Công ty được chỉ rõ bằng một tên gọi, bằng tất cả các chữ nếu hình thức của công ty "công ty vô danh" hoặc chỉ bằng các chữ "C.V.", với số vốn củá công ty.
Ngoài ra, nếu công ty không thuộc loại hình cổ điển, mà lại có ban giám đốc thì hình thức của công ty phải được chỉ rõ như sau
"Công ty vô danh do các điều từ 118 đến 150; của luật về các công ty kinh doanh".
Cách đặt tên đúng như sau :Tên công ty bao gồm hai thành tố “Loại hình công ty” và “tên riêng” cấu thành theo thứ tự sau:
Loại hình công ty + Tên riêng.
Trong đó:
* Loại hình doanh nghiệp viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
* Tên riêng doanh nghiệp đặt theo ý muốn của mình, miễn là không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty đang có.
- Tên riêng này nếu là tiếng Việt thì cần phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số/ký hiệu nhưng phải phát âm được.
- Nếu viết bằng tiếng nước ngoài thì phải là tên dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Khi dịch có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
- Tên viết tắt (không bắt buộc): Viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
3 Quy định về vốn của công ty cổ phần
Vốn điều lệ công ty cổ phần là là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
- Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Tại thời điểm ký đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được đăng ký mua.
- Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại thời điểm đăng doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua.
- Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký mua.
- Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
+ Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật Doanh nghiệp 2020
+ Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật Doanh nghiệp 2020
4 Hình thức các cổ phần
Điều lệ có thể quy định bằng một điều khoản cụ thể các cổ phiếu luôn được ghi tên hếu không thì các cổ phiếu có hể tùy theo yêu cầu của các cổ đông được ghi tên, hoặc không ghi tên ít nhất đối với các Cổ phiếu do các công ty có thám giá thị trường chứng khoán phát hành
Tuy nhiên hình thức ghi tên là bắt buộc đối với:.
- Các cổ phiếu bằng tiền cho đến khi đã đóng đủ;
- Các cổ phiếu bảo đảm của các quản trị viên ;
- Tất cả các cổ phiếu có quyền mở phiếu hai lần
- Tất cả các chứng khoán động sản thuộc quyền sở hữụ của một hội đoàn nêu trong luật năm 1901.
Phi vật chất hóa các chứng khoán động sản
Điều 94-11 luật về tài chính cho năm 1982 đã quy định rằng các chứng khoán động sản phát hành trên lãnh thổ nước Pháp và chịu sự chi phối của pháp luật nước Pháp, bât kể hình thức như thế nào phải được ghi vào tài khoản của pháp nhân đã phát hành hoặc của một trung gian được ủy nhiệm.
Các điều kiện áp dụng biện pháp này đã được nói rõ trong luật số 83-1 ngày 3-1-1983 về sự phát triển dầu tư và bảo vệ tiền tiết kiệm và trong các sắc lệnh số 83-359 và số 83-363 ngày 2-5-1983.
Chế độ mới về phi vật chất hóa các chứng khoán động sản tờ phiếu chứng khoán được thay bằng việc ghi vào tài khoản của công ty phát hành (trường hợp các chứng khóan có ghi tên) hoặc của một cơ sở tài chính trung gian (trường hợp các chứng khoán không ghi tên), được áp dụng kể từ ngày 3-11-1984.
Về nguyền tắc; các cổ phần được tự do chuyển nhượng, nhưng điều lệ nào muốn làm cho công ty mang tính chất "nội bộ"(còn gọi là công ty "đóng") thì dó thể quyết định chuyển nhượng cho một người thứ ba và chỉ được thực hiện với sự chấp thuận của công ty
Hình thức tăng vốn trong công ty cổ phần được quy định như sau
Tại điều 123 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ“. Các hình thức chào bán cổ phần bao gồm:
– Chào bán cho các cổ đông hiện hữu;
– Chào bán ra công chúng;
– Chào bán cổ phần riêng lẻ
Ngoài việc phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ công ty còn có thể tăng vốn điều lệ bằng việc trả cổ tức cho cổ đông theo khoản 6 điều 135 Luật doanh nghiệp 2020:
Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu
Bản chất hoạt động này là các cổ đông hiện hữu của công ty cổ phần thực hiện góp thêm vốn và theo quy định pháp luật đây là hoạt động mua cổ phần chào bán của công ty để tăng vốn tương tự như công ty trách nhiệm hữu hạn
Chào bán cổ phần riêng lẻ
Công ty cổ phần không được chào bán trực tiếp cổ phần cho người không phải là cổ đông công ty nếu không thực hiện thủ tục chào chán cổ phần riêng lẻ. Về mặt thủ tục và quy định xem tại thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ. Như vậy trong một số trường hợp có cổ đông mới góp thêm vốn có thể làm theo 2 cách:
– Chào bán cổ phần riêng lẻ cho cổ đông mới
– Chuyển nhượng cổ phần của cổ đông cũ cho cổ đông mới để ghi nhận cổ đông hiện hữu, sau đó chào bán cho cổ đông hiện hữu
Tăng vốn do trả cổ tức trong công ty
Việc trả cổ tức trong công ty chính là việc phân chia lợi nhuận kinh doanh sau khi trừ hết các khoản chi phí và thuế. Các khoản lợi nhuận được chuyển cho các cổ đông và trở thành vốn tái đầu tư ngay lập tức.
Ngoài ra, công ty có thể tăng vốn bằng cách chào bán cổ phần ra công chúng, trường hợp này áp dụng đối với công ty cổ phần đã lên sàn theo luật chứng khoán. Trong loạt bài viết về doanh nghiệp nên chúng tôi không đưa ra quy định về luật chứng khoán
5 Các loại cổ phần ưu đãi
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết
Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần phổ thông có nhiều hơn phiếu biểu quyết so với cổ phần phổ thông khác; số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quyền biểu quyết và thời hạn ưu đãi biểu quyết đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết do tổ chức được Chính phủ ủy quyền nắm giữ được quy định tại Điều lệ công ty. Sau thời hạn ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có quyền sau đây:
a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2020
b) Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2020
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
Chính phủ quy định chi tiết Điều 116 Luật doanh nghiệp 2020
- Cổ phần ưu đãi cổ tức
Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có quyền sau đây:
a) Nhận cổ tức theo quy định tại khoản 1 Điều 117 Luật doanh nghiệp 2020
b) Nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản;
c) Quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 117 Luật doanh nghiệp 2020
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 148 của Luật doanh nghiệp 2020
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại
Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty.
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 118 Luật doanh nghiệp 2020
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 của Luật doanh nghiệp 2020.
Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.
Công Ty Luật Minh Khuê xin cảm ơn!!