.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 0986.386.648
1. Mẫu hợp đồng sử dụng tác phẩm trong lĩnh vực sản xuất bản ghi âm, ghi hình, phim
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG SỬ DỤNG TÁC PHẨM TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT BẢN GHI ÂM
GHI HÌNH, PHIM VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT SÓNG
Hôm nay, ngày..............tháng..................năm .................
Tại.....................................................................................
Chúng tôi gồm:
Bên cho phép sử dụng tác phẩm (Bên A):
Họ và tên :.........................................................................................................
(Nếu là tổ chức thì ghi rõ chức vụ của người đại diện, Giấy chứng nhận ĐKKD, ngày và nơi cấp)
Số CMTND……………....cấp ngày….......tháng..........năm............tại.............
(Nếu là người nước ngoài thì ghi số Hộ chiếu, ngày và nơi cấp)
Địa chỉ................................................................................................................
Điện thoại.................................fax.....................................................................
Là chủ sở hữu bản quyền đối với tác phẩm:.................................................
(Trường hợp có nhiều chủ sở hữu thì các chủ sở hữu có thoả thuận cử người đại diện ký hợp đồng)
Bên sử dụng tác phẩm (Bên B):
Họ và tên :.........................................................................................................
(Nếu là tổ chức thì ghi rõ chức vụ của người đại diện, Giấy chứng nhận ĐKKD, ngày và nơi cấp)
Số CMTND……………....cấp ngày….......tháng..........năm............tại.............
(Nếu là người nước ngoài thì ghi số Hộ chiếu, ngày và nơi cấp)
Địa chỉ................................................................................................................
Điện thoại.................................fax.....................................................................
Hai bên cùng thoả thuận và ký hợp đồng với các điều khoản sau:
Điều1: Bên A đồng ý cho bên B sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình dưới đây:
Tên tác phẩm:....................................................................................................
Họ và tên tác giả:...............................................................................................
(Trường hợp có nhiều tác phẩm, nhiều tác giả thì phải ghi đầy đủ tên tác phẩm, tác giả hoặc có thể lập danh mục riêng kèm theo Hợp đồng. Nếu là tác phẩm phái sinh thì phải nêu rõ tên tác giả và tên tác phẩm gốc.)
Chủ sở hữu quyền tác giả:.................................................................................
(Trường hợp có nhiều chủ sở hữu quyền tác giả thì phải ghi đầy đủ tên chủ sở hữu hoặc có thể lập danh mục riêng kèm theo Hợp đồng)
Số giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả (nếu có)...........cấp ngày.......tháng…...năm......
Phạm vi sử dụng: …………………………………………………………………………
(Để sản xuất chương trình băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, phim, chương trình phát thanh, truyền hình)
Khu vực địa lý phát hành chương trình:..............................................................................
Thời lượng chương trình:..........................Định dạng bản sao chương trình:...................…
Số lượng in....................bản.
Điều 2: Bên A có trách nhiệm chuyển bản sao tác phẩm ghi tại Điều 1 Hợp đồng này cho bên B vào thời gian:.......................................địa điểm:.......................................
(Các bên có thể ấn định thời hạn hoặc thời điểm chuyển bản sao tác phẩm )
Điều 3: Bên B có quyền sử dụng tác phẩm ghi tại Điều 1 Hợp đồng này để sản xuất chương trình trong thời hạn:.........................................................................................................
(Các bên có thể thoả thuận cụ thể về số lần xuất bản, hoặc thời hạn xuất bản tác phẩm )
Điều 4: Bên B phải tôn trọng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.
(các bên có thể thoả thuận về việc bên A được xem trình bầy và duyệt nội dung bản sao chương trình trước khi đưa in để phát hành tới công chúng).
Mọi trường hợp sửa chữa tác phẩm hoặc sử dụng tác phẩm dưới hình thức khác với thoả thuận tại Điều 1 Hợp đồng này phải được sự đồng ý bằng văn bản của bên A.
Điều 5: Bên B phải thanh toán tiền bản quyền sử dụng tác phẩm cho bên A theo phương thức sau:
(Giá chuyển nhượng, hình thức, cách thức thanh toán; thời gian, địa điểm thanh toán...)
………………………………………………………………………………………….
Bên B tặng bên A......... bản sao chương trình vào thời điểm thanh toán tiền bản quyền sử dụng tác phẩm, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác.
Điều 6: Bên A không được chuyển quyền sử dụng tác phẩm ghi tại Điều 1 Hợp đồng này cho bên thứ ba trong thời gian thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác.
Điều 7: Các bên có nghĩa vụ thực hiện các cam kết tại Hợp đồng này. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên kia.
(Các bên có thể thoả thuận về việc bồi thường theo tỉ lệ % trên giá trị hợp đồng hoặc một khoản tiền nhất định).
Điều 8:Tất cả những tranh chấp xẩy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc liên quan đến nội dung hợp đồng được giải quyết thông qua thoả thuận trực tiếp giữa hai bên. Nếu thoả thuận không đạt kết quả, một trong hai bên có thể nộp đơn yêu cầu Trọng tài hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.
(Các bên có thể thoả thuận lựa chọn toà án hoặc Trọng tài thuộc quốc gia liên quan)
Điều 9: Những sửa đổi hoặc bổ sung liên quan đến hợp đồng phải có sự thoả thuận bằng văn bản của hai bên.
Điều 10: Hợp đồng này có hiệu lực …….. .
(Các bên có thể thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là ngày ký hợp đồng hoặc khoảng thời gian xác định sau ngày ký hợp đồng hoặc một ngày cụ thể)
Hợp đồng này được lập thành …….. bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ …… bản.
(Các bên có thể thoả thuận về ngôn ngữ, số bản của hợp đồng ký kết)
bên A Ký tên (Ghi rõ họ tên và ký) | bên B Ký tên (Ghi rõ họ tên và ký) |
Ghi chú: Tuỳ theo từng trường hợp, hai bên vận dụng và có thể thoả thuận để thêm hoặc bớt nội dung của hợp đồng nhưng không được trái với các quy định của pháp luật.
2. Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ trong trường hợp nào?
Điều 17 Luật sử hữu trí tuệ có quy định:
Điều 17. Các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ
1. Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
b) Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
c) Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này;
d) Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;
đ) Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
b) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
...
Như vậy, bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu:
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quyền gì?
Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được quy định tại Điều 30 Luật sở hữu trí tuệ:
Điều 30. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
1. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:
a) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;
b) Nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
2. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.
4. Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:
- Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân;
- Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy;
- Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin;
- Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng.
Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền nêu trên không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
5. Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao
- Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thỏa thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng; trường hợp không thỏa thuận được thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền trên không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
6. Hành vi xâm phạm các quyền liên quan
- Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
- Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
- Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền liên quan của mình.
- Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.