NỘI DUNG TƯ VẤN​

1. Giai đoạn 1: Quyết định sơ bộ của Ủy ban thương mại quốc tế:

1.1 Tiếp nhận đơn kiện:

Ngay khi ngành công nghiệp Mỹ đệ đơn chống phá giá, Ủy ban thương mại Quốc tế bắt đầu một cuộc nghiên cứu xem liệu có "dấu hiệu hợp lý" tồn tại việc ngành công nghiệp Mỹ sản xuất một mặt hàng "giống" với sản phẩm nhập khẩu, chịu "tổn thất vật chất" hay có "nguy cơ tổn thất vật chất" do hàng nhập khẩu gây ra hay không. Nếu các thành viên Ủy ban Thương mại Quốc tế ra quyết định là không có dấu hiệu hợp lý nào chứng tỏ rằng nhập khẩu đang gây tổn thất cho ngành công nghiệp Mỹ, thì cuộc nghiên cứu chấm dứt. Nếu Ủy ban Thương mại Quốc tế phán quyết là có dấu hiệu hợp lý về tổn thất vật chất, thì vấn đề này được chuyển sang Bộ Thương mại xem xét.

1.2 Các quyết định:

Ủy ban Thương mại Quốc tế gửi các câu hỏi điều tra tới các hãng sản xuất và nhập khẩu Mỹ để thu thập số liệu làm cơ sở cho việc phân tích. Họ cũng yêu cầu các hãng xuất khẩu nước ngoài cung cấp các số liệu về việc sản xuất, năng suất và việc xuất khẩu các sản phẩm mà họ đang điều tra. Một cuộc góp ý không chính thức trước các thành viên của ủy ban Thương mại Quốc tế (gọi là một "cuộc hội nghị") được tổ chức, tại đó người đệ đơn lập luận để các thành viên ủy ban Thương mại Quốc tế biểu quyết đồng ý là có dấu hiệu hợp lý tồn tại việc nhập khẩu đã gây tổn thất cho nên công nghiệp Mỹ. Nếu những người trả lời lập luận các hãng sản xuất Mỹ không bị tổn thất thì Ủy ban Thương mại Quốc tế sẽ xem xét tác động của việc nhập khẩu ảnh hưởng lâu dài đối với ngành công nghiệp Mỹ từ tất cả mọi nguồn tích gộp lại thì nó có cao hơn từng nước được quy định không (trừ khi một nước chỉ xuất một lượng nhỏ hàng hóa được điều tra tới thị trường Mỹ).

Ủy ban Thương mại Quốc tế chỉ có 45 ngày kể từ ngày đệ đơn để đưa ra quyết định về tổn thất (Bộ Thương mại cần có 20 trong Số 45 ngày đó để quyết định có cần khởi xướng một cuộc điều tra hay không).

2. Giai đoạn 2: Điều tra của Bộ thương mại:

Bộ Thương mại tính lệ phá giá trên cơ sở từng công ty một. Thường thì Bộ này xem xét các hãng xuất khẩu lớn nhất chiếm ít nhất 60% khối lượng xuất khẩu của một mặt hàng tới Mỹ được điều tra. Hàng nhập khẩu từ các công ty đặc biệt không được Bộ Thương mại tra cứu sẽ chịu mức trung bình của thuế phá giá, so với các công ty đang bị tra cứu.

Ngay sau khi Ủy ban Thương mại Quốc tế thông báo phát hiện tổn thất sơ bộ, Bộ Thương mại gửi các câu hỏi điều tra tới từng hãng sản xuất và các hãng xuất khẩu mà Bộ đang tra cứu. Các câu hỏi yêu cầu những thông tin về hàng hóa bán trên thị trường trong nước và hàng xuất khẩu tới Mỹ trong thời gian 6 tháng bắt đầu từ tháng mà đơn được trình lên. Bản điều tra tiêu chuẩn phải dài từ 50 đến 100 trang và chứa đựng thông tin bằng tiếng Anh, về bên xuất khẩu và hoạt động của nó. Bản câu hỏi này đánh trên khổ giấy máy vi tính, đòi hỏi có những thông tin cụ thể về từng lần bán của sản phẩm được điều tra trên thị trường trong nước và xuất khẩu tới Mỹ trong thời gian sáu tháng qua. Các công ty, nói chung, có 45 ngày để trả lời câu hỏi điều tra, cho dù Bộ Thương mại có thể gia hạn thêm hai tũàn nữa.

Bộ Thương mại thường yêu cầu các thông tin bổ sung trong suốt cuộc điều tra. Các câu trả lời được giữ bí mật, nhưng những bản tóm tắt không cằn giữ bí mật phải đưa vào hồ sơ nhà nước. Tuy nhiên, luật này yêu cầu những người trả lời câu hỏi đồng ý cho biết số liệu bí mật cho luật sư của người đệ đơn theo quy định về bẳo hộ hành chính.

Bộ Thương mại so sánh "giá ở Mỹ" đã được điều chỉnh của một mặt hạng được nghiên cứu với "trị giá hợp lý" của nó để xem hàng nhập khẩu được bán phá giá không. Phá giá xảy ra khi "giá bán ở Mỹ" đã được điều chỉnh thấp hơn gỉá trị hợp lý của mặt hàng.

"Giá ở Mỹ" là giá xuất xưởng, về lý thuyết thì mức đó hàng hóa được điều tra đã bán ở thị trường Mỹ. Giá Mỹ có thể được xác định theo một trong hai cách sạu : "giá mua" hoặc "giá bán của bên xuất khẩu". Giá mua là giát ở mức đó bên nhập khẩu mua hoặc đồng ý mua hàng từ một bên xuất không liên quan gì trước khi hàng được nhập khẩu vàó Mỹ. Nếu như bên bán nước ngoài và bẽn nhập khẩu Mỹ là những bên cỏ liên quan, Bộ Thương mại sử dụng giá bán của bên xuất khẩu thay chõ giá ở Mỹ. Giá bán của bên xuất khẩu là giầ giao dịch mà với giá đó, hàng hóa được đem bán hoặc đồng'ý bán tại Mỹ cho bên thứ nhất không có liên quan gì.

"Giá trị hợp lý" cũng được hiểu là "giá trị trên thì trường nước ngoài", thông thường dựa vào giá trọn gói tại xưởng, tính trên thị trường trong nước của bên xuất khẩu. Giá tại thị trường trong nước là giá mà ở mức đó hãng sản xuất hước ngoài bán hàng hóa đã được điều tra cho những hãng mua không có liên quan tại nước họ. Tuy nhiên, Bộ Thương mại không tính đến việc bán hàng ở tại thị trường trong nựớc khi người ta không bán hàng hóa tương tự như hàng xuất khẩu sang Mỹ ở thị trường trong nước, hoặc khi khối lượng hàng hóa đó bán trong nước rất ít ỏi. Thay vằo đó, Bô Thương mại tính toán giá trị trên thị trường nước ngoài càn cứ vào giá bán hàng trọn gói xuất xưởng cho các bên không có liên quan các nước thứ ba.

Nếu như hàng bán tại thị trường trong nước và ở nước thứ ba đều không thích hợp, thì Bộ Thương mại dùng giá trị "rút gọn" để so sánh với giá ở Mỹ. Giá trị rút gọn bao gồm giá nguyên liệu, lao động, chi phí gián tiếp (hành chính) cho chế tạo sản phẩm, cộng với chi phí chung ít nhất là 10% giá thành sản xuất, lợi nhuận ít nhất 8% và chi phí đóng hàng để vận chuyển tới Mỹ.

Sau khi quyết định áp dụng giá ở Mỹ hay giá ở nưởc ngoài, Bộ Thương mại điều chỉnh mỗi hàng hóa bán để tính giá xuất xưởng theo lý thuyết. Giá trị bán giảm do tất cả các chi phí vận chuyển (như cước phí vận chuyển đường bộ, cước phí vận chuyển đường biển, bảo hiểm, chênh lệch ve đóng gói, thuế nhập khẩu và phí nhập khẩu), bối cảnh bán hàng như quảng cáo, phí bảo đảm chênh lệch trong kỳ hạn tín dụng, tiền hoa hồng, giúp đỡ chuyên môn và chi phí lưu kho sau khi bán, những chênh lệch về Số lượng trong những điều kiên nhất định và khác biệt về đặc thù vật chất của hàng hóa bán tại hai thị trường. Luật Mỹ cũng quy định Bộ Thương mại có thể điều chỉnh giá thị trường ngoai nước cho các mức độ buôn bán khác nhau, nhưng Bộ Thương mại, nhìn chung, không được đưa ra những điều chỉnh như vậy.

Hai loại giá đã điều chỉnh được đem ra so sánh trong thời gian sáu tháng điều tra. Bộ Thương mại xác định các công ty nước ngoài đang phá giá, nếu như hàng bán ở Mỹ (như được định nghĩa ở trên) với giá thấp hơn giá trị trung bình trên thị trường nước ngoài (cũng được định nghĩa như ồ trên).

Những công ty đệ đơn thường xuyên khẳng định các công ty cung cấp của nước ngoài định giá hàng hóa tại thị trường trong nước họ (hay ở các nước thứ ba) thấp hơn chi phí cho sản xuất, và Bộ Thương mại khồng nên sử dụng hàng hóa này để định giá trị hợp lý trên thị trường nước ngoài. Do đó, hàng bán thấp hơn giá thị trường .có thể sử dụng nếu sản phẩm xuất khẩu tại thị trường Mỹ cao hơn giá xuất xưởng của sản phẩm tại thị trường trong nước và nựớc thứ ba, trong trường hợp giá của hai sản phẩm nói trên thấp hơn chi phí sản xuất của công ty.

Những người đệ đơn có thể trình "các giải trình về chi phí" khi họ được Bô trưởng Bô Thương mại gọi đến, bất kể khi nào Bộ này đưa ra những quyết định sơ bố. Thường thì, luật sư của những người đệ đơn chờ đợi để nhận được số liệu hàng bán kia của những người trả lời và đưa ra biện lý rằng hàng bán ở thị trường trong nước và ở nước thứ ba thấp hơn chi phí cho sản xuất. Để xác định cho những biện lý về giá cả sẳh xuất, Bộ Thương mại yêu cầu các bên xuất khẩu thông tin về chi phí sản xuất của mỗi sản phẩm được điều tra và chi phí cho mỗi hàng hóa bán, thường thì trong thời hạn một năm.

Bộ Thương mại có những thủ tục đặc biệt cho việc xém xét hàng chu chuyển từ các nước có mức lạm phát kinh tế cao, hoặc từ các nước còn kiểm soát nền kinh tế, cũng như hàng hóa do các tổ chức đa quốc gia bán.

Bộ thương mại phân tích tất cả các câu trả lời bản điều tra của bên cung cấp nước ngoài và lấy thêm số liệu từ những người trả lời. Sau khi các hãng nước ngoài đáp úng đươc những yêu (ầu về số liệu của Bộ Thương mại, Bộ Thương mại tiến hành thẩm tra tại chỗ từng công ty để xác thực độ chính xác của các số liệu được đưa ra. Nếu bên xuất khẩu không trả lời bản điều tra, trả lời muôn, cung cấp các thông tin không đầy đủ, không đáng tin cậy, hoặc không thể, không muốn cung cấp tư liệu trả lời cho thẩm tra. Khi đó, chuyên gia phân tích của Bộ Thương mại được quỳền thị sát thực tế hoạt đông của các bên xuất khẩu, các nhà máy và xem xét cắc hồ sơ tính toán tài chính.

Luật Mỹ cho phép Bộ Thương mại có thể sử dụng thông tin từ các nguồn tin khác, kể cả những người đệ đơn để tính toán lệ phá giá cuối cùng. Thông tin thay thế này hầu như thường không có lợi cho bên xuất khẩu và gây ra lệ phá giá cao hơn nhiều so với lệ phá giá vào những số liệu lấy từ các câu trả lời bản câu hỏi điều tra.

Bộ Thương mại có thể thông báo lệ phá giá trước hoặc sau khi thẩm tra, nhưng không thể chậm hơn 160 ngày kể từ khi đơn xin phá giá được đệ trình. Bộ Thương mại có thể gia hạn quyết định sơ bộ từ 210 ngày trở lên, kể từ ngày đơn được đệ trình, trong trường hợp đặc biệt phức tạp, hoặc khi người đệ đơn xin gia hạn thêm.

Nếu như quyết định sơ bộ là chắc chắn, thì Bộ Thương mại sẽ ra lênh cho hải quan đình chỉ thanh toán hàng nhập khẩu (có nghĩa là không đưa ra một quyết định Cuối cùhg nào cỏ liên quan tới nghĩa vụ thuế). Các bên nhập khẩu eó thể chịu trách nhiệm về mức thuế phá giá đánh vào hàng nhập khẩu trong tương lai, sau khi đã điều tra. Các bên nhập khẩu phải gửi tiền đặt cọc, bằng tiền mặt hoặc cam kết với Hải quan về số tiền lệ phá giá trong quy định. Hê thống này không khuyến khích được việc nhập khẩu, vì các bên nhập khẩu không hề biết được nghĩa vụ thuế cuối cùng của họ là gì.

Bộ Thương mại có thể ra lệnh đình chỉ việc thanh toán có hiệu lực trước 90 ngày, trước khi ra thông báo về quyết định sơ bộ (được hiểu là "kết quả các trường hợp nguy kịch"), để tránh việc các bên nhập khẩu đổ xô vào mua hàng hóa, trước khi có quyết định sơ bộ. Hải quan sẽ không đình chỉ việc thanh toán và các bên nhập khẩu không bị yêu cầu phải gửi bản cam kết hay tiền đặt cọc, khi quyết định sơ bộ của Bộ Thương mại còn "tiêu cực" (có nghĩa là không có hàng hóa bán thấp hơn giá ngoài chợ). Tuy nhiên, Bộ Thương mại tiếp tục đíều tra và đưa ra quyết định cuối cùng.

Sau thông báo kết quả sơ bộ của Bộ Thương mại, những người giải quyết (trường hợp này thuộc về Bộ Thương mại) gặp riêng người đệ đơn và người trả lời để giải thích những cách tính của họ. Sau đó, công việc thẩm tra được tiến hành, nếu như nó không xảy ra trước khi có quyết định sơ bộ, bên này hoặc bẽn kia có thể yêu cầu một cuộc chất vấn công khai để tranh luận về tất cả, hay một phần của quyết định sơ bộ và nộp văn bản tóm tắt (lý lẽ). Phía Mỹ đệ trình đơn và những người trả lời phải đưa ra các tài liệu thuyết phục như những câu trả lời rõ ràng.

Bộ Thương mại cân nhắc tất cả các lời bình luận và những tài liệu phát hiện trong khi thẩm định và đưa ra quyết định cuối cùng trong 75 ngày sau khi cộ quyết định sơ bộ. Thời hạn này có thể được gia hạn tới 135 ngày. Lệ phá giá cuối cùng có thể cao hơn hoặc thấp hơn lệ phá giá sơ bộ. Nếu lệ phá giá cuối cùng của Bộ Thương mại thấp hơn 0,5%, việc tiến hành bị đình chỉ, hay nói cách khác trường hợp này được chuyển sang giai đoạn 3 là giai đoạn cuối cùng.

3. Giai đoạn 3: Điều tra cuối cùng của Ủy ban thương mại quốc tế:

Trong khi Bộ Thương mại điều tra xem có phải các công ty nước ngoài phá giá không, phát hành bản danh mục câu hỏi điều tra khác cho các nhà sản xuất trong nước và ở nước ngoài, cũng nhừ các hãng nhập khẩu, và cập nhật số liệu rút ra từ những câu trả lời bản câu hỏi điều tra của Ủy ban thương mại Quốc tế trước đó, Trung tâm thương mại Quốc tế tổ chức một cuộc họp góp ý kiến. Trong cuộc họp này, bản báo cáo của các ủy viền, bao gồm các kết quả sơ bộ có liên quan tới ngành công nghiệp Mỹ được đưa vào hồ sơ Nhà nước, và các bên đưa ra những thảo luận riêng, và văn bản thảo luận xét xem hàng nhập khẩu có giá thấp hơn, gây tổn thất cho ngành công nghiệp Mỹ hay không. Các bên có liên quan đệ trình hồ sơ tóm tắt và các nhân chứng là các chuyên gia kinh tế công nghiệp sẽ kiểm tra tại phiên tòa.

Ủy ban Thương mại Quốc tế đưa ra quyết định cuối cùng xem nền công nghiệp Mỹ có bị tổn thương hay không, trong khoảng thời gian từ 45 ngày đến 75 ngày, sau khi đưa ra quyết định phá giá chắc chắn cuối cùng của Bộ thương mại. Nếu như quyết định cuối cùng của Ủy ban Thương mại Quốc tế là phủ quyết (có nghĩa là không gây thiệt hại gì), thì cuộc điều tra chấm dứt. Nhưng nếu như quyết định cuối cùng của ủy ban Thương mại Quốc tế là khẳng định, thì trong vòng 7 ngày, Bộ thương mại phải công bố thuế chống phá giá, chỉ thị Hải quan thu thuế theo lề chống phá giá. Thuế này thông thường áp dụng cho hàng nhập khẩu có kỳ hạn của một loại hàng từ nước nhập khẩu, cho dù nhà sản xuất hay xuất khẩu có thể không tính đến, nhưng Bộ Thương mại nhận thấy họ đã bán hàng thấp hơn giá bán ngoài thị trường trong thời gian tương ứng.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê