1.Những quan điểm chỉ đạo

Để hoàn thiện pháp luật về trọng tài kinh tế, trưốc hết chúng ta cần xác định rõ những quan điểm cơ bản có tính chất chỉ đạo việc xây dựng pháp luật trong lĩnh vực này. Nhìn chung, các quan điểm cơ bản đó có thể bao gồm các nội dung sau:

-Phải quán triệt sâu sắc đường lối quan điểm đổi mới của Đảng, đặc biệt đổi mới về kinh tế và quản lý kinh tế, bao gồm cả kinh tế đốỉ ngoại. Cụ thể là chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hưởng xã hội chủ nghĩa, tích cực và chủ động hội nhập vồi nền kinh tế khu vực và thế giới. Thực hiện chính sách này, đương nhiên dẫn đến chỗ thừa nhận quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng trên cơ sô pháp luật, và đi liền với nó là sự tồn tại sự đa dạng của các biện pháp giải quyết các tranh chấp kinh tế, trong đó có cả biện pháp giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Trọng tài kinh tế phi chính phủ.

-Việc hoàn thiện pháp luật về Trọng tài kinh tế phải tuân theo quan điểm không chỉ tiếp tục thừa nhận sự tồn tại và phát triển của biện pháp giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài kinh tế phi chính phủ, khẳng định các trung tâm trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, là tổ chức phi chính phủ, mà còn phải thực sự tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho tổ chức và hoạt động của các trung tâm trọng tài kinh tế; giúp cho Trọng tài kinh tế vươn lên khẳng định vai trò, uy tín, phát huy những ưu việt của mình so vối việc giải quyết tranh chấp kinh tế bằng các biện pháp khác; đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội với nhịp độ cao và bền vững.

-Việc hoàn thiện pháp luật về Trọng tài kinh tế phải được tiến hành trong khuôn khổ Hiến pháp hiện hành, đồng bộ với pháp luật mới ban hành trong những năm gần đây, nhằm cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp vào các lĩnh vực khác nhau của đời sốhg. Chỉ có như vậy mới có thể tạo ra được một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, có hiệu lực thực tế, không có sự mâu thuẫn, chồng chéo.

  • Nội dung cua pháp luật về trọng tài phải được xây dựng nhằm tạo ra cơ chế cho phép giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài một cách có hiệu quả cao, đúng pháp luật, góp phần nhanh chóng ổn định và phát triển các mốì quan hệ kinh tế, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh.
  • Việc hoàn thiện pháp luật về Trọng tài kinh tế phải bảo đảm tặng cường được sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước bằng pháp luật đốỉ với các tổ chức trọng tài kinh tế, đồng thời phát huy được vai trò tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong khuôn khổ của pháp luật và quy định của điều lệ tổ chức và hoạt động đã được phê duyệt.
  • Bảo đảm tính kế thừa của pháp luật trong việc điểu chỉnh tổ chức và hoạt động của trọng tài phi chính phủ. Pháp luật hiện hành ở nước ta về Trọng tài kinh tế tuy có những hạn chế, bất cập như đã trình bày ở trên, nhưng phần lớn các quy định đó vẫn còn phù hợp vối cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như các quy định về thoả thuận trọng tài, thẩm quyền của trọng tài, thủ tục tô' tụng của trọng tài, V.V.. Vì vậy, những quy định còn phù hợp phải được kế thừa.

- Cần phải tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thê' giới. Việc tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thê' giới sẽ giúp chúng ta xây dựng các quy phạm pháp luật về Trọng tài kinh tế vừa phù hợp với thực tiễn và trình độ phát triển nền kinh tê' thị trường định hựớng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, vừa phù hợp với yêu cầu của sự hội nhập về kinh tê với khu vực và thế giới, tạo điều kiện cho các tổ chức Trọng tài kinh tê' của nước ta nâng cao uy tín và nhanh chóng vươn lên ngang tầm với các tổ chức trọng tài của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.

2.Các giải pháp

Từ các quan điểm trình bày ở trên, để thực hiện việc hoàn thiện pháp luật về Trọng tài kinh tê' nước ta, xin kiến nghị các giải pháp thực hiện như sau:

Sớm ban hành một văn bản pháp luật thống nhất có hiệu lực pháp lý cao về trọng tài thay cho tất cả các văn bản quy phạm dưới luật đang hiện hành nhằm tạo mặt bằng pháp luật thống nhất và ổn định cho tổ chức và hoạt động của tất cả các trung tâm trọng tài kinh tế, không phân biệt trung tâm đó các tỉnh, thành phô' trực thuộc Trung ương hay nằm bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Nhà nước ta nên ban hành văn bản này dưổi hình thức pháp lệnh thì mới đáp ứng yêu cầu hết sức bức bách của thực tiễn.

Nhìn chung, nếu khái niệm "thương mại" được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thì tốt nhất là nên gọi pháp lệnh về trọng tài của chúng ta là “Pháp lệnh trọng tài thương mại”. Song từ trưốc đến nay. ở Việt Nam khái niệm “thương mại” thường được hiểu theo nghĩa rất hẹp. Trong luật Thương mại năm 1997 khái niệm này cũng được hiểu theo nghĩa rất hẹp. Vì vậy, phương án đặt tên khả dĩ nhất hiện nay là “Pháp lệnh trọng tài kinh tê5’. Và tất nhiên từ kinh tế ở đây cũng phải được hiểu theo nghĩa rộng.

3.Về phạm vi điều chỉnh

Về phạm vi điều chỉnh, pháp lệnh này phải điều chỉnh cả hoạt động và tổ chức của Trọng tài kinh tế phi chính phủ. Để tránh tình trạng dễ gây nhầm lẫn với các loại trọng tài khác có thể hình thành trong tương lai, cần nhấn mạnh pháp lệnh này chỉ quy định về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế phi chính phủ.

Về thẩm quyền của trọng tài kinh tế, các quy định của pháp luật hiện hành về cơ bản vẫn còn phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế, cho nên cần tiếp tục khẳng định trong pháp lệnh tương lai. Cụ thể là, Trọng tài kinh tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ hợp đồng kinh tế, kể cả trường hợp hợp đồng kinh tế có yếu tố nước ngoài, trừ những tranh chấp mà pháp luật quy định phải giải quyết bằng biện pháp toà án hay các biện pháp khác; các tranh chấp giữa các thành viên của công ty với công ty, giữa các thành viên của công ty đốỉ với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.

Tất nhiên trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, nếu trưóc hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên đương sự thoả thuận đưa vụ tranh chấp ra trước trọng tài để giải quyết, và thoả thuận trọng tài phải có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật; hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, các bên đương sự phải đưa tranh chấp ra trước trọng tài để giải quyết.

Về thoả thuận trọng tài, pháp luật hiện hành chỉ quy định khái quát rằng trong khuôn khổ pháp luật cho phép các bên đương sự có quyền thoả thuận bằng văn bản đưa tranh chấp ra trọng tài để giải quyết. Tất nhiên, thoả thuận này phải được thực hiện trong phạm vi những lĩnh vực tranh chấp mà pháp luật cho phép trọng tài giải quyết. Pháp lệnh Trọng tài kinh tế nên quy định không chỉ quyền của các bên đương sự ký kết thoả thuận trọng tài mà cả các điều kiện cụ thể cần phải có, để một thoả thuận trọng tài có giá trị pháp lý, những trường hợp thoả thuận trọng tài bị coi là vô hiệu, mối quan hệ giữa thoả thuận trọng tài vối hợp đồng mà các bên đương sự đã ký kết.

4.Về trọng tài viên

Về trọng tài viên, để tạo điều kiện xây dựng đội ngũ trọng tài viên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nên để cho thực tiễn cuộc sống của thị trưồng sàng lọc đội ngũ này trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Với tinh thần đó, nên để cho các tổ chức trọng tài tự lựa chọn trọng tài viên của mình từ những người có kiến thức, có kinh nghiệm và uy tín về chuyên ngành pháp luật và cả chuyên ngành kinh tế- kỹ thuật, vì các tổ chức Trọng tài kinh tế là các tổ chức phi chính phủ. Chỉ cần khẳng định chung trong pháp lệnh rằng những người mất trí, người bị kết án tù mà chưa được xoá án, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người là thẩm phán, kiểm sát viên thì không được làm trọng tài viên. Nên chăng thay đổi việc cơ quan Nhà nưổc đứng ra tổ chức thi tuyển và cấp thẻ trọng tài viên. Việc này nên trả lại cho chính tổ chức trọng tài, hiệp hội trọng tài hoặc hội luật gia.

Cơ quan nhà nước chỉ tập trung vào việc xây dựng chính sách, pháp luật và tiến hành kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật theo đúng nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật.

5.Về hình thức tổ chức trọng tài

Về hình thức tổ chức trọng tài, như đã trình bày ở mục I của Chương này, chúng ta thấy ở các nước trên thế giới có cả trọng tài ad hoc và trọng tài quy chế. Trong pháp luật và thực tiễn của nước ta hiện nay chỉ có trọng tài quy chế, chưa có trọng tài ad hoc. Nhìn chung, sử dụng trọng tài quy chế có nhiều ưu điểm hơn so với trọng tài ad hoc, bởi vì các bên đương sự đã có sẵn danh sách trọng tài viên đủ tiêu chuẩn để lựa chọn, quy tắc tố tụng trọng tài cũng đã có sẵn để sử dụng, trách nhiệm của trọng tài viên được gắn với một tổ chức trọng tài cụ thể, có địa chỉ cụ thể; các cơ quan Nhà nước dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra khi cần thiết. Vì vậy, chúng ta tuy không phản đối việc sử dụng trọng tài ad hoc, nhưng nên ủng hộ mạnh mẽ xu hướng sử dụng trọng tài quy chế.

Nên tiếp tục duy trì quy định cho phép thành lập các trung tâm Trọng tài kinh tế ở các tỉnh, thành phô' trực thuộc Trung ương cũng như cho phép tồn tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Cồng nghiệp Việt Nam. Chúng ta cũng không nên loại trừ việc cho phép thành lập các trung tâm trọng tài chuyên ngành kinh tế, khoa học, công nghệ, khi thực tiễn xã hội có yêu cầu. Điều kiện, thủ tục thành lập các tổ chức trọng tài cần phải được quy định chặt chẽ, nhưng đơn giản, bỏ thủ tục xin phép thành lập mà chỉ nên đăng ký hoạt động theo các tiêu chuẩn, điều kiện chặt chẽ do pháp luật quy định.

Về thủ tục tố tụng trọng tài, các quy định hiện hành trong pháp luật Việt Nam, về cơ bản, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và với thông lệ quốc tế. Vì vậy. các quy định này cần phải được tiếp tục khẳng định trong văn bản pháp luật tương lai về Trọng tài kinh tê của Việt Nam và phải được quy định đầy đủ và cụ thể hơn.

Luật Minh Khuê ( sưu tầm và biên tập)