Mục lục bài viết
1. Rút đơn khởi kiện thì có bị khởi tố nữa không?
Trả lời:
Trước tiên, về vấn đề xét xử sơ thẩm vụ việc vay tiền của anh trai bạn.
Theo thông tin bạn cung cấp, anh trai bạn có vay tiền của công ty tài chính nhưng không có khả năng thanh toán nên họ đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân. Và số điện thoại anh bạn không sử dụng thường xuyên nên không "nhận được tin nhắn triệu tập đến toà sơ thẩm ngày 18-05-2018, nếu không có mặt sẽ xin lệnh bắt tạm giam 60 ngày". Không rõ tin nhắn này do đơn vị nào gửi tới? Là bên công ty tài chính hay bên Tòa án nhân dân? Dù là bên nào gửi tới thì cũng không có quy định nào buộc bị đơn phải có mặt theo tin nhắn điện thoại triệu tập của Tòa án cả. Bạn có thể tham khảo các quy định sau về quyền và nghĩa vụ của bị đơn trong tố tụng dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:
Điều 72. Quyền, nghĩa vụ của bị đơn
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
12. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
16. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.
Trong các quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự, chỉ quy định đương sự (trong trường hợp này là bị đơn) phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án, không có quy định nào bắt đương sự đến theo tin nhắn điện thoại của Tòa án. Do vậy, anh bạn có quyền yêu cầu được nhận giấy triệu tập mà không phải nhận tin nhắn. Khi nào có giấy triệu tập của Tòa án thì anh bạn mới phải chấp hành việc có mặt tại phiên tòa.
Thứ hai, về vấn đề truy cứu trách nhiệm khi anh bạn vay tiền không trả được.
Việc vay tiền không trả được không phải lúc nào "con nợ" cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra khi anh bạn thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm, cụ thể là tội Lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 BLHS hoặc Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:...
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Nếu anh bạn thỏa mãn các dấu hiệu để cấu thành một trong hai tội trên thì theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì hai tội trên không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nên dù nguyên đơn có rút đơn thì anh bạn vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu anh bạn không có các dấu hiệu phạm tội trên thì việc vay tiền không trả được của anh bạn, bên công ty tài chính chỉ có thể đâm đơn khởi kiện ra tòa án dân sự để kiện đòi tiền. Anh bạn cần tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan để giải quyết vụ án, tránh các trường hợp bỏ trốn vì sợ hãi không trả được tiền. Làm như vậy, vô tình anh bạn đã đẩy bản thân rơi vào các trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự nêu trên.
>> Xem thêm: Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện mới nhất
2. Làm sao để tố giác hành vi lừa đảo?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến: 1900.6162
Trả lời:
Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015
Theo thông tin mà bạn trình bày thì số tiền bạn bị lừa đảo là 950.000 đồng, vì vậy để xác định xem người này có phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không phải xác định hành vi của người này có gây hậu quả nghiêm trọng hay không hoặc người này đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã từng bị kết án nhưng chưa được xóa án tích.
Trường hợp hành vi của người này chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người này chưa từng bị xử phạt hay kết án về hành vi chiếm đoạt tài sản thì người này chỉ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội .
Theo đó người nào Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
3. Bị tố cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Như bạn trình bày thì chị gái bạn bị người cho vay tiền kiện là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên theo thông tin của bạn thì chị bạn đã trả hết số tiền này và có cả giấy biên nhận trả tiền.
Chị gái bạn và bên cho vay đã xác lập hợp đồng vay tài sản theo Bộ luật dân sự 2015
Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác........
Do đó, chị gái bạn nên giao giấy biên nhận trả nợ cho cơ quan điều tra để cơ quan điều tra xác minh sự thật vụ án. Vì chị bạn đã trả hết số tiền cho bên vay, nay bên vay kiện chị bạn chưa trả tiền, đây là hành vi gian dối, bịa đặt người khác phạm tội, gây tổn hại danh dự gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của chị bạn. Do đó, chị bạn có thể làm đơn tố giác tội phạm gửi cơ quan công an cấp quận/huyện nơi bên vay cư trú về Tội vu khống theo Bộ luật hình sự 2015
Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
4. Có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Kể từ khi thành lập đến nay, gần như các giấy tờ về chi phí xây dựng, chi phí hoạt động cũng như các khoản vay ngoài hoàn tòan chúng tôi không được chứng minh cụ thể bằng giấy tờ, văn bản pháp lý nào cả. Mọi việc từ hoạt động kinh doanh, đầu tư để được Chủ tịch HĐTV tự quyết định mà không hề thông qua. Suốt từ quá trình bắt đầu hoạt động kinh doanh đến nay, Chủ tịch HĐTV liên tục thông báo đến tôi và các thành viên liên quan là Công ty kinh doanh hoạt động thua lỗ, thậm chí đến nay số tiền nợ đã ngang bằng với số tiền tổng vốn góp ban đầu của các thành viên.
Tài sản kinh doanh chính của Cty là 1 quán Bar-cafe, và hiện tại Chủ tịch HĐTV đang có ý định sẽ sang nhượng hết quán này chỉ để trả các khoản nợ.
Nếu như vậy số tiền mà tôi cũng như các thành viên khác góp vốn gần như bị mất trắng. Khi chúng tôi yêu cầu cung cấp chi phí vốn xây dựng đầu tư ban đầu (có chi tiết cụ thể cũng như các hóa đơn hàng hóa vật liệu để xây dựng ) cũng như các khoản nợ và báo cáo hoạt động kinh doanh hằng tháng thì liên tục bị từ chối vì những lí do này hay lí do khác, thậm chí nếu có cung cấp cũng rất mật mờ (chỉ là những con số tổng chứ không hề có chứng từ gì cả).
Vậy xin nhờ Luật sư có thể tư vấn giúp có cách nào để tôi có thể rút lại số vốn góp của mình hay không? Hành vi như trên có gọi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Và tôi cần những thủ tục gì để giải quyết?
Rất mong được Luật sư tư vấn giúp đỡ!
Người gửi: Hoàng Văn Thái
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, chúng tôi xác định doanh nghiệp của anh thuộc loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Với loại hình công ty này, pháp luật quy định nghĩa vụ của thành viên như sau:
Điều 50. Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên
...2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 51, 52, 53 và 68 của Luật này....
Với trường hợp của anh, vì anh không muốn tiếp tục góp vốn vào công ty, anh có thể tiến hành rút vốn theo một trong các trường hợp sau theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020:
Trường hợp 1: Yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp
Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
" a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại công ty;
c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết quy định tại khoản này.
...2. Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
3. Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên."
Trường hợp 2: tiến hành chuyển nhượng phần vốn góp
Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác.
Với các khoản thu và chi của doanh nghiệp, bạn có quyền yêu cầu chủ tịch hội đồng thành viên cung cấp các chứng từ, tài liệu chứng minh. Nếu không có các giấy tờ chứng minh các giao dịch do công ty thực hiện dẫn đến có các khoản nợ,chủ tịch hội đồng thành viên phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ty với tư cách cá nhân.
5. Giảng viên có được tham gia kinh doanh?
Chào Công ty Luật Minh Khuê, Tôi có một thắc mắc mong anh/chị giải đáp giúp. Cụ thể là: Hiện nay, tôi đang là giảng viên (viên chức) của một trường đại học công lập tại Hà Nội. Tôi có nhu cầu tham gia vào hoạt động kinh doanh bằng cách trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh do một người bạn tôi thành lập. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tôi có được thực hiện việc này không?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức thì viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác
Khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp quy định:
“Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”.
Như vậy, bạn có thể tham gia góp vốn vào công ty hợp danh với tư cách thành viên góp vốn.