Mục lục bài viết
1.Mẫu báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản công
Mẫu báo cáo kê khai tài sản công theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 127 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị:
a) Những tài sản được đầu tư xây dựng mới, mua sắm hoặc tiếp nhận về sử dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị: Thực hiện kê khai theo Mẫu số 04a-ĐK/TSC, Mẫu số 04b-ĐK/TSC, Mẫu số 04c-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thay đổi thông tin về đơn vị sử dụng tài sản theo Mẫu số 06a-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Thay đổi thông tin về trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo Mẫu số 06b-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Thay đổi thông tin về xe ô tô theo Mẫu số 06c-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Thay đổi thông tin về tài sản cố định khác theo Mẫu số 06d-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Xóa thông tin về tài sản trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo Mẫu số 07-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện tương ứng với từng loại tài sản giao cho doanh nghiệp quản lý: tài sản kết cấu hạ tầng; tài sản phục vụ hoạt động của các dự án sử dụng vốn nhà nước; đất đai; tài nguyên.
3. Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước:
a) Những tài sản được đầu tư xây dựng mới, mua sắm hoặc tiếp nhận về sử dụng phục vụ hoạt động của dự án: Thực hiện kê khai theo Mẫu số 05a-ĐK/TSDA, Mẫu số 05b-ĐK/TSDA, Mẫu số 05C-ĐK/TSDA ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thay đổi thông tin về đơn vị sử dụng tài sản theo Mẫu số 06a-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Thay đổi thông tin về trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp theo Mẫu số 06b-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Thay đổi thông tin về xe ô tô theo Mẫu số 06c-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Thay đổi thông tin về tài sản cố định khác theo Mẫu số 06d-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Xóa thông tin về tài sản trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo Mẫu số 07-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và các văn bản hướng dẫn.
5. Đối với tài sản đặc biệt phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, việc báo cáo kê khai được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
6. Báo cáo kê khai lần đầu và báo cáo kê khai bổ sung tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng, khai thác từng loại tài sản kết cấu hạ tầng và các văn bản hướng dẫn.
2.Báo cáo kê khai định kỳ tài sản công
1. Mẫu báo cáo kê khai định kỳ tài sản công theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP được quy định như sau:
a) Báo cáo tổng hợp chung hiện trạng sử dụng tài sản công theo Mẫu số 08a-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này, gồm 3 phần: Tổng hợp chung, Chi tiết theo loại hình đơn vị và Chi tiết theo từng đơn vị.
b) Báo cáo tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản công theo Mẫu số 08b-ĐK/TSC ban hành kèm theo Thông tư này, gồm 3 phần: Tổng hợp chung, Chi tiết theo loại hình đơn vị và Chi tiết theo từng đơn vị.
2. Các báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này được in từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
3. Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kê khai định kỳ tài sản công về Bộ Tài chính cùng với Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại Điều 130 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
3. Biểu mẫu công khai tài sản công
1. Công khai tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng:
a) Công khai tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công thực hiện theo Mẫu số 09a-CK/TSC;
b) Công khai tình hình quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp thực hiện theo Mẫu số 09b-CK/TSC;
c) Công khai tình hình quản lý, sử dụng xe ô tô và tài sản cố định khác thực hiện theo Mẫu số 09c-CK/TSC;
d) Công khai tình hình xử lý tài sản công thực hiện theo Mẫu số 09d-CK/TSC;
đ) Công khai tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công thực hiện theo Mẫu số 09đ-CK/TSC.
2. Công khai tài sản công của Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Công khai tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công thực hiện theo Mẫu số 10a-CK/TSC;
b) Công khai tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo Mẫu số 10b-CK/TSC;
c) Công khai tình hình xử lý tài sản công thực hiện theo Mẫu số 10c-CK/TSC;
d) Công khai tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công thực hiện theo Mẫu số 10d-CK/TSC.
3. Công khai tài sản công của cả nước:
a) Công khai tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê tài sản công thực hiện theo Mẫu số 11a-CK/TSC;
b) Công khai tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo Mẫu số 11b-CK/TSC;
c) Công khai tình hình xử lý tài sản công thực hiện theo Mẫu số 11c-CK/TSC;
d) Công khai tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công thực hiện theo Mẫu số 11d-CK/TSC.
4.Quy định mới về đối tượng kê khai và hình thức kê khai tài sản, thu nhập
Kê khai tài sản thu nhập có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường, nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng, bảo đảm tính đồng bộ của việc kê khai tài sản, thu nhập; cụ thể hóa tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X); đáp ứng yêu cầu của Công ước liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng; làm giảm số lượng trung bình bản kê khai phát sinh, giảm chi phí và nguồn lực dành cho công tác kê khai và quản lý bản kê khai hàng năm; tạo cơ sở để tập trung kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm đối với những người thuộc diện kê khai tài sản, thu nhập hàng năm.
Luật phòng chống tham nhũng số 36/2018/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2019 (Luật Phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành), theo đó, có một số điều chỉnh về đối tượng kê khai và hình thức kê khai tài sản, thu nhập. Cụ thể:
Mở rộng đối tượng: tất cả cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản và thu nhập, thay vì chỉ một số nhóm đối tượng cán bộ, công chức như quy định trước đây. Quy định thêm Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập.
Về hình thức: Có 03 hình thức kê khai đó là: Kê khai lần đầu; kê khai bổ sung và kê khai hàng năm đối với đối tượng giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên và người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ.
Tài sản và thu nhập phải kê khai bao gồm: Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; Tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; Tài sản, tài khoản ở nước ngoài; Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai. Khi tài sản, thu nhập có biến động từ 300 triệu đồng/năm trở lên, cán bộ, công chức phải kê khai bổ sung.
Mọi trường hợp kê khai không trung thực tùy theo tính chất, mức độ vi phạmsẽ phải bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức: Cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm; nếu được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật.
5.Phương thức, đối tượng kê khai tài sản, thu nhập
Kê khai hằng năm: Áp dụng đối với Chánh Thanh tra tỉnh và công chức thuộc Thanh tra tỉnh đang giữ ngạch Thanh tra viên, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên cao cấp theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Phòng, chống tham nhũng và khoản 1 Điều 10 Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Mẫu bản kê khai và Hướng dẫn việc kê khai thực hiện theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP.
Kê khai bổ sung: Áp dụng đối với công chức thuộc Thanh tra tỉnh (trừ trường hợp thuộc diện kê khai hằng năm) có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Mẫu bản kê khai và Hướng dẫn việc kê khai thực hiện theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP.
Thời điểm kê khai: Việc kê khai hằng năm và kê khai bổ sung hoàn thành trước ngày 31/12/2021.
Công khai bản kê khai
Hình thức: Niêm yết danh sách những người có nghĩa vụ kê khai và bản kê khai tài sản, thu nhập hằng năm và kê khai bổ sung năm 2021 tại bảng Thông báo của cơ quan trong thời gian 15 ngày (bắt đầu từ ngày 10/01/2022 đến ngày 25/01/2022). Việc niêm yết phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ địa điểm niêm yết, số lượng các bản kê khai, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc niêm yết và các phản ánh liên quan đến nội dung bản kê khai (nếu có); việc lập biên bản phải có chữ ký xác nhận của Thủ trưởng cơ quan và đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan Thanh tra tỉnh.
Để thực hiện đúng quy định về kiểm soát tài sản thu nhập, Chánh Thanh tra tỉnh yêu cầu: Trưởng các phòng thuộc Thanh tra tỉnh có trách nhiệm tổ chức cuộc họp công chức của phòng để quán triệt Kế hoạch này và triển khai cho người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm và kê khai bổ sung thuộc đơn vị mình biết để thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định. Rà soát, lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai bổ sung (trừ các trường hợp thuộc diện kê khai hằng năm), gửi về Văn phòng Thanh tra tỉnh trước ngày 30/11/2021. Tổng hợp các bản kê khai của công chức thuộc đơn vị, gửi về Văn phòng Thanh tra tỉnh trước ngày 31/12/2021 (mỗi người 02 bản, 01 bản để niêm yết công khai và 01 bản để gửi cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập).