Như vậy năm 2015: Ông Nguyễn Văn P là thành viên hội đồng quản trị của 02 Công ty: công ty cổ phần A và Công ty cổ phần B. Mong Công ty Luật Minh Khuê giải đáp: Nếu năm 2015 Công ty cổ phần A và Công ty cổ phần B có ký hợp đồng liên danh thì có phải là kí với đối tượng liên quan theo Khoản 1 tiết b điều 162 Luật doanh nghiệp không ?

Tôi xin cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật doanh nghiệp của Công ty Luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luật Doanh nghiệp 2014

Nội dung tư vấn:

Điều 162 Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

"Điều 162. Hợp đồng, giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận

1. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:

a) Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;

b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;

c) Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật này"

Quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 162 này được hiểu là trong trường hợp mà công ty giao kết hợp đồng với thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và người có liên quan của họ thì phải được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ dông hoặc hội đồng quản trị. Người có liên quan được quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:

" 17. Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:

a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đó đối với công ty con trong nhóm công ty;

b) Công ty con đối với công ty mẹ trong nhóm công ty;

c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua cơ quan quản lý doanh nghiệp;

d) Người quản lý doanh nghiệp;

đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;

e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người, công ty quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;

g) Doanh nghiệp trong đó những người, công ty quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của các cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;

h) Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty."

Theo thông tin bạn cung cấp thì có thể hiểu việc giao kết hợp đồng là diễn ra giữa công ty A và B chứ không phải diễn ra giữa công ty và cá nhân. Trường hợp này chỉ là P đứng ra kí kết dưới danh nghĩa của ông ty chứ không phải dưới danh nghĩa của cá nhân P. Do đó trường này không phai trường hợp được quy định tại điểm b trên.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư doanh nghiệp.