Mục lục bài viết
- 1. Trợ cấp xã hội hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng theo quy định
- 2. Nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định
- 3. Chế độ mai táng phí cho người khuyết tật mất theo quy định
- 4. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật theo quy định
- 5. Trách nhiệm của cơ sở chăm sóc người khuyết tật theo quy định
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê
Kính chào luật Minh Khuê tôi là Nguyễn Hữu C địa chỉ cư trú tại TP Hồ Chí Minh hiện tại tôi đang tìm hiểu quy định về trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, Nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện như thế nào, nhưng không biết quy định của luật có quy định như thế nào. Kính mong nhận được sự hổ trợ của quý công ty. Xin chân thành cảm ơn.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900 6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Luật sư tư vấn:
1. Trợ cấp xã hội hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng theo quy định
Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
Người khuyết tật nặng.
Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
Điều kiện đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng
Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Có chỗ ở ổn định và không thuộc diện hộ nghèo.
Có sức khỏe để thực hiện chăm sóc người khuyết tật.
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
Có kỹ năng để chăm sóc người khuyết tật.
Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.
2. Nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định
Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.
Nhà nước cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:
Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;
Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;
Mua thẻ bảo hiểm y tế;
Mua thuốc chữa bệnh thông thường;
Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;
Mai táng khi chết;
Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ.
Chính phủ quy định mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng và kinh phí quy định tại khoản 2 Điều này.
Hồ sơ, thủ tục, tiếp nhận người khuyết tật đặc biệt nặng vào nuôi dưỡng chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội:
Hồ sơ tiếp nhận người khuyết tật đặc biệt nặng vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội gồm:
Đơn đề nghị của người khuyết tật hoặc gia đình, người thân, người giám hộ người khuyết tật;
Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Sơ yếu lý lịch của người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
Bản sao Sổ hộ khẩu;
Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
Biên bản của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội;
Quyết định tiếp nhận của thủ trưởng cơ quan quản lý;
Các văn bản, giấy tờ có liên quan khác, nếu có.
Thủ tục tiếp nhận người khuyết tật vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định của Chính phủ về thủ tục tiếp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội.
Thẩm quyền tiếp nhận, đưa người khuyết tật đặc biệt nặng về nuôi dưỡng chăm sóc tại gia đình được quy định như sau:
Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội quyết định đưa người khuyết tật đặc biệt nặng vào cơ sở bảo trợ xã hội;
Người đứng đầu cơ sở bảo trợ xã hội quyết định đưa người khuyết tật đủ điều kiện về sống tại gia đình;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều kiện để đưa người khuyết tật đang nuôi dưỡng và chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội về sống tại gia đình.
3. Chế độ mai táng phí cho người khuyết tật mất theo quy định
Người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết. Chính phủ quy định mức hỗ trợ chi phí mai táng.
Hỗ trợ chi phí mai táng:
Những đối tượng sau đây khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng:
Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
Con của người đơn thân nghèo đang nuôi con quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
Người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này tối thiểu bằng 20 lần mức chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hỗ trợ chi phí mai táng quy định tại nhiều văn bản khác nhau với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng bao gồm:
Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này;
Bản sao giấy chứng tử của đối tượng;
Bản sao quyết định hoặc danh sách thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng:
Cá nhân, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.
4. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật theo quy định
Cơ sở chăm sóc người khuyết tật là cơ sở nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật.
Cơ sở chăm sóc người khuyết tật bao gồm:
Cơ sở bảo trợ xã hội;
Cơ sở dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật;
Trung tâm hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập;
Cơ sở chăm sóc người khuyết tật khác.
Chính phủ quy định điều kiện thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở chăm sóc người khuyết tật.
Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động cho cơ sở chăm sóc người khuyết tật công lập.
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật
Cơ sở chăm sóc người khuyết tật được cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật khi có đủ các điều kiện sau đây:
Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu cơ sở phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc người khuyết tật đáp ứng quy định tại Điều 26 Nghị định này;
Trường hợp cơ sở chăm sóc người khuyết tật có nuôi dưỡng người khuyết tật thì ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này còn phải bảo đảm các điều kiện về môi trường, cơ sở vật chất, tiêu chuẩn chăm sóc, nuôi dưỡng quy định của Chính phủ đối với cơ sở bảo trợ xã hội.
Nhân viên trực tiếp chăm sóc người khuyết tật:
Nhân viên trực tiếp chăm sóc người khuyết tật phải bảo đảm điều kiện sau đây:
Có sức khỏe để thực hiện chăm sóc người khuyết tật.
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
Có kỹ năng để chăm sóc người khuyết tật.
Giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật:
Giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật có nội dung chính sau đây:
Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax;
Họ và tên người đứng đầu cơ sở;
Phạm vi, nội dung dịch vụ cung cấp của cơ sở.
Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, người đứng đầu, phạm vi, nội dung dịch vụ phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép; trường hợp thay đổi hình thức tổ chức, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép.
Khi giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật bị mất, bị hư hỏng thì cơ sở phải đề nghị để được cấp lại giấy phép.
Thẩm quyền cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật đối với các trường hợp sau đây:
Cơ sở thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trụ sở chính của cơ sở chăm sóc người khuyết tật đặt tại địa phương;
Cơ sở do tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập có trụ sở chính đặt tại địa phương;
Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật đối với các cơ sở do các tổ chức, cá nhân trong nước thành lập mà không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này có trụ sở chính của cơ sở chăm sóc người khuyết tật tại địa phương.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật là cơ quan có thẩm quyền cấp lại, điều chỉnh, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật.
Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật bao gồm:
Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật của cơ sở;
Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở;
Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định.
Hồ sơ điều chỉnh, cấp lại giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật bao gồm:
Văn bản đề nghị điều chỉnh, cấp lại giấy phép;
Giấy tờ chứng minh, giấy phép hoạt động chăm sóc người khuyết tật bị mất, bị hư hỏng;
Giấy tờ chứng minh thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, người đứng đầu, phạm vi, nội dung dịch vụ.
5. Trách nhiệm của cơ sở chăm sóc người khuyết tật theo quy định
Tuân thủ điều kiện hoạt động của cơ sở chăm sóc người khuyết tật; thực hiện đầy đủ các quy chuẩn về nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật tương ứng với từng loại cơ sở.
Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê