Mục lục bài viết
1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có bị phạt tù?
>> Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật hình sự, gọi: 1900.6162
Trả lời:
1. Cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi nào ?
2. Cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
3. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự là gì? khi nào công an mới khởi tố vụ án để điều tra ?
2. Đòi tiền lừa đảo trên game online như thế nào?
Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Đối với trường hợp của bạn, bạn gửi tiền mua hàng mà không nhận được hàng hóa như đã thỏa thuận thì chính là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Đưa ra thông tin gia dối, không đúng sự thật, làm cho bên kia tin là đúng và chuyển giao tài sản cho họ.
Tuy nhiên, nếu người kia chỉ có một hành vi lừa đảo với riêng bạn, chiếm đoạt số tiền là 500.000 đồng thì chưa đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự, bởi để truy cứu trách nhiệm hình sự giá trị số tiền chiếm đoạt phải là từ 2 triệu đồng, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
3. Quan hệ vay tài sản chuyển thành thành tội lừa đảo?
Chi cục Thi Hành Án ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của Công ty xăng dầu BĐ, yêu cầu bà Y phải trả nợ cho Công ty là 150 triệu đồng. Tuy nhiên doanh nghiệp của bà Y đã giải thể, không có tài sản để thi hành. Chi cục Thi Hành Án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án, Công ty xăng dầu BĐ có quyền yêu cầu thi hành lại bất cứ khi nào phát hiện bà Y có tài sản hay không ?
2. Vụ thứ hai : Đầu năm 2011, vợ chồng bà Y thoả thuận bán cho bà V 01 lô đất rừng có GCNQSDĐ (sổ đỏ). Bà Y đã nhận số tiền 220 triệu đồng của bà V, hứa sau vài tuần sẽ sang tên sổ đỏ cho bà V. Vì là chỗ thân quen nên lúc đó hai bên không viết giấy giao nhận tiền (chưa xác định rõ là ngày nào). Việc giao dịch và trồng rừng, bà V nhờ anh mình là ông C thực hiện. Sau một thời gian không thấy sang tên sổ đỏ cho bà V, ông C cùng bà Y làm giấy nhận tiền (220 triệu) vào ngày 15/3/2011. Tuy nhiên, sổ đỏ này vợ chồng bà Y đã chế chấp Ngân Hàng vào ngày 10/3/2011 để vay 50 triệu đồng. Nhiều lần bà V hỏi bà Y về việc sang tên sổ đỏ, bà Y trả lời sổ đỏ đang thế chấp ở Ngân Hàng và yêu cầu bà V đưa thêm 50 triệu đồng để nộp Ngân Hàng và rút sổ đỏ ra. Nhưng bà V không đổng ý. Cùng thời điểm đó, bà Y còn nợ tiền của người khác nữa là ông D. Ông D đã đưa số tiền 50 triệu đồng để bà Y rút sổ đỏ ra và giao cho ông D giữ. Một thời gian sau bà Y không trả tiền cho ông D, cho nên đã sang tên sổ đỏ cho ông D với giá là 300 triệu đồng (được cấp sổ đỏ ngày 24/12/2012). Biết việc vợ chồng bà Y sang tên sổ đỏ đất rừng cho ông D mà không trả tiền cho bà V, cho nên ngày 23/01/2013 ông C đã thay em mình (bà V) viết đơn tố cáo vợ chồng bà Y lừa đảo. Sau nhiều lần dây dưa không giải quyết, đến ngày 05/9/2014 vợ chồng bà Y viết giấy thoả thuận với bà V sẽ trả nợ dần 4 triệu đồng/tháng, đến ngày 30/12/2018 phải trả xong nợ cho bà V.
Như vậy, xin hỏi luật sư :
- Hành vi của vợ chồng bà Y có phải là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản , là vi phạm pháp luật không ?
Trả lời:
1. Bà Y có tiếp tục phải trả nợ cho công ty xăng dầu hay không ?
Việc bà Y có phải chịu trách nhiệm về khoản nợ với công ty xăng dầu bằng tài sản riêng hay không phụ thuộc vào những yếu tố sau :
Khoản nợ với công ty xăng dầu được thực hiện dưới danh nghĩa của bà Y hay của công ty bà Y , nếu bà Y thực hiện vay tài sản với tư cách là cá nhân bà hoặc doanh nghiệp tư nhân do bà làm đại diện thì bà Y phải chịu trách nhiệm bằng tòàn bộ tài sản của mình đối với khoản nợ đó . Nếu bà nhân danh công ty có tư cách pháp nhân để giao dịch thì bà chỉ phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty , khi công ty thanh lý hết tài sản và giải thể thì bà Y không phải mang tài sản riêng của mình ra trả nợ nữa .
2. Với tình huống của bạn , chúng tôi xin đưa ra những tư vấn về khía cạnh luật hình sự :
Căn cứ vào quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
Có thể thấy cấu thành tội phạm của tội này như sau:
Thứ nhất, mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
a) Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản
- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản
- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối
b) Dấu hiệu khác
Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên
Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Thứ hai, khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác
Thứ ba, mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý
Vậy theo tình huống trên khi giao kết hợp đồng với bà V bà Y đã không những không đưa ra thông tin mảnh đất rừng của bà đang trong diện thế chấp ngân hàng , mà còn đưa ra những thông tin sai sự thật, vậy ở đây hành vi của bà H đã có dấu hiệu gian dối nhằm mục đích khiến cho bà V đưa tiền cho mình .
"Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý", đây là 1 trong những yếu tố quan trọng để quyết định bà H có cố ý phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không . Nếu bà H có ý định đưa thông tin sai nhằm chiếm đoạt tài sản của bà V thì bà H đã đủ yếu tố để cấu thành tội nêu trên . Nếu bà H không có ý định lừa bà V và cho rằng mình có thể có khả năng chuộc lại sổ đỏ từ ngân hàng để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bà V đúng thời hạn nhưng do điều kiện khách quan mà bà H đã tiêu dùng hết số tiền và không thể chuộc lại sổ đỏ thì bà H không phạm tội này .
4. Bị lừa đảo qua Facebook xử lý như thế nào?
Em có quen 1 bạn ở fb, sau đó nhờ bạn ấy tải phần mềm, em mất phí 200.000 với bạn ấy bằng thẻ điện thoại. Sau đó bạn này bảo em đăng nhập tài khoản icloud của bạn để cài phần mềm, sau khi e đăng nhập vào icloud của bạn thì bạn này đổi mật khẩu và quay lại tống tiền yêu cầu gửi 700.000 để lấy mật khẩu. Em muốn hỏi hành vi của bạn này đủ để em tố cáo tội lừa đảo chưa. Em có Facebook , số điện thoại và tài khoản ngân hàng của bạn. Nếu muốn tố cáo em lien hệ với cơ quan nào a?
Trả lời:
Trường hợp của bạn không đủ yếu tố để cấu thành tội phạm hình sự, vì thế bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi lên tòa án để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
5. Các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Về mặt khách quan
Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện qua:
– Hành vi
Tội phạm này thể hiện qua hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà ngay lúc đó, người bị hại không biết được có hành vi gian dối.
Trong đó, Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hình ảnh, bằng hành động, … Hoặc kết hợp bằng nhiều cách thức khác nhau.
Hiện nay, thủ đoạn lừa đảo của tội phạm rất tinh vi. Tội phạm thực hiện hành vi lừa đảo trên các trang mạng xã hội hoặc các trang web. Sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, tội phạm sẽ cắt đứt mọi liên hệ với người bị hại. Người phạm tội thường giấu hoặc cung cấp sai thông tin làm bị hại không biết hoặc biết những thông tin không chính xác về tội phạm.
Đặc điểm nổi bật của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn gian dối của người phạm tội phải có trước hành vi chiếm đoạt. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến người bị hại tin là thật mà giao tài sản cho người phạm tội. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt với tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
– Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo Điều 174, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt
- Đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội khác theo quy định, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Trên đây là ý kiến của chúng tôi về vấn đề của bạn dựa trên các quy định của pháp luật. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.