Mục lục bài viết
- 1. Mẫu đơn dự thầu mới nhất ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT
- 2. Công ty A được ủy quyền cho Chi nhánh B đứng tên dự thầu không?
- 3. Quy định về ngôn ngữ sử dụng trong thư bảo lãnh dự thầu?
- 4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu là khi nào?
- 5. Xử lý thư bảo lãnh mời thầu được ký trước ngày đơn vị dự thầu mua hồ sơ mời thầu ?
1. Mẫu đơn dự thầu mới nhất ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT
ĐƠN DỰ THẦU (1)
(áp dụng trong trường hợp nhà thầu không có đề xuất giảm giá hoặc có đề xuất giảm giá trong thư giảm giá riêng)
Ngày: [ghi ngày tháng năm ký đơn dự thầu]
Tên gói thầu: [ghi tên gói thầu theo thông báo mời thầu]
Tên dự án: [ghi tên dự án]
Thư mời thầu số: [ghi số trích yếu của Thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế]
Kính gửi: [ghi đầy đủ và chính xác tên của Bên mời thầu]
Sau khi nghiên cứu hồ sơ mời thầu và văn bản sửa đổi hồ sơ mời thầu số ___[ghi số của văn bản sửa đổi (nếu có)] mà chúng tôi đã nhận được, chúng tôi, ___[ghi tên nhà thầu], cam kết thực hiện gói thầu ____[ghi tên gói thầu] theo đúng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu với tổng số tiền là ___[ghi giátrị bằng số, bằngchữ và đồng tiền dự thầu](2) cùng với Bảng tổng hợp giá dự thầu kèm theo.
Thời gian thực hiện hợp đồng là ___[ghi thời gian thực hiện tất cả các côngviệc theo yêu cầu của gói thầu](3).
Chúng tôi cam kết:
1. Chỉ tham gia trong một hồ sơ dự thầu này với tư cách là nhà thầu chính.
2. Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật.
3. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.
4. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở và các hành vi vi phạm quy định khác của pháp luật đấu thầu khi tham dự gói thầu này.
5. Những thông tin kê khai trong hồ sơ dự thầu là trung thực.
Nếu hồ sơ dự thầu của chúng tôi được chấp nhận, chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 40 CDNT của hồ sơ mời thầu.
Hồ sơ dự thầu này có hiệu lực trong thời gian ___(4)ngày, kể từ ngày ___tháng___năm___(5).
Đại diện hợp pháp của nhà thầu (6) |
Hướng dẫn cách điền thông tin vào đơn dự thầu:
(1) Nhà thầu lưu ý, đơn dự thầu phải được ghi đầy đủ và chính xác các thông tin về tên của Bên mời thầu, nhà thầu, thời gian có hiệu lực của HSDT, được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu.
(2) Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong Bảng tổng hợp giá dự thầu, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu.
(3) Thời gian thực hiện hợp đồng nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật nêu trong HSDT.
(4) Thời gian có hiệu lực của HSDT được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.
(5) Ghi ngày đóng thầu theo quy định tại Mục 22.1 CDNT.
(6) Trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này; trường hợp tại điều lệ công ty hoặc tại các tài liệu khác liên quan có phân công trách nhiệm cho cấp dưới ký đơn dự thầu thì phải gửi kèm theo các văn bản này (không cần lập Giấy ủy quyền theo Mẫu số 02 Chương này). Trường hợp nhà thầu là liên danh thì phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh theo Mẫu số 03 Chương này có quy định các thành viên trong liên danh thỏa thuận cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu. Trường hợp từng thành viên liên danh có ủy quyền thì thực hiện như đối với nhà thầu độc lập. Nếu nhà thầu trúng thầu, trước khi ký kết hợp đồng, nhà thầu phải trình Chủ đầu tư bản chụp được chứng thực các văn bản này. Trường hợp phát hiện thông tin kê khai ban đầu là không chính xác thì nhà thầu bị coi là vi phạm hành vi bị cấm trong đấu thầu quy định tại Mục 3 CDNT.
2. Công ty A được ủy quyền cho Chi nhánh B đứng tên dự thầu không?
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi: 1900.6162
Trả lời:
1. Vấn đề thứ nhất:
Theo quy định của pháp luật thì tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư được quy định cụ thể tại khoản 1, Điều 5 Luật đấu thầu 2013; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ
"1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
b) Hạch toán tài chính độc lập;
c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu".
Theo quy định nêu trên, Công ty A có thể ủy quyền cho chi nhánh B nếu chi nhánh B đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.
Theo quy định của pháp luật về đấu thầu, trong quá trình tham dự thầu, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu có thể ủy quyền cho cấp dưới, cấp phó, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện thực hiện một hoặc một số công việc liên quan đến việc tham dự thầu của nhà thầu.
2. Vấn đề thứ hai:
Chi nhánh B có thể đứng tên ký hợp đồng trong trường hợp Công ty A thắng thầu không (nếu trong giấy ủy quyền có ủy quyền việc ký hợp đồng cho chi nhánh trong trường hợp thắng thầu) ?
Đối với trường hợp này, dù chi nhánh B đã được Công ty ủy quyền nhưng thực chất ủy quyền là hoạt động thực hiện nhiệm vụ, chức năng vì lợi ích của Công ty nên vẫn phải đứng tên Công ty A và chi nhánh ký kết hợp đồng theo nội dung ủy quyền.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật đấu thầu: 1900.6162. Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền trong hồ sơ mời thầu xây lắp và Mẫu thỏa thuận liên danh đấu thầu xây lắp
3. Quy định về ngôn ngữ sử dụng trong thư bảo lãnh dự thầu?
>> Luật sư tư vấn pháp luật đấu thầu trực tuyến, gọi số: 19006162
Trả lời:
Điều 9 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 có quy định về ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu như sau:
"Điều 9. Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu
Ngôn ngữ sử dụng trong đấu thầu là tiếng Việt đối với đấu thầu trong nước; là tiếng Anh hoặc tiếng Việt và tiếng Anh đối với đấu thầu quốc tế."
Khoản 14, 15 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 giải thích về đấu thầu trong nước và đấu thầu quốc tế có quy định như sau:
"Điều 4. Giải thích từ ngữ...
14. Đấu thầu quốc tế là đấu thầu mà nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài được tham dự thầu.
15. Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu...."
Do bảo lãnh dự thầu là một hoạt động trong đấu thầu nên ngôn ngữ sử dụng trong thư bảo lãnh cũng phải căn cứ theo quy định tại Điều 9 ở trên. Và theo các quy định trên thì khi chủ đầu tư tổ chức đấu thầu quốc tế (nghĩa là cả nhà thầu trong nước và nước ngoài đều được tham dự thầu) thì ngôn ngữ được sử dụng có thể là 100% Tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu chủ đầu tư tổ chức đấu thầu trong nước thì chỉ được sử dụng 100% ngôn ngữ tiếng Việt.
Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Mọi vướng mắc vui lòng liên hệ trực tiếp tới tổng đài tư vấn:1900.6162.
4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu là khi nào?
Luật sư tư vấn:
1. Căn cứ Khoản 1 Điều 64 Luật đấu thầu năm 2013 có quy định về điều kiện ký hợp đồng như sau:
“1. Tại thời điểm ký kết, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.”
Như vậy, theo quy định trên thì nhà thầu được lựa chọn khi hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu còn hiệu lực, tức thời gian có hiệu lực đảm bảo mời thầu trong hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu của nhà thầu phải lớn hơn hoặc bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày.
Khoản 42 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2013 có quy định:
“42. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính là 01 ngày.”
Khoản 4 Điều 11 Luật đấu thầu năm 2013 có quy định:
“4. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.”
Theo như bạn trình bày, thời điểm đóng thầu bắt đầu từ 14h ngày 16/8/2016 và thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu (hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất tài chính) là 60 (Sáu mươi) ngày kể từ ngày có thời điểm đóng thầu. Như vậy, thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu là từ 14h ngày 16/8/2016 đến hết 24h ngày 13/11/2016.
Do đó, nếu chủ đầu tư đưa ra thời điểm đóng thầu từ 14h00’ ngày 16/8/2016 đến hết 17h00’ ngày 13/11/2016 là không đúng như vậy việc loại hồ sơ của công ty bạn là không đúng theo quy định pháp luật.
2. Khoản 2 Điều 64 Luật đấu thầu năm 2013 quy định điều kiện ký hợp đồng như sau:
“2. Tại thời điểm ký kết, nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung tiến hành xác minh thông tin về năng lực của nhà thầu, nếu vẫn đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu thì mới tiến hành ký kết hợp đồng.”
Nếu trong hồ sơ yêu cầu có yêu cầu "Thời gian thực hiện hợp đồng là 90 ngày". Nhưng trong hồ sơ dự thầu của đơn vị bạn lại ghi “Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa là 110 ngày”, đây không phải là căn cứ để chủ đầu tư loại hồ sơ của đơn vị bạn. Nếu chủ đầu tư loại hồ sơ của đơn vị bạn thì phải có căn cứ là hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu của bạn đến thời điểm ký kết hợp đồng không còn hiệu lực hoặc phía bên bạn không đáp ứng yêu cầu năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu.
5. Xử lý thư bảo lãnh mời thầu được ký trước ngày đơn vị dự thầu mua hồ sơ mời thầu ?
2. Điều khoản về bảo mật thông tin mời thầu được quy định định ở đâu ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: M.P
>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp gọi:1900.6162
Trả lời:
1. Thư bảo lãnh dự thầu được ký trước ngày đơn vị dự thầu mua hồ sơ mời thầu có hợp lệ không?
Thư bảo lãnh là văn bản thông báo của Ngân hàng cho bên mời thầu để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Nội dung của hồ sơ mời thầu được giữ bí mật cho đến thời điểm phát hành theo quy định (Khoản 7 điều 89 Luật đấu thầu 2013), sau thời điểm phát hành này, các bên dự thầu được phép mua hồ sơ mời thầu.
Thư bảo lãnh là một trong số những giấy tờ chứng minh về điều kiện dự thầu, được ký kết theo yêu cầu của bên dự thầu dựa trên thỏa thuận bảo lãnh với bên ngân hàng. Việc ký kết này không trái quy định của pháp luật. Nếu thư bảo lãnh được ký kết trước thời điểm mua hồ sơ mời thầu, đồng thời trước thời điểm phát hành, tức là khi hồ sơ mời thầu còn trong giai đoạn phải được giữ bí mật, mà thư bảo lãnh có ghi nhận một cách chính xác những thông tin bí mật trong hồ sơ mời thầu, thì thư bảo lãnh này có dấu hiệu chứng minh thông tin trong hồ sơ mời thầu bọ rò rỉ ra ngoài, thư bảo lãnh này không hợp lệ. Ngược lại, thư bảo lãnh không có dấu hiệu vi phạm tính bảo mật của hồ sơ mời thầu thì thư bảo lãnh hoàn toàn hợp lệ, kể cả trong trường hợp được ký trước khi mua hồ sơ mời thầu (bảo lãnh nghĩa vụ tương lai).
Điểm d khoản 2 điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành mốt số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu:
"Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu về thư bảo lãnh dự thầu: Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;"
Như vậy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến tính hợp lệ của thư bảo lãnh:
+ Giá trị bảo lãnh;
+ Thời hạn hiệu lực;
+ Đơn vị thụ hưởng;
+ Người ký tên trên thư bảo lãnh.
Theo quy định trên thì thời điểm ký thư bảo lãnh dự thầu không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu.
Mặt khác, xem xét đến tính hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh, là quan hệ được bảo đảm được nêu rõ trong thư bảo lãnh dự thầu, có thể thấy: Căn cứ theo Điều 283 Bộ luật Dân sự năm 2015:
"Điều 283. Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba
Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể uỷ quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ."
Trách nhiệm dự thầu chính là nghĩa vụ tương lai, việc hai bên ký kết hợp đồng bảo lãnh để bảo đảm cho nghĩa vụ trong tương lai thuộc phạm vi được bảo đảm theo quy định của bộ luật dân sự. Nếu thư bảo lãnh được ký trước thời điểm mua hồ sơ mời thầu - thời điểm bên dự thầu nhận được đề nghị giao kết hợp đồng thầu, trong đó có yêu cầu điều kiện dự thầu là phải có thư bảo lãnh, có nghĩa là nghĩa vụ dự thầu trong tương lai đã được đảm bảo ngay kể cả khi hoạt động dự thầu chưa được đề nghị, cũng không hề ảnh hưởng đến tính hợp lệ, cũng như là hiệu lực thỏa thuận bảo lãnh, cũng như thư bảo lãnh dự thầu.
Trong trường hợp thư bảo lãnh có những dấu hiệu vi phạm về tính bảo mật của hồ sơ mời thầu: tiết lộ hoặc tiếp nhận tài liệu, thông tin về hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành thì xử lý vi phạm theo quy định.
Các nội dung trong thư bảo lãnh, bên dự thầu đều có thể tìm hiểu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, vì vậy nên những thông tin trên thư bảo lãnh ít khi là những thông tin mật cần được bảo mật theo quy định tại điều 89 Luật đấu thầu 2013.
2. Điều khoản về bảo mật thông tin mời thầu
Căn cứ khoản 7 Điều 89 Luật đấu thầu năm 2013: Các hành vi bị cấm trong đấu thầu
"Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 và điểm e khoản 8 Điều 73, khoản 12 Điều 74, điểm i khoản 1 Điều 75, khoản 7 Điều 76, khoản 7 Điều 78, điểm d khoản 2 và điểm d khoản 4 Điều 92 của Luật này:
b) Nội dung hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, sổ tay ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi được công khai theo quy định;
Như vậy, hồ sơ dự thầu được bảo mật trước khi công khai danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Trong trường hợp tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin của hồ sơ dự thầu trước khi được công khai thì được xác định là hành vi vi phạm về đấu thầu và bị xử lý theo điều 90 Luật đấu thầu 2013.
>> Xem thêm: Điều kiện về Giấy Ủy quyền của hãng đối với nhà phân phối khi tham gia đấu thầu?