Luật sư tư vấn:

Quy định về quản lý hoạt động đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định và phân cấp trách nhiệm phê duyệt trong lựa chọn nhà đầu tư:

 

1. Trách nhiệm thẩm định các nội dung trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư ?

Tổ chức thẩm định các nội dung trong đấu thầu theo quy định tại các Điều 75, 76 và 79 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP:

a)     Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp các nội dung này do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

b)      Bộ phận có chức năng về ké hoạch, tài chính của cơ quan chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp các nội dung này do người đứng đầu cơ quan chuyên môn phê duyệt theo ủy quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

c)      Bộ phận có chức năng về kế hoạch, tài chính của ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, kết quả lựa chọn trong trường hợp các nội dung này do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt theo ủy quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 

2. Quy định việc thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu ?

Thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:

dị Thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển:

1.    Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:

-     Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển của bên mời thầu;

-     Dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển;

-     Bản chụp các tài liệu là căn cứ pháp lý để sơ tuyển;

-     Tài liệu khác có liên quan.

2.     Nội dung thẩm định bao gồm:

-     Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời sơ tuyển;

-     Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ mời sơ tuyển so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án; sự phù hợp so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;

-     Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời sơ tuyển;

-     Các nội dung liên quan khác.

3.     Báo cáo thẩm định bao gồm:

-     Khái quát nội dung của dự án, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời sơ tuyển;

-     Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển;

-     Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời sơ tuyển không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển;

-     Các ý kiến khác (nếu có).

4.    Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định cần tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết.

a)     Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:

1.    Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:

-     Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu;

-     Dự thảo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

-     Bản chụp các tài liệu: Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư; văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển (nếu có);

-     Tài liệu khác có liên quan.

2.     Nội dung thẩm định bao gồm:

-     Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

-     Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án; sự phù hợp so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;

-    Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

-     Các nội dung liên quan khác.

3.     Báo cáo thẩm định bao gồm:

-     Khái quát nội dung của dự án, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cẩu;

-     Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

-     Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

-     Các ý kiến khác (nếu có).

4.     Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định cần tổ chức họp giữa các bên để giải

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực đấu thầu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay: Luật sư tư vấn pháp luật đấu thầu trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.

Luật Minh Khuê (tổng hợp)