Mục lục bài viết
1. Đóng bảo hiểm xã hội liên tục 6 tháng mới được hưởng chế độ thai sản?
Luật sư tư vấn trực tiếp về chế độ thai sản, gọi 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty chúng tôi! Vấn đề của bạn tôi xin được trả lời như sau:
Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, điều kiện hưởng chế độ thai sản là phải có ít nhất 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước thời điểm sinh. Do đó, trong trường hopwh của ban, nếu bạn đóng bảo hiểm gián đoạn đồng thời nghỉ hai tháng trước khi sinh nhưng bạn đáp ứng đủ ít nhất 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh là bạn đã đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.
2. Tư vấn điều kiện hưởng trợ cấp thai sản?
>> Luật sư tư vấn trực tiếp về chế độ thai sản, gọi: 1900.6162
Thưa luật sư, Em tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/2018 đến tháng 6/2019. Em dự sinh tháng 9/2020. Cho em hỏi em có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản ko ạ?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Về cụ thể trong trường hợp này của bạn, trong Luật bảo hiểm xã hội và các thông tư hướng dẫn quy định điều kiện được hưởng chế độ thai sản: Lao động nữ sinh con phải đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Từ đó có thể thấy, trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh bạn chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng. Nên rất tiếc, trong trường hợp này bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.
3. Nghỉ việc để đi học có được hưởng BHXH 1 lần không?
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài:1900.6162
Chào luật sư, cho em hỏi em làm công ty đã được 4 năm nhưng giờ em làm đơn thôi việc để tiếp tục đi học. Theo luật bảo hiểm thất nghiệp thì học từ 12 tháng trở lên sẽ không được trợ cấp thất nghiệp vậy em có thể nộp sổ để lấy tiền bảo hiểm xã hội được không. Em bắt đầu nghỉ 14/7/2015. Mong luật sư tư vấn cho em. Cho em hỏi thêm nếu được thì khi nào em có thể nộp sổ?
Trả lời:
Theo dữ liệu bạn đưa ra, chúng tôi hiểu rằng bạn muốn hưởng BHXH một lần. Việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định rõ tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Như vậy, nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần anh có thể làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Trân trọng./.
4. Chế độ thai sản và bảo hiểm xã hội?
Luật sư tư vấn Luật bảo hiểm xã hội, gọi:1900.6162
Tôi có tham gia đóng bảo hiểm từ Tháng 6/ 2015. Dự sinh của tôi là 10/07/2016. Tôi dự định làm hết Tháng 2/2016 sẽ nghỉ hẳn, khi ấy tôi đã đóng BH đc 9 tháng, vậy giờ tôi nghỉ hẳn mà còn 4 tháng nữa tôi mới sinh thì có được nhận BH thai sản ko ạ, hay bắt buộc phải đóng đến lúc sinh. Tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
Vì bạn không nêu cụ thể các môc thời gian tham gia bảo hiểm xã hội nên chúng tôi chưa khẳng định được chắc chắn là bạn có được hưởng chế độ thai sản hay không. Do vậy, chúng tôi xin cung cấp căn cứ pháp lý về điều kiện hưởng chế độ thai sản để bạn tham khảo và đối chiếu. Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
"Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này."
- Thời gian 12 tháng trước khi sinh con và Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội được hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc:
"Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.
Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Trân trọng./.
5. Làm thế nào để được hưởng chế độ thai sản?
Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến, Gọi1900.6162
Kính chào luật sư, tôi có một vấn đề rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư: Trước đây tôi làm việc tại công ty A và đóng BHXH được 1 năm 9 tháng, đến cuối tháng 5/2014 tôi nghỉ việc, tôi chưa lấy BHXH một lần theo quy định.
Từ đó đến nay tôi ở nhà nội trợ, chưa đi làm ở công ty khác cũng chưa đóng thêm khoản BHXH nào, nay tôi có bầu được gần 1 tháng, dự tính tới cuối năm 2015 tôi sinh, vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản theo quy định hay không? Nếu có Tôi làm cần làm những gì? (nay tôi đang sống tạm trú tại Quận Thủ Đức TP HCM) . Nếu tôi không được hưởng thì trong khoảng thời gian mang thai này tôi tham gia BHXH tự nguyện (Đóng dồn vào sổ BHXH cũ) tại quận, huyện nơi tôi sinh sống, liệu sau này khi sinh con tôi có được hưởng chế độ thai sản không?
Mong Luật sư tư vấn dùm tôi. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản, theo đó, lao động nữ sinh con phải đóng BHXH từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, việc hưởng chế độ thai sản không phụ thuộc vào việc bạn còn đang làm việc hay đã nghỉ việc. Bạn đã tham gia BHXH được 21 tháng, tính từ thời điểm bạn nghỉ việc là tháng 05/2014. Do vậy, bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
Sau khi sinh con, bạn có thể tự mình tiến hành thủ tục đăng ký chế độ thai sản theo khoản 2.2.2, điều 4, Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019, bao gồm các giấy tờ sau:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
b) Trường hợp con chết sau khi sinh: Ngoài hồ sơ nêu tại nội dung a tiết này có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con; trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
c) Trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.
d) Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm biên bản GĐYK của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
đ) Trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
đ1) Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
đ2) Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH thể hiện việc nghỉ dưỡng thai.
đ3) Trường hợp phải GĐYK: Biên bản GĐYK.
e) Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con thì có thêm bản sao của bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội - Công ty luật Minh Khuê