Mục lục bài viết
1. Giới thiệu Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng
Theo những quy tắc GATT về trợ cấp quy định trong điều XVI được làm rõ và nêu chi tiết tại Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) và Hiệp định nông nghiệp. Hay nói rộng ra, các điều khoản của Hiệp định SCM áp dụng cho các sản phẩm côngnghiệp; còn các điều khoản của Hiệp định nông nghiệp áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp. Theo Hiệp định SCM thừa nhận rằng chính phủ dung các khoản trợ cấp để đạt những mục đíchchính sách khác nhau. Tuy nhiên, Hiệp định hạn chế quyển của chính phủ trợ cấptác động bóp méo thương mại. Những quy tắc của Hiệp định là phức tạp.
Hiệp định phân chia trợ cấp thành trợ cấp bị cấm và trợ cấp được chấp nhận. Trợ cấp bị cấm bao gồm cả trợ cấp xuất khẩu.Trước đây, quy tắc chống việc sử dụng trợ cấp xuất khẩu đối với các sản phẩm công nghiệp chỉ áp dụng ở những nước phát triển; nay Hiệp định mở rộng quy tắc này sang các nước đang phát triển.
Các nước đang phát triển có thời kỳ quá độ 8 năm để chuyển thực hành trợ cấp cho phù hợp với nguyên tắc. Trong thời kỳ này, các nước này không được tăng mức trợ cấp xuất khẩu.Quy tắc nói trên chống dung trợ cấp xuất khẩu không áp dụng cho những nước chậm phát triển và đang phát triển có mức GNP tính theo đầu người thấp hơn 1000 USD.
Mọi khỏan trợ cấp không bị cấm coi là được chấp nhận. Các khoản trợ cấp được chấp nhận chia làm hai loại: Trợ cấp có thể khiếu kiện và trợ cấp không thể khiếu kiện. Hiệp định nêu ra hai hình thức chế tài khi trợ cấp của chính phủ gây ra “những tác độngxấu” tới lợi ích thương mại của những nước khác.
Khi những tác động xấu đó gây tổn hại vật chất đối với ngành sản xuất trong nước của nước nhập khẩu, Hiệp định cho phép nước này đánh thuế đối kháng để cân bằng trợ cấp. Các khoản thuế như vậy chỉ được áp dụng sau khi điều tra kỹ lưỡng, các cơ quan có thẩm quyền điều tra thỏa mãn rằng có mối liên hệ nhân quả giữa nhập khẩuđược trợ cấp với thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất liên quan. Hơn nữa, những cuộc điều tra như vậy thông thường chỉ được khởi sự trên cơ sở ngành sản xuất bị tác động kiến nghị rằng việc nhập khẩu đang gây thiệt hại cho họ. Lần lượt như vậy, cả trường hợp khi có những thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước lẫn cả trường hợp có những tác động ngược lại khác, nước nhập khẩu có thể đưa vấn đề ra trước Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) để đảm bảo nước áp dụng trợ cấp rút bỏ hoặc điều chỉnh tác động đang gây ra.
Chính phủ áp dụng trợ cấp nhằm đạt những mục tiêu chính sách khác nhau. Vì vậy, có thể sẵn sang thực hiện trợ cấp để thúc đẩy sự phát triển những ngành sản xuất mới;để khuyến khích đầu tư và thiết lập các ngành công nghiệp trong những vùng lạc hậu trong nước; để hỗ trợ các ngành sản xuất phát triển xuất khẩu; để cải thiện cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp và bảo đảm thu nhập hợp lý cho nông dân. Những quy tắc GATT chi phối sử dụng trợ cấp là phức tạp, đối với nông sản thường khác với công nghệ phẩm. Những điều khoản chủ yếu của GATT về trợ cấp được nêu chitiết trong Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM), và trong Hiệp định nông nghiệp. Trừ một vài ngoại lê, những điều khoản của Hiệp định SCM áp dụng cho công nghệ phẩm; những điều khoản của Hiệp định nông nghiệp chi phối nông phẩm. Những quy tắc của Hiệp định SCM đựơc mô tả trong chương này, còn chương 15 dành cho nông nghiệp.
2. Các loại trợ cấp được tồn tại theo Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng
Cơ sở pháp lý: Điều 1 Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng
Theo Hiệp định này, trợ cấp được coi là tồn tại nếu:
Có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh thổ của một Thành viên ( theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “chính phủ”) khi:
- chính phủ thực tế có chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển hoặc nhận nợ trực tiếp (như bảo lãnh tiền vay);
- các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ: ưu đãi tài chính như miễn thuế )[1];
- chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc mua hàng ;
- chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổ chức tư nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu từ điểm (i) đến (iii) trên đây, là những chức năng thông thường được trao cho chính phủ và công việc của tổ chức tư nhân này trong thực tế không khác với những hoạt động thông thuờng của chính phủ. hoặc có bất kỳ một hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội dung Điều XVI của Hiệp định GATT 1994; và một lợi ích được cấp bởi điều đó.
3. Điều XVI Hiệp định GATT 1994
Điều XVI Hiệp định GATT 1994 quy định về trợ cấp nói chung và quy định bổ sung về trợ cấp xuất khẩu.
Thứ nhất: Trợ cấp nói chung
Nếu bất kỳ bên ký kết nào hiện dành hay duy trì trợ cấp, bao gồm mọi hình thức hỗ trợ thu nhập hay trợ giá, trực tiếp hoặc gián tiếp có tác động làm tăng xuất khẩu một sản phẩm từ lãnh thổ của bên ký kết đó hay làm giảm nhập khẩu vào lãnh thổ của mình, bên ký kết đó sẽ thông báo bằng văn bản cho Các Bên Ký Kết về mức độ, tính chất của việc trợ cấp đó, các tác động để có cơ sở đánh giá số lượng của sản phẩm hay các sản phẩm xuất khẩu hay nhập khẩu chịu tác động của trợ cấp đó và đánh giá hoàn cảnh dẫn đến nhu cầu cần phải trợ cấp. Trong mọi trường hợp, khi xác định được việc trợ cấp đó gây ra hay đe doạ gây ra tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của một bên ký kết khác, khi được yêu cầu, bên ký kết đang áp dụng trợ cấp sẽ cùng bên ký kết kia hoặc các bên ký kết có liên quan hoặc Các Bên Ký Kết thảo luận khả năng hạn chế trợ cấp.
Thứ hai, các quy định bổ sung về trợ cấp xuất khẩu
Các Bên Ký Kết thừa nhận rằng việc một bên ký kết có trợ cấp cho xuất khẩu một sản phẩm có thể dẫn tới hậu quả gây thiệt hại cho các bên ký kết khác, dù là với nước nhập khẩu hay xuất khẩu; và rằng việc đó có thể gây rối loạn không thuận tới quyền lợi thương mại thông thường và gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu được đề ra trong Hiệp định này.
Do vậy, các bên ký kết phải cố gắng tránh sử dụng trợ cấp xuất khẩu đối với các sản phẩm sơ cấp. Tuy nhiên, nếu một bên ký kết cho hưởng trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp dưới một hình thức nào đó, có tác dụng tăng xuất khẩu một sản phẩm sơ cấp từ lãnh thổ của mình, trợ cấp đó cũng không được áp dụng để dẫn tới việc tăng thị phần của bên áp dụng trợ cấp lên trên mức hợp lý của tổng xuất khẩu sản phẩm đó trong thương mại quốc tế, có tính đến thị phần đã có của bên ký kết đó trong một thời kỳ có tính đại diện trước đó cũng như mọi nhân tố đặc biệt có thể tác động đến thương mại sản phẩm đó.*
Ngoài ra, kể từ năm ngày 1 tháng 1 năm 1958 hay vào thời hạn sớm nhất sau ngày đó, các bên ký kết sẽ ngừng việc trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp cho xuất khẩu dưới bất kỳ hình thức nào cho bất kỳmột sản phẩm nào có tác dụng giảm giá bán xuất khẩu sản phẩm này xuống dưới mức giá bán sản phẩm tương tự cho người mua trên thị trường trong nước. Từ nay tới ngày 31 tháng 12 năm 1957, không một bên ký kết nào mở rộng diện thực thi trợ cấp như trên quá mức đã áp dụng vào ngày 1 tháng 1 năm 1955, bằng cách áp dụng trợ cấp mới hay mở rộng diện trợ cấp hiện hành.
Các Bên Ký Kết sẽ định kỳ tiến hành xem xét tổng thể việc thực thi các quy định của điều khoản này nhằm xác định, rút kinh nghiệm, xem các quy định đó có thực sự đóng góp hữu hiệu cho việc thực hiện mục tiêu của Hiệp định này và có cho phép thực sự tránh được việc trợ cấp gây tổn hại nghiêm trọng tới thương mại hay tới quyền lợi của các bên ký kết.
4. Tính riêng biệt trong Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng
Cơ sở pháp lý: Điều 3 Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng
Để xác định liệu một trợ cấp theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 1 có được áp dụng riêng cho một doanh nghiệp hay một nhóm các doanh nghiệp hay ngành sản xuất (theo Hiệp định này gọi là “các doanh nghiệp nhất định") trong phạm vi quyền hạn của cơ quan có thẩm quyềncấp trợ cấp hay không, các nguyên tắc sau sẽ được áp dụng:
- Khi cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp hay luật mà cơ quan đó thực hiện hạn chế rõ ràng diện các doanh nghiệp nhất định được hưởng trợ cấp , thì các trợ cấp đó sẽ mang tính riêng biệt.
- Khi cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp hay luật mà cơ quan đó thực hiện đặt ra các tiêu chuẩn khách quan hoặc điều kiện[2] được trợ cấp hay giá trị khoản trợ cấp, thì không được coi là có tính riêng biệt nếu khả năng nhận trợ cấp được mặc nhiên áp dụng và các tiêu chuẩn, điều kiện đó được tuân thủ chặt chẽ. Các tiêu chuẩn hoặc điều kiện đó phải được thể hiện một cách rõ ràng trong luật, quy định hoặc tài liệu chính thức khác, để có thể nhận biết được.
- Cho dù bề ngoài không mang tính riêng biệt do kết qủa của việc áp dụng các nguyên tắc nêu tại điểm (a) và (b), nhưng nếu có lý do để tin rằng, trợ cấp đó trên thực tế mang tính riêng biệt, thì có thể xem xét đến các yếu tố khác. Các yếu tố đó là: chỉ một số lượng có hạn các doanh nghiệp được hưởng trợ cấp trợ cấp nhiều hơn cho một số doanh nghiệp nhất định, cấp số tiền trợ cấp chênh lệch lớn cho một số doanh nghiệp nhất định và việc này được cơ quan có thẩm quyền thực hiện một cách tuỳ tiện khi quyết định trợ cấp[3]. Khi áp dụng điểm này, cần tính đến mức độ của việc đa dạng hoá các hoạt động kinh tế trong phạm vi quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp, cũng như cần tính tới khoảng thời gian hoạt động của chương trình trợ cấp.
Trợ cấp áp dụng hạn chế đối với các doanh nghiệp nhất định hoạt động tại một vùng địa lý xác định thuộc quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp phải được coi là mang tính riêng biệt. Việc chính quyền ở tất cả các cấp quy định hay thay đổi thuế suất áp dụng chung không được coi là trợ cấp riêng biệt theo Hiệp định này.
Bất kỳ trợ cấp nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 3 sẽ được coi là trợ cấp riêng.
Việc xác định tính riêng biệt của trợ cấp theo các quy định của Điều này phải được chứng minh rõ ràng trên cơ sở bằng chứng thực tế.
5. Các loại trợ cấp
Có 03 loại trợ cấp, với quy chế áp dụng khác nhau:
- Trợ cấp bị cấm (Trợ cấp đèn đỏ)
Bao gồm:
+ Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu…); hoặc
+ Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu
Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng.
- Trợ cấp không bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn xanh)
Bao gồm:
+ Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) doanh nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào. Tiêu chí để hưởng trợ cấp là khách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào; hoặc
+ Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt):
- Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một số điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể);
- Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp)
- Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới
Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện).
- Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng)
Bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh). Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO.