệ thì được tổ chức, quản lý dưới hình thức công ty TNHH Một thành viên áp dụng quy định về tổ chức quản trị tại Chương IV Luật doanh nghiệp và các quy định khác có liên quan. Đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ sẽ được tồ chức quản lý dưới hình thức TNHH Hai thành viên trở lên áp dụng mục 1 Chương III Luật Doanh nghiệp nếu tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH Hai thành viên hoặc áp dụng Chương V Luật Doanh nghiệp nếu tổ chức quản lý dưới hình thức công ty cổ phần.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê