Vì vậy, người có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được xác định là người có quyền yêu cầu toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Căn cử vào quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì những người có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm có:

- Các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự;

- Các cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Người có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có quyền yêu cầu toà án ra quyết định áp dụng pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình toà án đang giải quyết vụ án dân sự. Ngoài ra, trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì họ có quyền nộp đơn yêu cầu toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời? đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện.

Về nguyên tắc, toà án chỉ được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có đơn yêu cầu của các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tuy vậy, trong một số trường hợp do yêu cầu của việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, toà án cũng có quyền tự mình quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, bao gồm: giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức ttông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ BTTH do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tể, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, frợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.

Quy định về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tuy giải quyết được nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo đảm được việc giải quyết vụ án và thi hành án nhưng trong một số trường hợp có thể dẫn đến việc gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc người thứ ba. Đo vậy, pháp luật đã quy định buộc người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Theo Điều 136 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp cho toà án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá (gọi chung là tài sản) khi yêu cầu toà án cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Việc buộc người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện biện pháp bảo đảm có ý nghĩa:

- Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng và người thứ ba;

- Tránh được việc lạm dụng yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Trên thực tế, mỗi vụ việc dân sự xảy ra đều có những đặc điểm riêng cho nên việc giải quyết vụ việc dân sự, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cũng có những yêu cầu riêng. Do vậy, không phải trong mọi trường hợp cũng cần thiết phải thực hiện biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo Điều 136 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, việc thực hiện biện pháp bảo đảm chỉ thực hiện đối với những trường hợp mà việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể xâm phạm nghiêm ttọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng hoặc người thứ

Căn cứ vào quy định của Điều luật này thì người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm trong trường hợp yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau:

- Kê biên tài sản đang ttanh chấp;

- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp;

- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;

- Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở noi gửi giữ;

- Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ;

- Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu;

- Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giấí quyết vụ án.

Ngoài ra, đối với người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các vụ án về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 208 Luật sở hữu trí tuệ phải nộp khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hoá cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc tối thiểu bằng hai mươi triệu đồng nếu không xác định được giá trị hàng hoá đó; chứng từ bảo lãnh ngân hàng hoặ tổ chức tín dụng.

Để có thể khắc phục được thiệt hại do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây ra, Điều 136 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định tài sản để thực hiện biện pháp bảo đảm phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ngoài ra, trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra mà yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.

Tài sản để thực hiện biện pháp bảo đảm được gửi vào tài khoản phong toả tại ngân hàng nơi có trụ sở của toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn do toà án ấn định. Trong trường họp thực hiện biện pháp bảo đảm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ thì số tài sản thực hiện biện pháp bảo đảm được gửi giữ tại toà án và sau đó toà án phải gửi ngay tài sản đó vào ngân hàng vàọ ngày làm việc tiếp theo.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự về biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê