Mục lục bài viết
Trong quá trình thi hành án dân sự, đôi khi vẫn gặp những trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức có những hành vi can thiệp, cản trở, gây trở ngại cho hoạt động thi hành án dân sự, làm trái pháp luật trong thi hành án...
1. Khái niệm vi phạm về thi hành án dân sự
Các hành vi này được gọi là vi phạm trong thi hành án dân sự và bị xử lí.
- Không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, không chính xác tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án khi người có thẩm quyền thi hành án yêu cầu;
- Có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ trong thi hành án dân sự;
- Chống đối, cản trở hoặc xúi giục người khác chống đối, cản trở hoạt động thi hành án dân sự;
- Gây rối trật tự noi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động thi hành án dân sự mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;
- Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;
- Cung cấp chứng cứ sai sự thật cho cơ quan thi hành án dân sự;
- Làm hư hỏng tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;
- Phá huỷ niêm phong tài sản đã kê biên;
- Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc trừ vào thu nhập;
- Không chấp hành quyết định của người cỏ thẩm quyền thi hành án về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án;
- Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi
- Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền, tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;
- Tiết lộ thông tin để người phải thi hành án chuyển, rút tiền khỏi tài khoản làm ảnh hưởng đến quá trình thi hành án;
- Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc khấu trừ tài khoản, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án;
- Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; về việc thu tiền của người phải thi hành án đang giữ;
- Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc kê biên, sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án;
- Không thực hiện quyết định của người có thẩm quyền về việc phong toả tài khoản, tài sản của người phải thi hành án.
Theo Điều 65 Nghị định của Chính phủ số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì các hành vi vi phạm quy định về thừa phát lại trong thi hành án dân sự bao gồm:
- Thông báo không đúng về thời hạn, hình thức của quyết định, giấy tờ, văn bản về thi hành án dân sự cho đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định;
- Thu tiền thi hành án nhưng nộp vào quỹ không đúng quy định;
- Thanh toán tiền thi hành án không đúng đối tượng; không đúng thời hạn theo quy định;
- Xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của thừa phát lại; cháu ruột mà thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì;
- Thu tiền thi hành án nhưng chưa nộp vào quỹ đúng quy định hoặc sử dụng tiền thi hành án không đúng quy định.
2. Hình thức xử lí vi phạm về thi hành án dân sự
Xử lí vi phạm về thi hành án dân sự là một loại hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước được áp dụng đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Việc xử lí vi phạm về thi hành án dân sự không chỉ nhằm trừng phạt người có hành vi vi phạm về thi hành án dân sự mà còn giáo dục họ có ý thức tuân thủ pháp luật và các quy tắc của đời sống cộng đồng, đồng thời nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa các vi phạm pháp luật có thể xảy ra.
Việc xử lí vi phạm về thi hành án dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Mọi hành vi vi phạm về thi hành án dân sự phải được phát dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật; vi phạm quy chế đạo đức của chấp hành viên.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng trong trường hợp người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án hoặc ép buộc chấp hành viên thi hành án trái pháp luật; phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại vật chứng, tài sản tạm giữ, tài sản bị kê biên; thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc ra quyết định về thi hành án trái pháp luật; chấp hành viên không thi hành đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án trái pháp luật; vi phạm quy chế đạo đức của chấp hành viên ở mức nghiêm trọng. Người có hành vi vi phạm về thi hành án dân sự có thể bị khởi tố về hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo quy định tại chương XXIV Bộ luật hình sự năm 2015 như: Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 371), Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật (Điều 372), Tội không thi hành án (Điều 379), Tội cản trở việc thi hành án (Điều 381), Tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản, phong toả tài khoản (Điều 385).
3. Thẩm quyền xử lí vi phạm về thi hành án dân sự
Để việc xử lí vi phạm về thi hành án dân sự được nhanh chổng, nghiêm minh và chính xác, pháp luật quy định thẩm quyền xử lí vi phạm về thi hành án dân sự. Theo quy định tại Điều 163 Luật thi hành án dân sự, Điều 49 Luật xử lí vi phạm hành chính năm 2012, Điều 85 Nghị định của Chính phủ số 82/2020/NĐ-CP ngày dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kĩ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của vãn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
- Đối với những hành vi vi phạm trong thi hành án dân sự phức tạp, người có thẩm quyền không thể xác định được chính xác đó là loại vi phạm nào, tính chất, mức độ cùa vi phạm nên không thể ra quyết định xử phạt ngay hay người phát hiện vi phạm không đủ thẩm quyền để ra quyết định xử lí thì áp dụng thủ tục lập biên bản để xử lí. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục. Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
- Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật dân sự, luật thi hành án dân sự hoạt động. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến. Đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê