- 1. Ly hôn đơn phương khi trong cuộc sống vợ chồng hay xảy ra mâu thuẫn?
- 2. Tư vấn thủ tục cần thiết để có thể ly hôn đơn phương ?
- 3. Hướng dẫn về ly hôn đơn phương khi không có tài sản chung ?
- 4. Quyền thay đổi họ tên cho con sau khi ly hôn ?
- 5. Tôi muốn ly hôn đơn phương thì phải làm như thế nào?
- 6. Ly hôn đơn phương hay thuận tình thì đơn giản hơn?
1. Ly hôn đơn phương khi trong cuộc sống vợ chồng hay xảy ra mâu thuẫn?
Khi toà về xác minh nhà chồng thì hàng xóm nhà chồng không biết chuyện xảy ra giữa 2 vợ chồng em tôi. Vì gia đình nhà chồng sống khép kín không qua lại với hàng xóm. Họ chỉ biết là em gái tôi về mẹ đẻ ở hơn 1 năm nay ngoài ra không biết chuyện xảy ra giữa vợ chồng em gái tôi. Toà đã xử em gái tôi không được ly hôn. Vậy mong luật sư tư vấn giúp để em gái tôi ly hôn được với chồng ?
Cảm ơn!
Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân về ly hôn, gọi ngay số: 1900.6162
Trả lời:
Về quyền yêu cầu ly hôn của một bên, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được....
Để biết về thế nào là tình trạng hôn nhân lâm vào trầm trọng, anh có thể tham khảo nội dung theo mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP. Cụ thể:
8. Căn cứ cho ly hôn ...
a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
Từ những hướng dẫn trên, có thể thấy, việc ly hôn theo yêu cầu của một bên chỉ có thể giải quyết nếu một trong các bên có căn cứ chứng minh về việc yêu cầu giải quyết ly hôn. Để Tòa án tiến hành giải quyết vụ việc ly hôn của em gái anh, anh nên bảo chị thu thập các tài liệu, chứng cứ chứng minh về hành vi rượu chè cờ bạc và những mối quan hệ ngoài luồng của người chồng hoặc những bằng chứng chứng minh anh ta có hành vi bạo hành gia đình (thể xác và tinh thần) với em gái anh. Khi có bằng chứng, em gái anh mới có cơ sở yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn.
>> Tham khảo ngay: Ly hôn đơn phương tại Hà Nội khi các con đã lớn, chồng không chịu ký đơn phải làm thế nào ?
2. Tư vấn thủ tục cần thiết để có thể ly hôn đơn phương ?
Về quyền yêu cầu ly hôn của một bên, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được....
Để biết về thế nào là tình trạng hôn nhân lâm vào trầm trọng, anh có thể tham khảo nội dung theo mục 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP. Cụ thể:
8. Căn cứ cho ly hôn ...
a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
Từ những hướng dẫn trên, có thể thấy, việc ly hôn theo yêu cầu của một bên chỉ có thể giải quyết nếu một trong các bên có căn cứ chứng minh về việc yêu cầu giải quyết ly hôn. Bên cạnh đó, nếu là ly hôn đơn phương thì bạn phải gửi hồ sơ ly hôn đến nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) của chồng bạn, nếu bạn muốn giải quyết ở Thanh Hoá thì có nghĩa là phải thực hiện hồ sơ ly hôn thuận tình, còn nếu không thì bạn phải gửi hồ sơ đến nơi đăng ký thường trú ở Nghệ An, còn nếu chồng bạn làm việc ở Đồng nai thì phải có đăng ký tạm trú thì mới giải quyết được ở đó.
>> Luật sư trả lời: Điều kiện để được ly hôn đơn phương theo quy định mới nhất hiện nay ?
3. Hướng dẫn về ly hôn đơn phương khi không có tài sản chung ?
Luật sư: Lê Minh Trường - Tư vấn thủ tục ly hôn và quyền nuôi con trên VTV3
4. Quyền thay đổi họ tên cho con sau khi ly hôn ?
Sau ly hôn giờ em muốn đổi họ cho con, thì cần những thủ tục gì và phải làm như thế nào ạ. con em hiện tại 7 tuổi. E có nói chuyện với chồng cũ về việc đổi họ cho con,thì chồng cũ em bảo con ở với cô, thì cô thích làm gì thì làm tôi không quan tâm. Vậy theo luật sư thì em nên làm gì ạ ?
Luật sư trả lời:
- Theo Khoản 1 Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định cha, mẹ có quyền thay đổi họ cho con đẻ từ họ cha đẻ sang hộ mẹ đẻ hoặc ngược lại.
- Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch như sau:
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, con bạn mới có 7 tuổi nên việc thay đổi họ cho cần phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng. Do đó, bạn cần yêu cầu chồng bạn viết giấy đồng ý về việc chuyển họ cho con từ họ cha sang họ của mẹ. Nếu không có sự đồng ý của chồng cũ của bạn trong tờ khai thì bạn không thể thực hiện thủ tục chuyển họ cho con tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+) Tờ khai đăng ký việc thay đổi hộ tịch (theo mẫu), trong đó có thể hiện sự đồng ý của bạn và chồng cũ về việc thay đổi họ cho con;
+) Bản chính giấy khai sinh của con;
+) Các giấy tờ làm căn cứ cho việc thay đổi (chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu…).
- Thẩm quyền: nộp tại UBND cấp xã nơi đăng ký khai sinh trước đây cho con đối với trường hợp con dưới 14 tuổi.
Video Luật sư hướng dẫn về quyền nuôi con khi ly hôn
5. Tôi muốn ly hôn đơn phương thì phải làm như thế nào?
Trả lời:
Về vấn đề ly hôn, Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Dựa vào thông tin bạn cung cấp, có thể loại trừ khả năng có hành vi bạo hành gia đình, tuy nhiên, bạn đối chiếu xem trường hợp của bạn có thuộc các tình huống sau hay không:
8. Căn cứ cho ly hôn (Điều 89)
a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
...
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
(Tham khảo nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP)
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết trên, việc vợ, chồng không còn tình cảm với nhau khi rơi vào một trong các trường hợp trên cũng là một trong các căn cứ để giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, nếu cả hai vợ chồng không còn tình cảm thì vợ chồng bạn nên ngồi lại cùng thỏa thuận về vấn đề giải quyết ly hôn theo hướng thuận tình. Bạn có thể tham khảo bài viết sau: Nộp đơn ly hôn sau bao lâu Tòa án sẽ gọi ra đề giải quyết thủ tục ly hôn ?
Nếu không thể thỏa thuận được thì bạn có thể giải quyết ly hôn theo thủ tục đơn phương ly hôn được hướng dẫn trong bài viết sau: Muốn ly hôn đơn phương do chồng hay ghen và nhận quyền nuôi con thì phải làm như thế nào?
6. Ly hôn đơn phương hay thuận tình thì đơn giản hơn?
Nay tôi muốn ly hôn và một mình nuôi con, nhờ luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục thế nào là nhanh và tiện nhất, cả 2 trường hợp đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn ạ ?
Xin cám ơn.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn về công ty luật Minh Khuê. Vướng mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Về việc lựa chọn giải quyết ly hôn theo thủ tục đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn:
Mời bạn vui lòng tham khảo bài viết sau: Thủ tục ly hôn cần phải làm những thủ tục giấy tờ ra sao ?
Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đồng thời theo như những gì chúng tôi phân tích ở bài viết trên, việc ly hôn theo thủ tục ly hôn thuận tình sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn so với ly hôn đơn phương rất nhiều. Tuy nhiên, nếu hai bạn không thể thỏa thuận với nhau về vấn đề ly hôn, quyền nuôi con thì không thể thực hiện theo thủ tục thuận tình ly hôn được. Do vậy, bạn cần căn cứ vào tình trạng thực tế của hai vợ chồng để đưa ra lựa chọn hợp lý.
Nếu giải quyết ly hôn theo thủ tục thuận tình ly hôn:
1. Hồ sơ: Bạn cung cấp các tài liệu sau:
- Đơn xin ly hôn (Theo mẫu của Tòa án);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc;
- Bản sao có công chứng, chứng thực các giấy tờ sau: CMTND/CCCD của hai vợ chồng, sổ hộ khẩu gia đình, giấy khai sinh của con; (Nếu nộp tại tp. HCM thì bạn cần bản sao giấy tạm trú hoặc sổ tạm trú).
- Tài liệu chứng minh tài sản chung;
2. Nơi nộp hồ sơ: Hai bạn có thể thống nhất với nhau về việc nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân quận, huyện nơi một trong hai bên cư trú (thường trú hoặc tạm trú) hoặc làm việc. Bạn có thể lựa chọn nộp đơn tại tp. Hồ Chí Minh nếu hai bạn có đăng ký tạm trú tại đó.
3. Thời gian giải quyết: Khoảng 130 ngày.
Nếu bạn đơn phương ly hôn:
3.1. Hồ sơ chuẩn bị:
- Đơn xin ly hôn (Theo mẫu của Tòa án);
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc;
- Bản sao có công chứng, chứng thực các giấy tờ sau: CMTND/CCCD của bạn, sổ hộ khẩu gia đình, giấy khai sinh của con; (Nếu nộp tại tp. HCM thì bạn cần bản sao giấy tạm trú hoặc sổ tạm trú)
- Tài liệu chứng minh tài sản chung;
- Các bằng chứng, tài liệu là căn cứ để ly hôn đơn phương.
3.2. Nơi nộp hồ sơ:
Tòa án nhân dân nơi chồng bạn cư trú (thường trú hoặc tạm trú) hoặc làm việc
3.3. Thời gian giải quyết
Thời gian giải quyết vụ việc ly hôn đơn phương rơi và khoảng 4 - 6 tháng.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hôn nhân - Công ty luật Minh Khuê